Chia sẻ về mô hình kinh doanh làm việc mới
Gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 1998 – thời điểm châu Á bị khủng hoảng kinh tế, thế nhưng Regus (Nhà cung cấp không gian làm việc linh hoạt) không những không bị ảnh hưởng mà còn phát triển rất thành công. Vậy Regus đã làm như thế nào để có được những thành công đó, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Lars Wittig – Giám đốc khu vực Regus phụ trách các thị trường Việt Nam, Philippin, Campuchia và Myanmar về vấn đề này.
PV: Lý do nào khiến Regus đặt trung tâm ở Việt Nam trong khi Khu vực châu Á đang có khủng hoảng về kinh tế thưa ông?
Ông Lars Wittig: Chúng tôi mở trung tâm đầu tiên của Regus tại Việt Nam từ năm 1998. Đây là thời điểm khủng hoảng tài chính châu Á và rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài rời hoặc ngừng đầu tư tại thị trường này.
Ông Lars Wittig
Với Regus thì hoàn toàn ngược lại, vì chúng tôi nhìn thấy Việt Nam có triển vọng và quyết định đầu tư trung tâm đầu tiên ở Hà Nội và chúng tôi đã thành công.
Chúng tôi đã giúp đỡ rất nhiều doanh nghiệp (DN) nước ngoài đầu tư vào Việt Nam bằng cách cung cấp cho họ văn phòng có thể làm việc ngay. Và ngay cả với các DNViệt Nam, Regus cũng đã giúp họ có môi trường, không gian làm việc chuyên nghiệp, cơ hội giao lưu với nhiều DN hàng đầu khác,nhờ đó mở rộng cơ hội kinh doanh của chính họ.
Đương nhiên một quốc gia có dân số trẻ, có tinh thần sáng tạo, đổi mới, tiếp cận công nghệ... tài nguyên văn hóa giàu có như Việt Nam luôn là một thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Mặt khác, chúng tôi nhìn thấy các thành phố lớn ở Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Theo báo cáo gần đây thì Hà Nội là một trong những thành phố có tốc độ phát triển GDP nhanh nhất từ năm 2008 đến nay. Ngoài ra, Việt Nam là một trong những nền kinh tế ở khu vực Đông Nam Á có tốc độ phát triển nhanh nhất.
Một trong những lợi thế nữa của Việt Nam là các hiệp định kinh tế song phương với các thị trường lớn trên thế giới. Ví dụ, Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại với EU, trong khi Phillipines lại chưa thực hiện việc này.
Thực tế là Việt Nam hiện thu hút gấp hai lần số vốn FDI từ EU so với Philippin. Ngoài ra, rất nhiều DN nước ngoài chọn Việt Nam thay vì Trung Quốc để đặt cơ sở sản xuất và kinh doanh.
Ông có thể chia sẻ mô hình linh hoạt sẽ mang lại những lợi ích gì cho các DN Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đứng trước rất nhiều thách thức như hiện nay?
Có rất nhiều lợi ích từ giải pháp làm việc một cách linh hoạt, chúng tôi gọi đây là cuộc cách mạng về không gian làm việc. Bản thân các nhân viên công ty luôn mong muốn được làm việc bất cứ nơi đâu, bất kỳ khi nào họ muốn. Người sử dụng lao động rất muốn thu hút người tài năng đến với DN mình nên họ cũng cần phải thỏa mãn nhu cầu của người lao động.
Về mặt quản lý nhân sự, giải pháp không gian linh hoạt làm cho nhân viên làm việc một cách năng suất hơn, và cống hiến tốt hơn cho công ty.Ngoài ra, đây cũng là giải pháp tốt hơn về dòng tiền, tài chính cho công ty.
Theo thống kê của chúng tôi, 55% thời gian các bàn làm việc tại các văn phòng truyền thống là trống. Vậy, tại sao chúng ta không cắt giảm 55% thời gian trống không sử dụng diện tích để chuyển sang mô hình linh hoạt hơn, với đầy đủ trang thiết bị và điều kiện tốt hơn nhiều.
Điều này cho phép DN có thể thu gọn hoặc mở rộng bất kỳ lúc nào mà không bị bó buộc bởi hợp đồng dài hạn. Mặt khác, khách hàng không phải bỏ tiền đầu tư ban đầu mà có thể sử dụng ngay.
Theo ông, mô hình văn phòng làm việc sẽ thay đổi như thế nào trong 10 năm tới?
Tôi nghĩ các nhà phát triển bất động sản truyền thống sẽ gặp khó khăn trong việc thuyết phục khách hàng ký hợp đồng thuê văn phòng dài hạn. Rõ ràng là thế giới đang thay đổi rất nhanh, nên việc ký hợp đồng dài hạn sẽ trở thành gánh nặng với khách hàng khi họ chưa biết rõ nhu cầu của DN mình trong tương lai (vì không thể dự đoán một cách chính xác tình hình kinh doanh của DN trong 3-5 năm tới).
Và nhóm thứ hai là các DN nhận ra rằng, họ cần cung cấp sự linh hoạt cho nhân viên và phải chọn hướng sao cho đến cuối cùng nhân viên của họ thấy hài lòng.
Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy sự thay đổi ở phân khúc này, thay vì chúng ta đo lường bằng diện tích sử dụng(tổng số mét vuông) thì sẽ chuyển sang đo lường bằngnhững giá trịgia tăng cho không gian làm việc đó.
Ngày hôm nay, mọi thứ thay đổi rất nhanh, để đối mặt với sự thay đổi đó, DN càng linh hoạt về không gian làm việc hơn thì đáp ứng cho mô hình kinh doanh làm việc tốt hơn bấy nhiêu.
Giống như trong thuyết tiến hóa của Đác Uyn, không phải giống loài nào mạnh nhất, thông minh nhất có thể tồn tại được mà là giống loài nào có thể khả năng thích nghi cao nhất thì giống loài đó sẽ tồn tại.
Chúng ta đều biết các DN vừa và nhỏ khi thành lập, không phải lúc nào người ta cũng sẵn sàng, dành nhiều nguồn vốn đầu tư cho văn phòng và việc thay đổi đó đang xảy ra cả với những DN rất lớn.
Nếu chúng ta nhìn vào top 500 DN lớn nhất thế giới, ngày xưa vòng đời tăng trưởng là khoảng 70 năm, có nghĩa là họ cần 70 năm để phát triển từ DN nhỏ đến DN lớn.Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều DN, như Facebook chẳng hạn, đã trở thành DN lớn chỉ trong vòng 10 năm.
Ông có thể chia sẻ những lợi ích của khách hàng khi đến với Regus so với các mô hình văn phòng truyền thống?
Văn phòng truyền thống thường hoàn hảo khi bạn đặt bút ký hợp đồng thuê nhưng sau đó, bạn sẽ nhận ra rằng diện tích thường quá bé hoặc quá lớn so với nhu cầu luôn luôn thay đổi của DN bạn.
Ngoài ra, bạn cần phải ký hợp đồng dài hạn (thường là 3-5 năm), trong khi với các văn phòng linh hoạt như Regus, bạn có thể ký hợp đồng bất cứ lúc nào với thời gian 1 ngày đến 1 năm, hoặc có thể thu nhỏ hay mở rộng không gian làm việcbất kỳ lúc nào.
Như vậy,bạn chỉ cần tập trung vào công việc chính chứ không phảilo giải quyết các công việc hậu cần như mua sắm trang thiết bị bàn ghế, hoặc làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ điện, nước, internet, bảo trì ...
Quan trọng nhất, bạn muốn có sự kết nối về công nghệ thông tin cũng như kết nối với các khách hàng khác của Regus. Với Regus, bạn sẽ có nhiều cơ hội làm quen và kết nối với các khách hàng, nhà cung cấp, đối tác chiến lược mới…
Việt Nam nằm thứ 88 trong các nước dễ dàng bắt đầu khởi nghiệp. Chúng ta đều tìm lối tắt để phát triển nhanh nhất và Regus mang đến lối tắt cho các DN đi tắt đón đầu phát triển ở Việt Nam.
Hơn nữa, khi là khách hàng của Regus bạn sẽ được cấp thẻ của Regus và có thể vào một trong 3,000 trung tâm của Regus trên thế giới để làm việc mà không mất thêm bất cứ chi phí nào.
Một điều đặc biệt nữa là công nghệ của Regus với tất cả khách hành có thể tìm một văn phòng gần nhất mà họ muốn, tất cả chỉ trong điện thoại mà người khác không có.
Hay ví dụ bạn đến bất kỳ một tòa nhà nào khi vào wifi đều phải xin mật khẩu. Thì với Regus, chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất và bạn có thể đi 3.000 trung tâm trên thế giới, nó tự động nhận diện bạn và không phải nhập lại mật khẩu wifi.
Ông có nhận xét gì về thị trường cho thuê văn phòng tại Việt Nam?
Tôi nghĩ rằng thị trường cho thuê văn phòng, cũng như bất kỳ thị trường khác, đều hoạt động trên quy luật cung cầu. Nghĩa là, nếu các nhà phát triển bất động sản nhìn thấy nhu cầu từ thị trường, thì họ sẽ đầu tư để cung cấp các sản phẩm phù hợp.
Về mặt kinh tế, tôi thấy Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng và dư địa tăng trưởng. Bản thân đội ngũ lao động Việt Nam cũng đã có rất nhiều tiến bộ về mặt chuyên môn cũng như ngoại ngữ, nhờ đó có thể mang đến nhiều giá trị gia tăng hơn cho DN. Chính vì vậy, phân khúc văn phòng cho thuê sẽ tiếp tục có mức tăng trưởng ấn tượng do có nhu cầu tốt.
Tôi cũng thấy một xu hướng thú vị, đó là các nhà phát triển bất động sản cũng đã nhận thấy sự cần thiết phải dành ra một diện tích nhất định cho không gian làm việc linh hoạt khi thiết kế một cao ốc văn phòng mới.
Có rất nhiều nhà phát triển bất động sản đã chủ động tiếp cận Regus, vì họ nhận thấy rằng Regus có thể mang tới nhiều khách hàng, cũng như làm công tác tiếp thị thay họ. Vì rõ ràng, khi chúng tôi tiếp thị một trung tâm của Regus đặt tại một tòa cao ốc nào đó, thì chúng tôi sẽ tiếp thị hai tiêu chí quan trọng nhất là tòa nhà và địa điểm và rõ ràng chủ đầu tư sẽ được hưởng lợi từ điều này.
Ông nghĩ môi trường làm việc quyết định như thế nào đến hiệu quả của công ty?
Theo tôi môi trường làm việc truyền thống ngày hôm nay đang đứng trước rất nhiều thách thức. Bởi, những người tầm tuổi tôi thích theo dõi nhân viên mình làm việc tại văn phòng, và nghĩ nếu 8 giờ 30 phút sáng mà anh không có mặt tại bàn làm việc thì anh không làm việc tốt... cách nghĩ như thế hiện nay đã lỗi thời.
Ở trong quá khứ, hiểu biết là sức mạnh quan trọng nhất. Ngày hôm nay hiểu biết vẫn có giá trị, nhưng sức mạnh lớn nhất lại là khả năng liên kết và kết nối. Mộtmôi trường làm việc linh hoạt, chuyên nghiệp sẽ là yếu tố lớn tạo nên thành công của công ty.
Xin cảm ơn ông!