Cho vay ngang hàng – đòn bẩy tài chính cá nhân của mô hình kinh tế chia sẻ
Đại dịch COVID-19 bên cạnh những hệ lụy về kinh tế- xã hội thì ở một khía cạnh khác lại là “cú huých” lớn thúc đẩy sự phát triển của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 với sự ra đời của những ngành nghề kinh doanh mới hoạt động trên nền tảng công nghệ kỹ thuật số với mô hình kinh tế chia sẻ.
Tại Việt Nam, kinh tế chia sẻ được hiểu là một phương thức kinh doanh mới, là một hệ thống kinh doanh ngang hàng, là hệ thống kinh tế mà ở đó tài sản và dịch vụ được chia sẻ cho nhiều người cùng sử dụng thông qua các nền tảng số. Nếu trong lĩnh vực vận tải có Grab, Be, Gojeck; lĩnh vực du lịch có Airbnb, Luxstay thì nổi bật cho mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực tài chính là mô hình cho vay ngang hàng - P2P Lending.
Sự phát triển tất yếu của cho vay ngang hàng
Cho vay ngang hàng (P2P Lending) thực chất là việc kết nối giữa người vay và nhà đầu tư (người cho vay) thông qua nền tảng công nghệ trực tuyến được điều hành bởi các doanh nghiệp vận hành nền tảng.
Trên thế giới, cho vay ngang hàng không còn là một mô hình mới mà được coi là một phần của kinh tế chia sẻ. Theo báo cáo nghiên cứu của Transperancy Market Research về quy mô, xu hướng phát triển của thị trường P2P Lending toàn cầu giai đoạn 2016-2024, thị trường này có cơ hội tăng trưởng lên đến 897,85 tỷ USD vào năm 2024. Tốc độ tăng trưởng lũy kế có thể đạt đến 48,2% trong giai đoạn này.
Cho vay ngang hàng chính là lựa chọn tối ưu nhất đối với cơn khát vốn trong thị trường vay tiêu dùng dành cho các đối tượng có thu nhập trung bình và thấp tại Việt Nam, cũng như giải pháp hiệu quả ngăn chặn các hình thái phát triển của “tín dụng đen”.
Theo thống kê của Vụ Chính sách Tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) năm 2020, trên 79% dân số Việt Nam không có tài khoản chính thức tại ngân hàng và khoảng 53 triệu dân số gặp khó khăn trong việc tiếp cận các khoản vay tiêu dùng cá nhân hoặc phục vụ vốn kinh doanh nhỏ. Trong khi đó, Việt Nam lại có đến 64 triệu người sử dụng internet, trong đó 96% là người sử dụng thiết bị di dộng để truy cập.
Công văn số 5228/NHNN-CSTT, ngày 8/7/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã khẳng định: "Hoạt động P2P Lending có thể góp phần hỗ trợ phổ cập tài chính, mở rộng khả năng và tạo thêm kênh tiếp cận nguồn lực tài chính, cách thức cho vay đối với nền kinh tế, nhất là với các đối tượng yếu thế trong xã hội (có khả năng tiếp cận internet), qua đó có thể góp phần đẩy lùi tình trạng “tín dụng đen”.
Công nghệ - cốt lõi quản trị rủi ro trong mô hình cho vay ngang hàng
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, cùng với các hoạt động giãn cách kéo dài khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngưng trệ, thu nhập bình quân giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Điều này khiến cho yêu cầu định danh khách hàng, đánh giá năng lực trả nợ của khách hàng là vô cùng quan trọng để vừa đảm bảo lợi nhuận cam kết cho nhà đầu tư, vừa đảm bảo dòng tiền hoạt động cho các nhà điều hành sàn cho vay ngang hàng.
Một trong những “hàng rào” công nghệ đầu tiên được ứng dụng tại các sàn cho vay ngang hàng là hệ thống Credit Scoring – hệ thống chấm điểm tín nhiệm khách hàng cá nhân, hay nói cách khác là hệ thống đo lường khả năng trả nợ của một khách hàng. Đối với hoạt động tài chính truyền thống như ngân hàng, hệ thống điểm tín nhiệm sẽ dựa trên các yếu tố như: lịch sử tín dụng được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia, tổng dư nợ và thời hạn tín dụng.
Tuy nhiên, đối với hoạt động vay trên sàn P2P lending, phần lớn là hình thức vay không tài sản bảo đảm, điểm tín nhiệm của khách hàng còn được đánh giá dựa trên độ tín nhiệm của khách hàng về các mối quan hệ, công việc cũng như sự chính xác trong cung cấp thông tin cá nhân. Ông Tuấn Anh – Giám đốc công nghệ Công ty TNHH VND Credit - một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực P2P Lending cho biết: “Hệ thống chấm điểm tín nhiệm khách hàng được coi là một trong những hàng rào vững chắc nhất trong hoạt động tài chính tiêu dùng cá nhân, đặc biệt là đối với mô hình cho vay ngang hàng. Điểm tín nhiệm xác định được khả năng trả nợ của một khách hàng. Điểm tín nhiệm dao động từ 100 – 900 dựa trên các yếu tố từ lịch sử tín dụng đến yếu tố cá nhân như uy tín các mối quan hệ, mức thu nhập... Nhiều sàn cho vay ngang hàng trên thị trường sẽ lựa chọn khoảng điểm từ 500 – 600 là mốc xác định một cá nhân có đủ điều kiện tham gia vay trên sàn hay không.”
Một trong những sàn cho vay ngang hàng nổi bật là VND Credit, hiện đang áp dụng một công nghệ khác để tối ưu quá trình xét duyệt hồ sơ cũng như trải nghiệm khách hàng là e-KYC – hệ thống định danh khách hàng điện tử. E-KYC không chỉ làm đơn giản hóa thủ tục vay cá nhân, còn giúp cho việc xác định danh tính của khách hàng càng trở nên chính xác. Công nghệ định danh khách hàng điện tử cho phép các nhà điều hành sàn cho vay ngang hàng tìm ra và loại bỏ các hồ sơ có nguy cơ gian lận, giả mạo, từ đó làm giảm những rủi ro đối với nhà đầu tư khi cho vay.
Ông Nguyễn Hữu Phúc – Chuyên gia phòng chống gian lận tại VND Credit cho biết: “Hiện tại có rất nhiều các cá nhân/nhóm đối tượng sử dụng giấy tờ giả như CMND/CCCD, giấy phép lái xe... để thực hiện khoản vay tại các tổ chức tín dụng và các sàn cung ứng dịch vụ cho vay ngang hàng. Để khắc phục và ngăn chặn các chiêu thức gian lận trên, chúng tôi đã thiết lập và xây dựng nhiều tầng bảo vệ có khả năng nhận diện toàn bộ các giấy tờ có dấu hiệu giả mạo dựa trên nền tảng công nghệ 4.0 bao gồm e-KYC và trí tuệ nhân tạo, cùng với đội ngũ chuyên gia với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phòng chống gian lận, liên tục cập nhật, cải tiến các tính năng nhận diện giấy tờ gian lận, giúp VND Credit luôn vững vàng trong chiến dịch đẩy lùi hồ sơ có dấu hiệu giả mạo”.
Sản phẩm vay tiêu dùng – đòn bẩy cải thiện chất lượng cuộc sống
Lời giải cho bài toán đảm bảo cân bằng điều kiện sống của người lao động với thu nhập trung bình và thấp chưa bao giờ là điều dễ dàng, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID như hiện nay. Các khoản vay tiêu dùng nhỏ, với lãi suất hợp lý, dễ dàng tiếp cận, phù hợp với khả năng chi trả chính là giải pháp tối ưu vừa đảm bảo điều kiện sống tối thiểu cho người lao động, lại phù hợp với khả năng chi trả, đồng thời giúp cho người dân tránh khỏi nạn “tín dụng đen”.
Tuy tại Việt Nam đã có một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vay ngang hàng nhưng nhu cầu còn rất nhiều, đặc biệt, người dân còn nhầm lần giữa những tổ chức tín dụng đen núp bóng ứng dụng vay và những tổ chức P2P Lending đúng nghĩa, điều này khiến cho không ít người rơi vào vào vòng xoáy “vay nặng lãi”.
Các sản phẩm vay tiêu dùng nhỏ được coi là “đòn bẩy” cải thiện chất lượng sống cho người có thu nhập trung bình và thấp. Ví dụ như VND Credit là sàn cho vay ngang hàng cung cấp các gói vay có giá trị nhỏ từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng có mức lãi suất và phí dịch vụ thấp, phù hợp với khả năng chi trả của những người có mức thu nhập bình quân thấp và trung bình. Gói vay tuy không lớn nhưng lại đủ để giúp cho những người lao động có thu nhập chưa cao có thể giải quyết những khó khăn cơ bản của cuộc sống, và quan trọng là an toàn với mức lãi phù hợp để người lao động có khả năng trả và không mang nỗi lo sợ về “tín dụng đen”.
Đặc biệt, VND Credit là sàn cho vay ngang hàng tự động, ứng dụng công nghệ kết nối trực tiếp người vay và nhà đầu tư (người cho vay) một các nhanh chóng, thủ tục thẩm định hồ sơ nhanh, chính xác, giúp cho thời gian giải ngân cho một khoản vay đã được xét duyệt chỉ tối đa 30 phút, điều này giúp giải quyết các nhu cầu cần thanh khoản cấp bách mà chưa có nguồn vốn của người dùng.