Chứng khoán ngóng "gió Đông"
(Tài chính) Tuần đầu tiên thị trường mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ chỉ có 4 phiên giao dịch, thời gian hơi ngắn để nhìn nhận về động lực thực sự. Ngay cả những ngày tăng mạnh trước Tết cũng chưa cho thấy một sự bền vững.
Như một trận đánh vậy: “muôn việc đủ cả, chỉ thiếu gió Đông”. “Gió Đông” chính là lý do hợp lý để kích thích được nguồn tiền trên thị trường mạnh mẽ hơn.
Thanh khoản: Sự tự tin còn thiếu
Tuần giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết đã chứng kiến sự lệch pha giữa giá và thanh khoản. Giá tăng với mức giao dịch khá thấp là hệ quả của tâm lý nghỉ ngơi, người mua lẫn người bán đều giảm hoạt động. Về mặt kỹ thuật, sự lệch pha này không đảm bảo được tính bền vững cho biến động giá.
Thống kê trung bình mỗi phiên giao dịch của tuần trước Tết, dòng tiền vận động cỡ 1.546,5 tỷ đồng. Đây là mức giao dịch rất kém khi suốt từ tháng 6 năm ngoái, chưa tuần nào quy mô thanh khoản lại sụt giảm tới mức đó.
Tuy thế VN-Index tuần đó lại có mức tăng khá lớn, khoảng 13,11 điểm, biên độ tăng mạnh nhất trong 6 tuần gần đây.
Sự lệch pha này đem lại một hệ quả không tốt cho xu thế thị trường: Giá tăng cao đưa phần lớn nhà đầu tư vào vị thế có lãi, đặc biệt là trong ngắn hạn, nhưng sức mạnh của nguồn tiền đẩy giá lại thiếu.
Điều tất yếu đã xảy ra trong tuần sau Tết: Áp lực chốt lời tăng lên và giá bắt đầu điều chỉnh chững lại. 2/4 phiên của tuần qua tăng giảm đan xen và VN-Index hầu như không có tiến triển, chỉ tăng hơn 5 điểm so với thời điểm trước Tết.
Trung bình mỗi phiên của tuần qua giá trị khớp lệnh đạt khoảng 1.826,1 tỷ đồng, tăng 18% so với trung bình các phiên trước Tết. Đó cũng là một sự cải thiện nhất định trong thanh khoản, nhưng cũng phải tính đến yếu tố tăng giá.
Có thể đổ lỗi phần nào cho nguyên nhân thanh khoản suy giảm đến từ tính thời điểm: Những ngày đầu năm mới thanh khoản thường thấp do nhà đầu tư chưa nhập cuộc một cách nhiệt tình. Tuy nhiên điều có thể nhận thấy rất rõ trong tuần qua là áp lự chốt lời tăng lên. Chấp nhận các khoản lợi nhuận ngắn hạn luôn là một biểu hiện của sự thiếu tự tin, sẵn sàng bảo toàn thành quả khi những đánh giá về triển vọng dài hạn hơn thiếu rõ ràng.
Hiệu ứng từ Thông tư 36
Cho đến lúc này, rất ít nhà đầu tư còn quan tâm đến Thông tư 36. Đợt tăng giá ngắn hạn trước Tết và quãng thời gian nghỉ Tết dài ngày đã làm nhạt đi mối quan tâm này.
Thực tế từ khi Thông tư 36 có hiệu lực vào đầu tháng 2, mới chỉ có 14 phiên giao dịch, lại nhằm vào thời điểm biến động thị trường không cao, nên khó đánh giá được tác động thực tế của Thông tư này tới nguồn tiền trên thị trường.
Sẽ là không thể nắm bắt được những ảnh hưởng của việc hạn chế nguồn vốn vay từ ngân hàng sang chứng khoán, chừng nào nhà đầu tư chưa gặp phải hiện tượng cạn nguồn vốn của các công ty chứng khoán. Nếu cần, nhu cầu vay vẫn được đáp ứng tức là dòng vốn còn dồi dào.
Chỉ khi các hợp đồng vay bị từ chối, các áp lực thu hồi vốn xuất hiện thì tác động bắt đầu xuất hiện. Mà điều này chỉ rõ ràng khi thị trường bước vào thời điểm giao dịch sôi động. Thực tế đã khẳng định rằng biến động margin là rất lớn trong các chu kỳ tăng giảm của thị trường. Khi thị trường yếu, ít dao động, margin thường giảm. Ngược lại, khi hưng phấn lên cao, sự tự tin tăng mạnh thì nhu cầu margin rất lớn.
Vì vậy cho đến lúc này, hiệu ứng từ Thông tư 36 vẫn còn là một ẩn số. Yếu tố tâm lý có thể đã quá nhạt, nhưng đây là lúc yếu tố thực tế tác động nhiều hơn. Nhà đầu tư có thể không còn quan tâm đến Thông tư 36, nhưng sẽ không thể không quan tâm nếu như các hợp đồng vay bị từ chối. Xét cho cùng, cái tên Thông tư 36 không có nhiều ý nghĩa, mà quan trọng nhất là việc Thông tư đó sẽ điều chỉnh và đánh thẳng vào năng lực vốn trên thị trường như thế nào.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua |
|||
Ngày |
Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) |
Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) |
Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) |
9/2/2015 |
1,414.7 |
330.6 |
103.6 |
10/2/2015 |
1,413.1 |
199.7 |
125.2 |
11/2/2015 |
1,533.7 |
233.0 |
107.8 |
12/2/2015 |
1,812.1 |
313.1 |
154.0 |
13/2/2015 |
1,558.9 |
288.3 |
139.3 |
24/2/2015 |
1,416.2 |
206.8 |
92.2 |
25/2/2015 |
2,356.8 |
363.4 |
115.1 |
26/2/2015 |
1,805.8 |
219.5 |
132.7 |
27/2/2015 |
1,725.6 |
215.4 |
179.0 |
Triển vọng dòng vốn ngoại
Phần hỗ trợ đáng kể cho thanh khoản thị trường những ngày trước và sau Tết là nguồn lực của nhà đầu tư nước ngoài. Trong 14 phiên của tháng 2, khối ngoại bỏ ròng vào thị trường 1.294,6 tỷ đồng. Riêng hai tuần trước và sau Tết, mức mua ròng là 1.221 tỷ đồng.
Đây là lượng vốn rất đáng kể. Đặc biệt những ngày trước Tết, khối ngoại không ngừng mua vào liên tục và có những phiên chiếm gần một phần ba lượng vốn giao dịch của thị trường. Nếu không có khối ngoại mua vào mạnh mẽ, thanh khoản sẽ còn sụt giảm nhiều hơn nữa.
Liệu hoạt động mua này có nằm trong chu kỳ giải ngân của nhà đầu tư nước ngoài hay chỉ đơn giản là sự nổi bật nhờ hoàn cảnh – thời điểm thanh khoản xuống thấp? Nhìn vào con số tuyệt đối hàng trăm tỷ đồng được rót vào thị trường và cả ngàn tỷ đồng chỉ trong vài tuần thì rõ ràng đây không phải là câu chuyện nhất thời.
Thông thường 3 quý đầu năm là thời điểm giải ngân mạnh nhất của nhà đầu tư nước ngoài và cũng là chu kỳ rót vốn vào các quỹ lớn nhất. Quỹ ETF VNM chẳng hạn, kết thúc tháng 2 này đã nhận thêm được 20,08 triệu USD, sau khi đã nhận được 21,76 triệu USD ròng trong tháng 1. Nếu chu kỳ vẫn lặp lại, tháng 3 tới sẽ vẫn là một tháng mà quỹ này nhận được mức vốn ròng cao. Chu kỳ ấy đã lặp lại ít nhất là 4 năm nay.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần |
|||||||
Mã CK |
Giá đóng cửa ngày 27/2 |
Giá đóng cửa ngày 13/2 |
Mức giảm |
Mã CK |
Giá đóng cửa ngày 27/2 |
Giá đóng cửa ngày 13/2 |
Mức tăng |
TIE |
14.6 |
16.9 |
-13.61 |
AVF |
1.4 |
1 |
40 |
TNA |
27 |
31 |
-12.9 |
VSI |
10.2 |
8 |
27.5 |
TNT |
4.2 |
4.8 |
-12.5 |
HLG |
3.3 |
2.7 |
22.22 |
CLC |
29.7 |
32.8 |
-9.45 |
KAC |
9.9 |
8.2 |
20.73 |
NVN |
2.7 |
2.9 |
-6.9 |
TMT |
24.5 |
20.4 |
20.1 |
NHW |
10.8 |
11.6 |
-6.9 |
CYC |
3.9 |
3.3 |
18.18 |
C21 |
19 |
20.4 |
-6.86 |
PXT |
4.3 |
3.7 |
16.22 |
MDG |
4.1 |
4.4 |
-6.82 |
HAI |
18.4 |
16 |
15 |
REE |
27.5 |
29.5 |
-6.78 |
HSI |
2.4 |
2.1 |
14.29 |
VID |
4.3 |
4.6 |
-6.52 |
OGC |
5.7 |
5 |
14 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần |
|||||||
Mã CK |
Giá đóng cửa ngày 27/2 |
Giá đóng cửa ngày 13/2 |
Mức giảm |
Mã CK |
Giá đóng cửa ngày 27/2 |
Giá đóng cửa ngày 13/2 |
Mức tăng |
TKU |
9.2 |
11.7 |
-21.37 |
TPH |
11 |
8 |
37.5 |
SVN |
3.1 |
3.9 |
-20.51 |
SDY |
4.5 |
3.4 |
32.35 |
L18 |
10.3 |
12 |
-14.17 |
VCR |
4.5 |
3.4 |
32.35 |
HCT |
10.9 |
12.5 |
-12.8 |
APG |
5.4 |
4.1 |
31.71 |
PVR |
3.7 |
4.2 |
-11.9 |
LCD |
13.4 |
10.4 |
28.85 |
VC9 |
8.2 |
9.3 |
-11.83 |
PVV |
3.7 |
3 |
23.33 |
VIX |
20.1 |
22.7 |
-11.45 |
BBS |
18 |
15 |
20 |
SD1 |
3.1 |
3.5 |
-11.43 |
VIE |
3.6 |
3.1 |
16.13 |
SJC |
4.7 |
5.3 |
-11.32 |
TV4 |
13.9 |
12 |
15.83 |
LM3 |
2.4 |
2.7 |
-11.11 |
PMC |
47 |
41.1 |
14.36 |