Chuyển biến tích cực trong việc chuẩn hóa dữ liệu đăng ký hộ kinh doanh
Với việc triển khai thực hiện các quy định tại Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT, kể từ ngày 01/7/2023, quy trình về đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh đã tạo bước đột phá trong quy trình cấp đăng ký, liên thông điện tử trong đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, đồng thời lần đầu tiên tạo lập được Hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh phục vụ công tác đăng ký hộ kinh doanh trên phạm vi cả nước.
Thông qua Hệ thống này, toàn bộ hơn 700 cơ quan đăng ký kinh doanh phải tác nghiệp trực tuyến, thường xuyên và liên tục, lần đầu tiên đã tạo lập được nguồn cơ sở dữ liệu chính thống về đăng ký hộ kinh doanh, đáp ứng một số yêu cầu ban đầu trong quản lý nhà nước về công tác thống kê, báo cáo theo thời gian thực về tình hình đăng ký hộ kinh doanh, đồng thời tăng cường được vai trò giám sát của các bên thứ ba đối với thông tin đăng ký của hộ kinh doanh.
Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình đăng ký hộ kinh doanh từ ngày 01/7/2023 đến ngày 30/9/2023 dựa trên các dữ liệu thực tế do hộ kinh doanh đăng ký tại địa phương và được cán bộ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thao tác trực tiếp trên Hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực trong việc chuẩn hóa dữ liệu đăng ký hộ kinh doanh. Các số liệu được kết xuất trực tiếp từ Hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh đối với các hộ kinh doanh đã đăng ký trên Hệ thống này từ ngày 01/7/2023 đến 30/9/2023, đảm bảo thời gian liên tục là 3 tháng đã cho thấy sơ bộ bức tranh tổng hợp về tình hình đăng ký của khu vực này.
Cụ thể, theo số liệu thông kê của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, số hộ kinh doanh thành lập mới trong 3 tháng triển khai Hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh là 112.156 hộ kinh doanh. Số vốn đăng ký của hộ kinh doanh thành lập mới trong 3 tháng triển khai Hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh đạt 36.969 tỷ đồng. Vốn đăng ký bình quân trên một hộ kinh doanh trong 3 tháng đạt 330 triệu đồng. Lao động đăng ký của hộ kinh doanh đạt 244.817 lao động.
Đồng bằng sông Hồng là khu vực duy nhất có đồng đều cả 3 tiêu chí số lượng hộ kinh doanh thành lập mới, số vốn đăng ký và số lao động đăng ký lớn nhất, lần lượt là: 28.899 hộ kinh doanh, 12.470 tỷ đồng, 71.664 lao động.
Đông Nam Bộ (24.855 hộ kinh doanh, 5.430 tỷ đồng, 46.702 lao động) là vùng mặc dù không có cả 3 tiêu chí lớn nhất, nhưng là vùng có số hộ kinh doanh và vốn đăng ký đứng thứ 2 cả nước. Các vùng còn lại có thông tin đăng ký như sau: Đồng bằng sông Cửu Long (15.244 hộ kinh doanh, 3.791 tỷ đồng, 42.358 lao động), Tây Nguyên (6.534 hộ kinh doanh, 2.268,6 tỷ đồng, 11.398 lao động), Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (23.724 hộ kinh doanh, 8.212 tỷ đồng, 48.664 lao động), Trung du và miền núi phía Bắc (12.900 hộ kinh doanh, 4.798 tỷ đồng, 24.031 lao động).
Về thống kê chi tiết tới từng địa phương, địa phương có số hộ kinh doanh đăng ký thành lập mới và số lao động đăng ký lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh (12.065 hộ kinh doanh, 1.317 tỷ đồng, 21.794 lao động); Hà Nội (10.447 hộ kinh doanh, 3.157 tỷ đồng, 30.891 lao động) và Nghệ An (4.149 hộ kinh doanh, 1.780 tỷ đồng, 8.620 lao động) là hai địa phương duy nhất có cả số lượng hộ kinh doanh, vốn đăng ký và lao động đăng ký đều thuộc nhóm 5 địa phương lớn nhất cả nước.
Ngoài ra, một số địa phương có số lượng hộ kinh doanh đăng ký hoặc vốn đăng ký hoặc lao động đăng ký thuộc 5 địa phương lớn nhất cả nước là: Đồng Nai (3.871 hộ kinh doanh, 1.210 tỷ đồng, 7.607 lao động), Thanh Hoá (4.105 hộ kinh doanh, 1.557 tỷ đồng, 7.295 lao động), Trà Vinh (703 hộ kinh doanh, 136 tỷ đồng, 11.359 lao động), Vĩnh Phúc (1.775 hộ kinh doanh, 1.608 tỷ đồng, 3.940 lao động), Đồng Nai (3.871 hộ kinh doanh, 1.210 tỷ đồng, 7.607 lao động).
Phân theo ngành nghề, có 3/17 ngành có cả số lượng hộ kinh doanh thành lập mới, số vốn đăng ký và số lao động đăng ký lớn nhất là: Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy (60.161 hộ kinh doanh, 21.827 tỷ đồng, 111.146 lao động); Công nghiệp chế biến, chế tạo (11.187 hộ kinh doanh, 3.575 tỷ đồng, 28.801 lao động); Dịch vụ lưu trú và ăn uống (17.864 hộ kinh doanh, 4.410 tỷ đồng, 48.477 lao động).
Các ngành còn lại có số hộ kinh doanh, vốn đăng ký và lao động đăng ký như sau: Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác (1.446 hộ kinh doanh, 431 tỷ đồng, 2.586 lao động); Giáo dục và đào tạo (500 hộ kinh doanh, 87 tỷ đồng, 1.339 lao động); Hoạt động dịch vụ khác (6.114 hộ kinh doanh, 832 tỷ đồng, 21.454 lao động); Khai khoáng (34 hộ kinh doanh, 31 tỷ đồng, 123 lao động); Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác (546 hộ kinh doanh, 121 tỷ đồng, 1.174 lao động); Kinh doanh bất động sản (939 hộ kinh doanh, 544 tỷ đồng, 1.327 lao động); Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (1.835 hộ kinh doanh, 548 tỷ đồng, 4.053 lao động); Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (3.274 hộ kinh doanh, 1.784 tỷ đồng, 8.293 lao động); Sản xuất phân phối, điện, nước, gas (517 hộ kinh doanh, 193 tỷ đồng, 1.003 lao động); Thông tin và truyền thông (742 hộ kinh doanh, 153 tỷ đồng, 1.289 lao động); Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (1.014 hộ kinh doanh, 379 tỷ đồng, 1.593 lao động); Vận tải kho bãi (3.575 hộ kinh doanh, 1.354 tỷ đồng, 5.962 lao động); Xây dựng (742 hộ kinh doanh, 444 tỷ đồng, 2.925 lao động); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (1.666 hộ kinh doanh, 255 tỷ đồng, 3.272 lao động).
Về tình hình hộ tạm ngừng kinh doanh, số liệu trích xuất của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cho thấy, trong 3 tháng triển khai Hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh, có 2.864 hộ tạm ngừng kinh doanh. Cụ thể, xét theo ngành nghề lĩnh vực, hộ kinh doanh tạm ngừng trong lĩnh vực Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy chiếm tỷ lệ lớn nhất là 68% với 1.950 hộ kinh doanh, còn lại là Công nghiệp chế biến, chế tạo (274 hộ kinh doanh), Dịch vụ lưu trú và ăn uống (318 hộ kinh doanh) hai ngành này xấp xỉ 10% tổng số hộ kinh doanh cả nước. Các ngành nghề còn lại có số hộ kinh doanh tạm ngừng đều từ dưới 60 hộ.
Tình hình đăng ký tạm ngừng kinh doanh phân theo các vùng lần lượt là: Đông Nam Bộ (955 hộ kinh doanh); Tây Nguyên (555 hộ kinh doanh); Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (373 hộ kinh doanh); Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (373 hộ kinh doanh); Đồng bằng sông Cửu Long (366 hộ kinh doanh); Trung du và miền núi phía Bắc (331 hộ kinh doanh); Đồng bằng sông Hồng (284 hộ kinh doanh).
Về địa phương, có 50/63 địa phương có hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng trong 3 tháng triển khai Hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh. Còn lại là 13 địa phương không có hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng, Trong đó, các địa phương có số lượng hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng lớn hơn 100 hộ bao gồm: TP. Hồ Chí Minh (659 hộ kinh doanh), Lâm Đồng (224 hộ kinh doanh), Lạng Sơn (230 hộ kinh doanh), Đắk Nông (131 hộ kinh doanh), Hà Nội (166 hộ kinh doanh), Đà Nẵng (180 hộ kinh doanh), Đắk Lắk (107 hộ kinh doanh), Tây Ninh (152 hộ kinh doanh), An Giang (156 hộ kinh doanh). Các địa phương còn lại có số hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng không đáng kể.
Về tình hình hộ kinh doanh giải thể, tổng số hộ kinh doanh giải thể trong 3 tháng triển khai Hệ thống là 9.162 hộ kinh doanh. Số lượng hộ kinh doanh giải thể lớn lần lượt là: Đông Nam Bộ (3.403 hộ kinh doanh), Đồng bằng sông Hồng (2.085 hộ kinh doanh), Đồng bằng sông Cửu Long (1.642 hộ kinh doanh), Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (1.287 hộ kinh doanh), Tây Nguyên (438 hộ kinh doanh), Trung du và miền núi phía Bắc (307 hộ kinh doanh).
Phân theo khu vực, 3 địa phương có tổng số hộ kinh doanh giải thể lớn nhất chiếm tới 53% cả nước là: TP. Hồ Chí Minh (2.206 hộ kinh doanh), Hà Nội (1.692 hộ kinh doanh), Bình Dương (720 hộ kinh doanh). Các địa phương còn lại đều có số hộ kinh doanh giải thể dưới 400 hộ.
Phân theo ngành nghề, 3 lĩnh vực hoạt động có số hộ kinh doanh giải thể nhiều nhất là: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (5.986 hộ kinh doanh), Dịch vụ lưu trú và ăn uống (1.183 hộ kinh doanh), Công nghiệp chế biến, chế tạo (551 hộ kinh doanh), Hoạt động dịch vụ khác (328 hộ kinh doanh). Các ngành còn lại có số hộ kinh doanh giải thể dưới 200 hộ.