Chuyên gia nói gì về những thách thức hiện nay của các giám đốc tài chính?

Theo CPA Australia

Sự biến đổi của công nghệ, tăng cường quy chế giám sát, thay đổi trong kỳ vọng của người tiêu dùng là ba trong rất nhiều thách thức đặt ra cho giám đốc tài chính (CFO) hiện nay. Dưới đây là những nhận định của các chuyên gia về những thách thức hàng đầu hiện nay của các CFO?

Marina Kelman CPA - CFO, Bảo hiểm nhân thọ MLC

 

Ngày nay, CFO đóng vai trò rất lớn trong một tổ chức. Điều này đã tạo nên nhiều cơ hội, đồng thời cũng đem đến cho họ nhiều thách thức. Với khả năng tiếp cận mọi lĩnh vực, CFO cần sáng suốt trong nhận biết đâu là vấn đề kinh doanh (ngoài các lĩnh vực tài chính truyền thống) quan trọng nhất để kịp thời đưa ra phương án giải quyết.

Thách thức này mở ra cho các CFO có thể hợp tác với CEO và các công sự trong việc giải quyết các vấn đề kinh doanh quan trọng. Bên cạnh đó, họ cũng cần chú trọng mục đích tạo ra giá trị kinh doanh tối đa.

Tốc độ thay đổi nhanh chóng của thế giới đang tạo ra những thách thức mới cho các CFO. Hoạt động của một số doanh nghiệp thường bị gián đoạn tạm thời do tác động từ đối thủ cạnh tranh hoặc điều chỉnh nội bộ khiến cho việc dự báo và dự trù ngân sách gặp nhiều khó khăn.

Vì thế việc lập kế hoạch và dự đoán các kết quả có thể xảy ra đang ngày càng trở nên quan trọng hơn. Văn hóa tổ chức gắn bó mật thiết hơn với trách nhiệm xã hội. Thách thức đặt ra cho CFO là làm sao để nhận biết và tiếp cận được sự thay đổi này, đồng thời đảm bảo doanh nghiệp vận hành một cách bền vững về mặt tài chính.

CFO cần phải minh bạch trong các vấn đề quan trọng và có cái nhìn khách quan vì lợi ích của tất cả các bên liên quan.

Một thử thách và cũng là cơ hội cho CFO là được hợp tác làm việc với các đồng nghiệp bộ phận kỹ thuật, giúp họ ứng dụng các công cụ phân tích dữ liệu sẵn có vào hỗ trợ quản lý thông tin kế toán truyền thống một cách có hiệu quả hơn.

Khi đối diện với những thách thức này, các CFO làm thế nào cung cấp những hiểu biết trong việc kết nối các tác nhân kinh doanh tài chính và phi tài chính, các chỉ số dẫn đầu và tụt hậu để thúc đẩy phát triển kinh doanh?

James Harkin - Asia Pacific director, Workday Financials

 

Với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh và dẫn đầu trong thời đại kỹ thuật số, thách thức chính đối với các CFO là nắm bắt xu hướng thay đổi và xác định rõ vai trò của mình để tự trang bị đúng những kỹ năng cần thiết, giúp định hướng tổ chức trong thời đại kỹ thuật số.

Một nghiên cứu có tên gọi Định nghĩa lại Tài chính mà Workday tham gia, được trên 10 lĩnh vực kinh doanh lớn đã được triển khai nhằm tìm hiểu phương pháp mà các lãnh đạo tài chính cấp cao đang áp dụng để giải quyết những thách thức hiện nay.

Trong khi việc gia tăng quy chế giám sát và tốc độ thay đổi nhanh của công nghệ làm thay đổi đổi danh sách những rủi ro hàng đầu mà các lãnh đạo tài chính phải đối mặt, chỉ 39% các lãnh đạo tham gia khảo sát cảm thấy rất tự tin trong quá trình giải quyết các khó khăn này. Để hoạt động tài chính trở nên linh hoạt hơn, CFO cần được trang bị hệ thống phù hợp và được thực hành quản lý dữ liệu. Họ là lực lượng cần thiết thúc đấy quá trình chuyển đổi công nghệ số.

Mặc dù các công nghệ phân tích tiên tiến có vai trò quan trọng tính toán các kết quả tài chính phục vụ cho việc đưa ra quyết định nhưng theo cuộc khảo sát, chỉ 35% các nhóm tài chính doanh nghiệp áp dụng rộng rãi công nghệ phân tích này vào các hoạt động tài chính then chốt như lập kế hoạch, lập ngân sách và dự báo.

Khi làm việc với những đồng nghiệp khác, thử thách đặt ra cho CFO là phải phối hợp giữa việc áp dụng và triển khai công nghệ mới nhằm tăng hiệu quả và gắn kết giữa các nhân viên, đồng thời giảm chi phí tuyển dụng và giữ chân nhân tài.

James Wood

Phó giám đốc - dữ liệu lớn, rủi ro và tuân thủ, kế toán và tài chính tại Hudson

Mặc dù chủ đề về cách mạng công nghệ đã được đưa ra thảo luận nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa thế xác định được viễn cảnh của mình trong thời đại mới. Là cố vấn chiến lược cho lãnh đạo cấp cao, CFO phải đóng vai trò tiên phong trong cải tạo tổ chức. Tìm ra biện pháp cấp vốn cho quá trình này là cực kỳ quan trọng; tuy nhiên thách thức nằm ở việc thuyết phục lãnh đạo phê duyệt chiến lược mới với mức chi phí không hề nhỏ này.

Dù nhiệm vụ cải cách tổ chức có thuộc thẩm quyền của CFO hay không thì CFO vẫn đóng vai trò không thể thiếu trong việc xây dựng và thương mại hóa hướng đi của tổ chức.

Để duy trì tính cạnh tranh, các công ty cần phải đầu tư vào công nghệ mới, nghiên cứu các ứng dụng của trí tuệ nhân, robot và máy móc nhằm thúc đẩy tự động hóa và hiểu biết chuyên sâu. “Những món đồ chơi mới này” rất lôi cuốn người dùng, thế nhưng vẫn cần phải có phương pháp sử dụng phù hợp. Yêu cầu đặt ra là đảm bảo các phương pháp ấy đem lại giá trị và lợi nhuận tối đa.

James Wood chia sẻ: “Nhiệm vụ của CFO không chỉ là hỗ trợ tài chính cho nguồn lao động mới mà còn phải đấu tranh, ủng hộ để quá trình cải cách được diễn ra”

Một doanh nghiệp hiện đại hóa đòi hỏi nhân lực phù hợp với các kỹ năng phù hợp, tạo sự cân bằng trong tổ chức. Sự giao thoa tự nhiên giữa các bộ kỹ năng cũ và mới diễn ra khi doanh nghiệp đang hoạt động theo mô hình cũ trong khi thử áp dụng các mô hình mới. CFO không chỉ hỗ trợ tài chính cho nguồn lao động mới mà họ còn phải đấu tranh, ủng hộ để quá trình này được diễn ra. Công nghệ sẽ thay đổi, vì vậy, xây dựng và nâng cao nền văn hóa phát triển mạnh trong môi trường thay đổi hiện đại là điều quan trọng nhất mà CFO có thể làm.