Cơ hội tái cơ cấu kinh tế từ các FTA

Tomaso Andreatta - Phó Chủ tịch EuroCham

(Tài chính) Các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam (VN) sẽ ký kết trong thời gian tới và việc gia nhập Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) sẽ thúc đẩy việc thực hiện các cải cách, hoàn thành việc tái cấu trúc nền kinh tế và tăng mức độ tự tin của các nhà đầu tư với VN.

Việt Nam sẽ giành chiến thắng nếu thị trường được mở rộng nhanh chóng nhất có thể bởi các DN, đặc biệt là DNNN sẽ phải phát triển và cạnh tranh thật sự. Nguồn: internet
Việt Nam sẽ giành chiến thắng nếu thị trường được mở rộng nhanh chóng nhất có thể bởi các DN, đặc biệt là DNNN sẽ phải phát triển và cạnh tranh thật sự. Nguồn: internet

Chính phủ VN đang trong quá trình đàm phán FTA với nhiều đối tác, trong đó có FTA VN - EU. Hiệp định này có tiềm năng thúc đẩy nền kinh tế một cách lâu dài và mạnh mẽ.

Đặc biệt, công tác xúc tiến đang diễn ra ở cường độ cao và có nhiều hy vọng sẽ được ký kết vào mùa xuân năm 2015. Cùng với đó là Hiệp định TPP cũng đang được thỏa thuận với Mỹ và các nước khác.

Thúc đẩy cải cách kinh tế

Những Hiệp định FTA này có thể được sử dụng để thúc đẩy việc thực hiện các cải cách, hoàn thành việc tái cấu trúc nền kinh tế và tăng mức độ tự tin của các nhà đầu tư quốc tế có tại VN. Việc lựa chọn một phương pháp tiếp cận dựa trên nguyên tắc, thay vì tranh luận để phân tích từng trường hợp cụ thể, sẽ tăng cường tính chắc chắn và tốc độ ra quyết định cũng như cho phép các bên tham gia, từ hải quan đến chính phủ, từ DN đến nhà đầu tư, hiểu rõ hơn về hệ thống và có thể đối phó với các vấn đề phát sinh. Và việc đem lại cùng lợi ích cho tất cả mọi người sẽ đơn giản hóa việc quản lý quá trình điều chỉnh và tạo ra đối tác lâu dài trên toàn thế giới.

Không chỉ có vậy, VN sẽ giành chiến thắng nếu thị trường được mở rộng nhanh chóng nhất có thể bởi các DN, đặc biệt là DNNN sẽ phải phát triển và cạnh tranh thật sự. Nếu không, VN sẽ có nguy cơ bị các đối tác trong AEC vượt qua.

Tương tự như vậy, người tiêu dùng và người dân sẽ đánh mất giá và chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ có sẵn cho họ, và ngành công nghiệp VN sẽ gặp khó khăn, phải sử dụng sản phẩm dành cho nhà máy cũng như máy móc nhập khẩu, dành cho thiết bị đầu vào trung gian với chất lượng thấp hơn và rẻ hơn vì sau khi áp dụng thuế suất theo tỷ lệ, các sản phẩm này thậm chí còn rẻ hơn so với các sản phẩm Châu Âu.

Nếu được thực hiện đúng, các FTA nói chung và  FTA VN – EU sẽ không chỉ tạo thuận lợi cho thương mại bằng cách gỡ bỏ thuế quan mà còn đảm bảo sự nhất quán giữa các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn của EU và VN thông qua một khuôn khổ pháp lý ổn định. Điêu này sẽ được thực hiện dễ dàng hơn thông qua việc chuyển giao công nghệ và các kỹ năng được mang lại bởi sự gia tăng FDI – một điều cần thiết đối với VN để tránh “bẫy thu nhập trung bình”.

Thu hút đầu tư tư nhân

Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực trạng kinh tế trong nước, rõ ràng vấn đề nợ công cho tới nay tuy ở ngưỡng an toàn, nhưng đang tăng nhanh và sẽ sớm đạt đến mức dẫn đến nhận định rủi ro từ quốc tế đối với thị trường VN.

Theo báo cáo của VCCI, ngân sách quốc gia có thể đáp ứng 50% nhu cầu cơ sở hạ tầng của VN, ước tính 170 tỉ USD trong gia đoạn 2011-2020. Một cách để cải thiện vấn đề này là tăng nguồn thu từ thuế, đặc biệt là chống trốn thuế và hạn chế chi tiêu.

Điều này có nghĩa là nguồn đầu tư không thể đến từ chính phủ, mà từ các ngân hàng trong nước với nguồn vốn hạn hẹp, và các nguồn hiện tập trung vào quản lý danh mục có sẵn. Nguồn vốn ODA đang là một hy vọng cho VN, tuy nhiên vẫn chưa đủ và việc VN hướng đến nước có mức thu nhập trung bình sẽ dần làm giảm mức ân hạn và viện trợ của chính phủ cho nguồn viện trợ chính phủ và tương tự cho các tổ chức siêu quốc gia

Chỉ có một giải pháp duy nhất là thu hút nguồn vốn tư nhân từ các nước trên thế giới dưới dạng đầu tư dự án. Qua đó sẽ thu nhận ý kiến của các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới, để xem xét rằng có cần thiết phải thay đổi khuôn khổ pháp lý dành cho các dự án mà có nguồn vốn dựa vào dòng tiền luân chuyển, từ đó rủi ro của các công ty quốc tế được giảm đến mức có thể sinh lợi. Các công ty vận hành cơ cở hạ tẩng, ngân hàng, các quỹ mong muốn đầu tư vào VN…Tuy nhiên với những quy định hiện tại, thì điều này hầu như không khả thi, trong khi đó ở các nước Đông Nam Á khác dường như vẫn đi trước VN về mặt quy định và kinh nghiệm, đang tiếp tục cải tiến và thu hút để tăng nguồn đầu tư.

Một cơ hội tiềm năng khác có thể có được từ việc thúc đẩy hoạt động kinh tế ở quốc gia. Điều này có thể thực hiện được thông qua việc cải thiện triển vọng vào thị trường bất động sản và xây dựng, tuy nhiên, trước hết cần phải thông qua việc giảm giá bất động sản, để thành phần thu nhập trung bình khá có thể tham gia vào thị trường, và bằng việc thúc đẩy thương mại đa quốc tế, vốn dĩ là phần năng động nhất của kinh tế VN.

Ngày càng có nhiều Cty quốc tế bị thu hút đầu tư vào VN với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, và các Cty trong nước cần phải sẵn sàng cạnh tranh vì họ sẽ sử dụng bất kỳ các hình thức bảo vệ nào nhằm trì hoãn quá trình chuyển đổi. Cuối cùng, sự chuyển đổi các DNNVV sẽ thêm sinh khí cho 1/3 khối kinh tế họ đại diện, cũng như dần dần gia giảm các nguồn lực trong lĩnh vực mà chính phủ và ngân hàng quản lý chặt chẽ.

Có thể nói, Chính Phủ VN đã thành công trong việc bình ổn nền kinh tế, tạo cơ hội cho nhiều DN tại VN có môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc  phải làm mà một trong những bước kế tiếp là tiếp tục đầu tư những cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với nền kinh tế VN. Việc chú trọng đầu tư vào hậu cần và năng lượng là điều cần thiết để giữ việc sản xuất hàng hóa và vận chuyển, tăng năng xuất lao động vẫn còn thấp so với tiêu chuẩn của các nước trong khu vực.