Cơ hội xuất khẩu thực phẩm và đồ uống sang thị trường Hoa Kỳ
Việt Nam xếp thứ 16 trong số các đối tác thương mại hàng đầu của Hoa Kỳ. Tăng trưởng thương mại giữa hai nước hàng năm đạt 20%. Cán cân thương mại hàng hoá của Việt Nam trong trao đổi thương mại với Hoa Kỳ luôn duy trì thặng dư lớn và vị trí này đã được duy trì 10 năm qua.
Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo "Cơ hội xuất khẩu thực phẩm và đồ uống sang Hoa Kỳ và những yêu cầu của Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm, dược phẩm (FDA) đối với hàng nhập khẩu" do Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương, tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 7/6.
Thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính đến cuối tháng 4/2017, kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đạt 12,4 tỷ USD, chiếm trên 20% tổng kim ngạch hàng xuất khẩu của Việt Nam, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2016.
Nhìn chung về cơ bản, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong những tháng đầu năm 2017 vẫn là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm qua như thuỷ sản, dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện và nông sản…
Tuy nhiên, xu hướng này đang có thay đổi theo hướng giảm dần. Bởi, Việt Nam đang phải đối phó rất nhiều rào cản thương mại tự do.
Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp khó khăn trong việc tăng năng lực sản xuất trong nước, chưa tiếp cận toàn diện, hiểu biết cặn kẽ những quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, dược phẩm khi nhập khẩu cũng như quy trình, thủ tục vào thị trường Hoa Kỳ hiện nay cũng như trong thời gian tới.
Phân tích về những thách thức mới đối với doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, ông David Lennarz, Phó chủ tịch Công ty Registrar Corp cho rằng, doanh nghiệp cần phải có xác minh đại diện tại Hoa Kỳ hoặc xác minh của bên thứ 3 được uỷ quyền. Cả hai trường hợp trên được áp dụng với đăng ký mới hoặc gia hạn.
FDA sẽ không xác nhận bất kỳ giao dịch nào cho tới khi cả đại diện tại Hoa Kỳ và bên thứ ba được uỷ quyền đăng ký đã xác nhận mã xác minh để đồng ý trên cương vị họ được chỉ định. Quy định này không chỉ dành cho cơ sở sản xuất trong nước mà áp dụng cho cả doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Hoa Kỳ.
Tính từ cuối năm 2016 đến đầu năm 2017, số doanh nghiệp Việt Nam đăng ký FDA để xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ giảm giảm khoảng 45% so với thời điểm trước đó.
Nguyên nhân là do doanh nghiệp Việt Nam không có đơn vị tại Hoa Kỳ xác nhận chấp thuận làm đại diện hoặc FDA gửi email cho đại diện tại Hoa Kỳ nhưng đại diện tại Hoa Kỳ bỏ qua bước phản hồi xác nhận.
Do đó, các chuyên gia lưu ý doanh nghiệp Việt Nam, nếu số FDA đã bị huỷ bắt buộc phải đăng ký lại số mới hay hàng trước khi đến cảng, doanh nghiệp cần phải khai báo trước thông tin hàng thông qua doanh nghiệp đại diện tại Hoa Kỳ hoặc bên thứ 3 được ủy quyền.
Thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính đến cuối tháng 4/2017, kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đạt 12,4 tỷ USD, chiếm trên 20% tổng kim ngạch hàng xuất khẩu của Việt Nam, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2016.
Nhìn chung về cơ bản, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong những tháng đầu năm 2017 vẫn là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm qua như thuỷ sản, dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện và nông sản…
Tuy nhiên, xu hướng này đang có thay đổi theo hướng giảm dần. Bởi, Việt Nam đang phải đối phó rất nhiều rào cản thương mại tự do.
Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp khó khăn trong việc tăng năng lực sản xuất trong nước, chưa tiếp cận toàn diện, hiểu biết cặn kẽ những quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, dược phẩm khi nhập khẩu cũng như quy trình, thủ tục vào thị trường Hoa Kỳ hiện nay cũng như trong thời gian tới.
Phân tích về những thách thức mới đối với doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, ông David Lennarz, Phó chủ tịch Công ty Registrar Corp cho rằng, doanh nghiệp cần phải có xác minh đại diện tại Hoa Kỳ hoặc xác minh của bên thứ 3 được uỷ quyền. Cả hai trường hợp trên được áp dụng với đăng ký mới hoặc gia hạn.
FDA sẽ không xác nhận bất kỳ giao dịch nào cho tới khi cả đại diện tại Hoa Kỳ và bên thứ ba được uỷ quyền đăng ký đã xác nhận mã xác minh để đồng ý trên cương vị họ được chỉ định. Quy định này không chỉ dành cho cơ sở sản xuất trong nước mà áp dụng cho cả doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Hoa Kỳ.
Tính từ cuối năm 2016 đến đầu năm 2017, số doanh nghiệp Việt Nam đăng ký FDA để xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ giảm giảm khoảng 45% so với thời điểm trước đó.
Nguyên nhân là do doanh nghiệp Việt Nam không có đơn vị tại Hoa Kỳ xác nhận chấp thuận làm đại diện hoặc FDA gửi email cho đại diện tại Hoa Kỳ nhưng đại diện tại Hoa Kỳ bỏ qua bước phản hồi xác nhận.
Do đó, các chuyên gia lưu ý doanh nghiệp Việt Nam, nếu số FDA đã bị huỷ bắt buộc phải đăng ký lại số mới hay hàng trước khi đến cảng, doanh nghiệp cần phải khai báo trước thông tin hàng thông qua doanh nghiệp đại diện tại Hoa Kỳ hoặc bên thứ 3 được ủy quyền.