“Cơn đau đầu” của các ngân hàng Nga
Dưới áp lực từ các lệnh trừng phạt của phương Tây, những vết thương tài chính đã bắt đầu với các ngân hàng của Nga. Liệu sẽ còn những nỗi đau khác?
Sberbank Europe sẽ phá sản?
Công ty con tại Áo của ngân hàng cho vay lớn nhất Nga, Sberbank, Sberbank Europe sẽ được phép tham gia "thủ tục phá sản bình thường" trong khi các chi nhánh ở Croatia và Slovenia sẽ được bán cho các ngân hàng địa phương, Bộ phận điều hành tài chính của Ủy ban châu Âu đã cho biết trong một bản tường trình.
Người gửi tiền tại công ty con của Áo sẽ được bảo vệ lên tới 100.000 euro (111.265 USD), theo luật châu Âu, trong khi những người gửi tiền ở Croatia và Slovenia sẽ được bảo vệ "không có giới hạn".
Sberbank Europe đã phải đối mặt với các vấn đề tài chính sau khi Liên minh châu Âu công bố các lệnh trừng phạt cứng rắn nhằm ngăn chặn khả năng tiếp cận thị trường vốn của các ngân hàng Nga.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) báo cáo rằng chi nhánh châu Âu đã "phá sản hoặc có khả năng phá sản" sau khi họ trải qua “tác động của căng thẳng địa chính trị". Và việc không thể hỗ trợ cho công ty con tại Áo từ công ty mẹ vì ngân hàng trung ương Nga cấm các tổ chức tài chính gửi tiền mặt tới các quốc gia đã áp đặt lệnh trừng phạt, cũng là một yếu tố khiến Sberbank Europe gặp nguy.
Trên thực tế, Sberbank Europe, có trụ sở chính tại Vienna, là một trong bảy ngân hàng của Áo được giám sát trực tiếp bởi ECB. Ngân hàng Trung ương châu Âu đảm nhận việc giám sát trực tiếp Sberbank Europe vào năm 2014 khi ECB Banking Supervision được thành lập. Ngân hàng này được coi là quan trọng do phạm vi hoạt động xuyên biên giới của họ. Vào cuối năm 2021, ngân hàng này có tài sản 13,6 tỷ euro.
Sberbank Europe được sở hữu 100% bởi công ty mẹ ở Nga của ngân hàng Sberbank, họ cũng có các công ty con ở Bosnia và Herzegovina, Cộng hòa Séc, Hungary và Serbia, vốn không chịu sự giám sát của các cơ quan quản lý châu Âu.
Với trường hợp của công ty con ở Áo, Sberbank xác định việc để ngân hàng này phá sản sẽ "không có tác động tiêu cực đến sự ổn định tài chính". Các công ty con ở Croatia và Slovenia đã mở cửa trở lại bình thường vào thứ tư vừa qua.
Hiệu ứng domino với các ngân hàng Nga?
Theo báo cáo của tờ Bloomberg, dưới áp lực từ các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào hệ thống tài chính của Nga, hai ngân hàng quyền lực nhất của Nga Sberbank và VTB đang gặp nhiều nguy cơ.
Một trong các biện pháp trừng phạt của Mỹ áp đặt đối với các công ty cho vay thuộc sở hữu nhà nước đã khiến đơn vị châu Âu của Sberbank đối mặt với nguy cơ phá sản.
Trong khi đó, tình hình của VTB thậm chí còn ảm đạm hơn. Không giống như Sberbank, ngân hàng số 2 của đất nước đang bị cắt khỏi SWIFT - hệ thống nhắn tin đứng đằng sau phần lớn thương mại toàn cầu - và bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt ngăn chặn hoàn toàn từ Mỹ, một kịch bản mà Giám đốc điều hành Andrey Kostin coi là “một sự gây hấn ”.
Nhà nước Nga đang kiểm soát 92% VTB và 50% Sberbank. Trong khi Sberbank và VTB, cộng lại chiếm hơn 50% tài sản ngân hàng của Nga. Đây là những phần quan trọng trong nỗ lực của Điện Kremlin nhằm xây dựng một pháo đài tài chính có khả năng chống lại sự trừng phạt của Mỹ và các đồng minh phương Tây.
Vào năm 2021, Sberbank đã tạo ra khoảng 17 tỷ USD lợi nhuận theo tỷ giá hối đoái của năm ngoái, nhiều hơn bất kỳ ngân hàng nào ở Tây Âu. VTB chiếm vị trí thứ sáu trong bảng xếp hạng về các giao dịch liên quan đến các nước Đông Âu và đã thúc đẩy sự bùng nổ trong các đợt chào bán cổ phiếu của Nga.
Sberbank có gần 100 triệu khách hàng bán lẻ và nắm giữ khoảng một nửa số tiền gửi bán lẻ của Nga. Ngân hàng này đã đầu tư rất nhiều vào các dịch vụ từ giao hàng cho đến phát trực tuyến phim và điện toán đám mây. Họ đã dự kiến các doanh nghiệp thương mại điện tử của mình sẽ đóng góp tới 5% tổng doanh thu vào năm 2023.
Trong khi 90% hoạt động kinh doanh của VTB liên quan đến Nga, và các văn phòng sang trọng bên cạnh Ngân hàng Trung ương Anh chỉ đóng vai trò như một nền tảng cho các giao dịch ở các khu vực như Châu Phi, Châu Á và Đông Âu.
Nhưng giờ đây, cả hai có thể phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ tăng đột biến khi nền kinh tế Nga bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt. Khi người tiêu dùng và các công ty lo lắng rút tiền từ tài khoản ngân hàng, người cho vay sẽ phải tìm các nguồn tiền đắt hơn.
Ngân hàng trung ương của Nga đã phải tăng hơn gấp đôi lãi suất cơ bản lên 20% trong tuần này, trong nỗ lực ngăn chặn xu hướng sụt giảm trái phiếu và đồng rúp, nhưng điều đó sẽ làm giảm doanh thu của các ngân hàng khi chi phí tăng cao nhưng tăng trưởng cho vay đình trệ. Bên cạnh các giao dịch đầu tư vốn là một lợi ích cho các khoản phí đã phải đóng băng.
Gần đây, Nga đã thực hiện các động thái để hỗ trợ các ngân hàng, bằng cách cho phép các ngân hàng tiếp tục sử dụng tỷ giá hối đoái của tháng trước và cho phép họ sử dụng ngân hàng trung ương để thanh khoản. Điều đó có nghĩa là để đề phòng sự sụp đổ giống như những vụ tấn công các đơn vị của Sberbank ở nước ngoài.
Nhưng theo các nhà quan sát, có lẽ những động thái trên của Nga cũng sẽ không ngăn được nỗi đau mà các ngân hàng nước này sẽ phải gánh chịu. Quan trọng là họ chịu đựng được bao lâu?