Công ty khởi nghiệp và công ty có vốn nước ngoài "hút" các ứng viên tìm kiếm việc làm
Ngày 20/7/ 2018, JobStreet.com đã tổ chức buổi họp báo với chủ đề “Chiến lược trọng điểm tăng tốc triển vọng thị trường việc làm Việt Nam 2018. Thống kê cho thấy, nhu cầu tuyển dụng vẫn ở mức cao, nhưng thống kê cho thấy số lượng nhà tuyển dụng có kế hoạch mở rộng nhân sự chỉ chiếm 50% tổng số nhà tuyển dụng tham gia khảo sát, 10% số lượng nhà tuyển dụng cho biết vẫn duy trì tỉ lệ tuyển dụng trong năm tới.
Tỷ lệ tuyển dụng trong năm 2018 tăng 5% so với năm 2017
Theo nghiên cứu thị trường của SEEK Asia tại 7 quốc gia, nhìn chung hoạt động tuyển dụng trong năm 2018 sẽ không sôi động bằng năm 2017.
Năm nay, nhu cầu tuyển dụng vẫn ở mức cao, nhưng thống kê cho thấy số lượng nhà tuyển dụng có kế hoạch mở rộng nhân sự chỉ chiếm 50% tổng số nhà tuyển dụng tham gia khảo sát (giảm 18% so với 2017), 10% số lượng nhà tuyển dụng cho biết vẫn duy trì tỉ lệ tuyển dụng trong năm tới (tăng 5% so với 2017). Nhu cầu của từng nhà tuyển dụng trên thị trường 6 tháng đầu năm 2018 giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tạ Việt Nam thị trường việc làm từ các công ty khởi nghiệp và các công ty có vốn nước ngoài đang ngày càng được các ứng viên lựa chọn nhiều hơn. Thực tế cho thấy, số doanh nghiệp thành lập mới và tổng số vốn đăng ký của các công ty năm 2018 tăng gấp 3 lần so với năm 2014 (theo báo cáo từ Bộ kế hoạch và Đầu tư). Đồng thời, sự gia tăng mức độ thu hút ứng viên đến với các cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng gấp 10 lần trong năm 2018.
Nền tảng trực tuyến giúp đa dạng hóa lựa chọn việc làm
Bà Lê Thị Huyền Anh - Giám đốc khối kinh doanh của JobStreet.com chia sẻ: "Với công nghệ phát triển, thông qua cổng thông tin việc làm trực tuyến, thị trường tuyển dụng được mong đợi sẽ tiếp tục đa dạng hóa với nhiều loại hình công việc và kỹ năng mới giúp các ứng viên có nhiều sự lựa chọn hơn. Nhưng việc cạnh tranh trong mỗi chuyên ngành sẽ khó hơn, việc ứng tuyển công việc mơ ước tăng lên".
Theo chuyên gia này, đây là cơ hội và thách thức, vì sự năng động của thị trường tuyển dụng đòi hỏi nhiều kỹ năng và vai trò đa nhiệm từ phía ứng viên. Ngược lại, đối với nhà tuyển dụng “Cuộc chiến tranh giành nhân tài trở nên khốc liệt hơn.
Dựa theo Khảo sát chỉ số hạnh phúc của nhân viên, các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chiến lược thu hút và giữ chân nhân viên cũng được tiết lộ, không chỉ là mức lương hay chức vụ. Sự phát triển của công nghệ cũng như cán cân cung - cầu đã chuyển biến thị trường hiện nay không còn là dòng chảy một chiều, được định hướng theo nhu cầu của nhà tuyển dụng, mà ngược lại, ứng viên mới chính là nhân tố dẫn dắt thị trường.
“Bảo hiểm y tế cho gia đình”, “Giao thông thuận tiện” và “Hỗ trợ chi phí thuê nhà ở” là những phúc lợi được khao khát tại Việt Nam, trong khi đó, ứng viên khu vực Đông Nam Á lại mong muốn nhận được “Hỗ trợ chăm sóc trẻ em” hoặc “Giờ làm việc linh hoạt”. Đồng thời, với các phúc lợi lương thưởng, vị trí “Nhân viên” và “Chuyên viên” nhận được sự tăng lương và cam kết thưởng cao hơn các vị trí khác, do đó gia tăng số lượng ứng viên chủ động quan sát thị trường để tìm kiếm các cơ hội tốt hơn.
Với sự khác biệt tổng quan của thị trường tuyển dụng Việt Nam so với khu vực, cùng với các hoạt động tuyển dụng sôi nổi, nền tảng công nghệ cải tiến cần được tận dụng tối đa trong các chiến lược thu hút và giữ chân nhân tài.
Công nghệ phải luôn được cải tiến để cập nhật không ngừng về thói quen, hành vi của ứng viên; cùng với nguồn dữ liệu lớn về sự khác biệt tại các quốc gia trong khu vực để góp phần giải đáp bài toán tuyển dụng nhân tài.