Đài Loan (Trung Quốc) áp dụng quy định mới về ghi nhãn xuất xứ hàng dệt may
Những mặt hàng không ghi nhãn xuất xứ theo quy định sẽ không được phép nhập khẩu vào thị trường này, trừ các mặt hàng đủ điều kiện được Cơ quan quản lý Ngoại thương Đài Loan (Trung Quốc) duyệt riêng theo quy định.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa thông tin về một số quy định mới của Đài Loan (Trung Quốc) liên quan đến ghi nhãn xuất xứ hàng dệt may.
Cụ thể, ngày 15/8/2023, Cơ quan quản lý Ngoại thương Đài Loan (Trung Quốc) (BOFT) đã ban hành Thông báo số 1120152472 về Quy định ghi nhãn xuất xứ một số hàng dệt may.
Những mặt hàng không ghi nhãn theo quy định sẽ không được phép nhập khẩu
Quy định này được xây dựng theo Điều 11 và Điều 20 của Các biện pháp quản lý nhập khẩu hàng hóa vào Đài Loan (Trung Quốc) có hiệu lực từ ngày 23/6/2023.
Theo Quy định, hàng dệt may nhập khẩu được liệt kê trong Chương 61 và 62, các sản phẩm khăn có mã HS 6302.60.00.00-0, 6302.9 1.00.00-3 và vỏ chăn, ga trải giường, mền lông cừu và chăn lông vũ (mền) có mã HS 9404.40.00.00-6, trừ khi có quy định khác, nơi xuất xứ chính xác sẽ phải được đánh dấu trên thân hàng hóa. Những mặt hàng không ghi theo quy định sẽ không được phép nhập khẩu, trừ các mặt hàng đủ điều kiện được BOFT duyệt riêng theo quy định.
Nguồn gốc của hàng hóa phải được đánh dấu bằng nhãn đường may, nhãn hiệu, dập nóng hoặc in ấn, có thể nhìn thấy rõ ràng và phù hợp với thông lệ quốc tế hoặc dấu hiệu thông thường đối với hàng hóa cụ thể đồng thời phải không dễ bị phá hủy và trong những tình huống dự tính được một cách hợp lý, sau khi trải qua quá trình vận tải, phân phối, người tiêu dùng vẫn có thể dễ dàng xác định nơi xuất xứ sản phẩm.
Tuy nhiên, những hàng hóa sau đây không phải tuân theo giới hạn này: Hàng hóa được treo, có giấy hướng dẫn sử dụng đi kèm, hoặc dán nhãn đánh dấu bằng các cách dễ thấy khác: Quần áo trẻ em bằng cotton; Đồ bơi; Đồ lót (trừ áo ngực); Quần áo không có túi có thể lộn đảo hai mặt; Hàng nhập khẩu đã được cắt may, dán nhãn, dán tem hoặc in theo quy định của nước xuất khẩu ban đầu; Các sản phẩm tất dệt kim của mã IIS 6115 nếu không khâu gắn nhãn xuất xứ trên thân mỗi đôi tất thì trên đơn vị bán nhỏ nhất (cùng một sản phẩm) cần ghi nhãn bằng các cách không dễ thay đổi như treo, kẹp thẻ hoặc dán trên hộp.
Nhà nhập khẩu phải đánh dấu quốc gia xuất xứ trên thân sản phẩm bằng tiếng Trung, tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài cùng tên hoặc theo cách thức liệt kê nêu tại Quy định này. Hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia thành viên EU cũng phải ghi nhãn xuất xứ từ EU bằng tiếng Trung, tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài có nghĩa tương đương.
Quy định về bổ sung dán nhãn xuất xứ
Đối với hàng sản xuất tại Đài Loan (Trung Quốc) song được tái nhập khẩu, bất kể có ghi xuất xứ hàng hóa của Đài Loan (Trung Quốc) hay không, nhà nhập khẩu cần cung cấp bằng chứng cho cơ quan hải quan để chứng minh đây là sản phẩm nội địa, nếu không cung cấp được bằng chứng thì phải thực hiện theo yêu cầu của Quy định này.
Hàng hóa nguyên liệu hoặc bán thành phẩm thông qua hợp đồng gia công được BOFT chấp thuận tái nhập khẩu, lại tái xuất sang các khu vực cụ thể như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Brazil..., nếu quy trình sản xuât chính được thực hiện tại Dài Loan (Trung Quốc) tuân thủ “Tiêu chí xác định quy trình sản xuất chính của hàng dệt may xuất khẩu sang các khu vực cụ thể”, hàng hóa được gia công và tái nhập khẩu có thể không ghi nơi xuất xứ hoặc được coi là có ghi nơi xuất xứ đối với hàng sản xuất trong nước.
Hàng hóa không được liệt kê trong Điểm 3 Quy định này song do không thể ghi xuất xứ trên thân sản phẩm hoặc không thể ghi xuất xứ do công dụng đặc thù hoặc trong các trường hợp đặc biệt khác có thể nộp đơn lên BOFT để được miễn trừ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm thco chuyên án riêng.
Hàng hóa nhập khẩu đã được hải quan kiểm tra xác nhận nguồn gốc xuất xứ, nếu xuất xứ không được đánh dấu theo các quy dịnh này hoặc nơi sản xuất không tuân thủ các quy dịnh này, nhà nhập khẩu phải nộp đơn xin phép với BOFT cam kết bổ sung dán nhãn xuất xứ phụ để được phép nhập khẩu theo chuyên án riêng. Trường hợp nhà nhập khẩu không tự bổ sung nơi xuất xứ thì cần gửi kèm thư đồng ý cho phép bổ sung của Nhà sản xuất.
Văn bản cam kết bổ sung dán nhãn phải nêu rõ các nội dung gồm: (1) Xuất xứ hàng hóa bổ sung; (2) Thời điểm hàng về đến kho nhập khẩu; (3) Ngày bắt đầu và kết thúc việc bổ sung; (4) Phương pháp dán nhãn phụ, bao gồm chất liệu dán nhãn, thông số kỹ thuật và vị trí dán nhãn phụ; (5) Tên và địa chỉ của nhà sản xuất bổ sung.
Hàng nhập khẩu đã được phê duyệt bổ sung dán nhãn xuất xứ thì được dán bổ sung tại kho nhập khẩu ban đầu. Nhà nhập khẩu phải thông báo cho BOFT trước khi thực hiện. BOFT sẽ thông báo cho Hải quan giám sát quá trình bổ sung và sau khi kiểm tra rằng thực sự đã hoàn thành tiêu chuẩn xuất xứ bổ sung, BOFT sẽ yêu cầu Hải quan phê duyệt cho phép nhập khẩu.
Hoạt động bổ sung nguồn gốc hàng hóa nhập khẩu được hoàn thành trong thời hạn 30 ngày kế từ ngày Nhà nhập khẩu nhận được công văn chấp thuận của BOFT. Trong thời hạn này mà chưa thực hiện xong hoặc đã dán nhãn bổ sung song vẫn không đạt yêu cầu sẽ không được phê duyệt cho phép nhập khẩu trừ lý do chính đáng và Nhà nhập khẩu có đơn đề nghị BOFT gia hạn và được BOFT phê duyệt.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may có thể chủ động nắm bắt và đáp ứng được các quy định mới của Đài Loan (Trung Quốc), Cục Xuất nhập khẩu đề nghị các hiệp hội phối hợp thông tin về các quy định đến các doanh nghiệp, thu thập tổng hợp thông tin về đánh giá tác động của các quy định mới này đối với doanh nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu ngành hàng dệt may. Đồng thời đề xuất các giải pháp đối với Bộ, ngành về chính sách, chương trinh khuyến khích, ưu đãi, hỗ ượ doanh nghiệp ngành dệt may để triển khai thực hiện đáp ứng các quy định nêu trên.