Đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước trong bối cảnh đại dịch COVID-19


Năm 2021, đại dịch COVID-19 tái bùng phát và lan rộng ra nhiều địa phương, ảnh hưởng mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, khiến việc cân đối ngân sách nhà nước khó khăn hơn trước áp lực tăng chi cho phòng, chống dịch COVID-19, hỗ trợ người dân, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, nhờ chủ động trong điều hành, nhiều mục tiêu tài chính – ngân sách nhà nước năm 2021 đề ra đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đây là tiền đề vững chắc để triển khai nhiệm vụ quản lý, điều hành ngân sách nhà nước trong năm 2022 trong bối cảnh dịch COVID-19 có thể còn kéo dài, nguy cơ xuất hiện những biến chủng mới phức tạp, nguy hiểm hơn.

Lễ ra mắt Quỹ Vắc xin phòng, chống COVID-19 (ngày 5/6/2021).
Lễ ra mắt Quỹ Vắc xin phòng, chống COVID-19 (ngày 5/6/2021).

Điu hành ngân sách nhà nưc ch đng, cht ch, đm bo các mc tiêu đ ra

Nhiệm vụ ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021 được triển khai thực hiện trong bối cảnh đất nước gặp những khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi.

Kinh tế thế giới phục hồi so với năm 2020 nhưng chưa ổn định và vẫn bị ảnh hưởng nặng nề do các đợt bùng phát dịch COVID-19, với những biến thể mới có tốc độ lây lan nhanh và nguy hiểm hơn.

Trong nước, nhờ sựvào cuộc quyết liệt của cả ệ thống chính trịvà sự ủng hộ, chia sẻ, đoàn kết, thống nhất của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp (DN), công tác phòng, chống dịch bệnh được thực hiện quyết liệt, đồng bộ, kịp thời; chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 đã khẩn trương được triển khai thực hiện; tình hình dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn... Tình hình trên đã ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ NSNN năm 2021.

Chính sách tài khóa ng phó vi dch COVID-19, tháo g khó khăn cho DN và h tr ngưi dân

Để ứng phó với đại dịch COVID-19, hỗ trợ DN và người dân vượt qua khó khăn, nhiều chính sách về thu, chi NSNN đã được ban hành và khẩn trương triển khai thực hiện.

Chính sách về thu NSNN

Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất các cấp có thẩm quyền kịp thời điều chỉnh các chính sách tài khóa nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho DN, hộ gia đình và người dân, như: Tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế(thuế thu nhập DN - TNDN, giá trị gia tăng - GTGT, thu nhập cá nhân - TNCN), tiền thuê đất từ quý I/2021 cho các đối tượng gặp khókhăn do ảnh hưởng dịch COVID-19; tiếp tục giảm 30% mức thuếbảo vệmôi trường đối với nhiên liệu bay trong cả năm 2021; cho phép tính vào chi phí các khoản chi ủng hộ, tài trợ (tiền, hiện vật) cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN của DN; tiếp tục miễn giảm 30 loại phí, lệ phí trong năm 2021.

Đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 ảnh hưởng nặng nề tới DN, người dân, Bộ Tài chính đã khẩn trương trình các cấp có thẩm quyền ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ DN, người dân chịu tác động của dịch COVID-19; trong đó quy định 04 giải pháp về miễn, giảm thuế gồm:

(i) Giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của năm 2021 đối với trường hợp người nộp thuế theo quy định của Luật Thuế TNDN có doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019;

(ii) Miễn thuế TNCN, thuế GTGT và các loại thuế khác phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tháng trong quý III, IV/2021 đối với hộ, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các địa bàn cấp huyện chịu tác động của dịch COVID-19 trong năm 2021;

(iii) Giảm thuế GTGT kể từ ngày 01/11/2021 đến hết ngày 31/12/2021 đối với nhiều dịch vụ, hàng hóa;

(iv) Miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 của các khoản nợ tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với DN, tổ chức phát sinh lỗ trong năm 2020.

Bên cạnh đó, trong các tháng cuối năm, nhiều giải pháp hỗ trợ sản xuất - kinh doanh cũng đã được ban hành như: Giảm 30% tiền thuê đất phải nộp năm 2021 cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19; giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước từ ngày 01/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022; gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế các tháng 10, 11/2021 đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.

Ước tính tổng giá trị tiền thuế, tiền thuê đất, phí và lệ phí được miễn giảm, gia hạn năm 2021 để hỗ trợ các DN và người dân khoảng 145 nghìn tỷ đồng (trong đó: số tiền gia hạn khoảng 120 nghìn tỷ đồng; số tiền miễn, giảm khoảng 25 nghìn tỷ đồng).

Trong tổ chức thực hiện, với phương châm đơn giản, thuận tiện, tạo điều kiện cho DN, hộ kinh doanh sớm được thụ hưởng chính sách, cơ quan Thuế, Hải quan đã triển khai nhiều giải pháp tạo thuận lợi về thủ tục thuế, hải quan, đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tránh việc trục lợi dụng chính sách. Qua đó, các biện pháp hỗ trợ đã có tác động tích cực, được cộng đồng DN, người dân đánh giá cao.

Trong năm 2021, đã thực hiện miễn, giảm, giãn ước khoảng 119,4 nghìn tỷ đồng tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch COVID-19, gồm:

(i) 96,9 nghìn tỷ đồng gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất theo các Nghị định số 52/2021/NĐ-CP và số 104/2021/NĐ-CP của Chính phủ;

(ii) 22,5 nghìn tỷ đồng miễn, giảm thuế, phí, lệ phí. Tính cả số miễn, giảm theo các chính sách ban hành trong năm 2020 nhưng tiếp tục được thực hiện trong năm 2021 là 16,8 nghìn tỷ đồng và hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là 38 nghìn tỷ đồng, thì tổng số đã thực hiện miễn, giảm, giãn trong năm 2021 khoảng 174,2 nghìn tỷ đồng.

Chính sách về chi NSNN

Quán triệt quan điểm tập trung ưu tiên cho phòng, chống dịch COVID-19 với nỗ lực cao nhất để kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã hội và ổn định đời sống nhân dân, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều chế độ, chính sách cho các lực lượng y tế, quân đội, công an tham gia tuyến đầu chống dịch, quy định về chi phí cách ly, khám, chữa bệnh; chi hỗ trợ tiền ăn và bồi dưỡng chống dịch COVID-19; chi mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.

Bộ Tài chính đã phối hợp trong việc xây dựng, trình Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ người dân theo các Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 và Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 08/10/2021, theo đó, dự kiến hỗtrợcho khoảng 14,95 triệu người lao động và người sử dụng lao động, với nhu cầu nguồn lực ước tính khoảng 26,25 nghìn tỷ đồng, trong đó: chi từ NSNN khoảng 2,15 nghìn tỷ đồng; nguồn tái cấp vốn qua Ngân hàng Chính sách xã hội khoảng 7,45 nghìn tỷ đồng; từ các Quỹ Bảo hiểm (Quỹ Bảo hiểm xã hội, Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Quỹ Hưu trí và tử tuất) là 16,65 nghìn tỷ đồng.

Trong bối cảnh COVID-19, Bộ Tài chính đã chủ động ưu tiên cân đối nguồn cho công tác phòng chống dịch và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trình Quốc hội yêu cầu các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, kinh phí công tá c trong và ngoài nước, tiết kiệm thêm 10% kinh phí chi thường xuyên khác còn lại của năm; thu hồi các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai để bổ sung dự phòng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, tập trung kinh phí cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Các địa phương chủ động sử dụng nguồn dự phòng, dự trữ và nguồn lực hợp pháp khác (gồm nguồn cải cách tiền lương còn dư) để chi phòng, chống dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, để có thêm nguồn kinh phí mua và tiêm vắc xin, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Quỹ vắc-xin phòng COVID-19 để huy động nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân. Đến nay, Quỹ đã huy động được khoảng 8,8 nghìn tỷ đồng.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng tích cực phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định sử dụng một phần kết dư của từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 (Tổng quy mô gói hỗ trợ khoảng 38 nghìn tỷ đồng). Đến nay, Bảo hiểm xã hội đã giải quyết thủ tục hưởng hỗ trợ cho 12,5 triệu người lao động với tổng số tiền 29,5 nghìn tỷ đồng.

 Kết quả tích cực từ thực hiện nhiệm vụ thu, chi NSNN năm 2021

Về thu NSNN

Bộ Tài chính đã chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý thu, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho DN, phấn đấu tăng thu ở những địa bàn, lĩnh vực có điều kiện, quyết liệt xử lý thu hồi nợ đọng thuế.

Với đà tăng trưởng của nền kinh tế từ những tháng cuối năm 2020, một số ngành, lĩnh vực được hưởng lợi từ chính sách nới lỏng về tài khóa, tiền tệ (như: ngân hàng, chứng khoán, bất động sản...) tạo thêm nguồn thu cho NSNN; Giá dầu thô thực tế tăng so với giá dự toá n; kim ngạch xuất, nhập khẩu vẫn duy trì đà tăng trưởng cao, góp phần tạo thêm nguồn thu cho NSNN.

Bên cạnh đó, với các quyết tâm, nỗ lực phòng chống dịch của toàn Đảng, toàn dân, tình hình dịch COVID-19 đã được kiểm soát, các hoạt động kinh tế - xã hội đã dần được mở cửa trở lại kể từ tháng 10/2021, lao động được trở lại làm việc ở những nơi có đủ điều kiện, bảo đảm an toàn dịch bệnh.

Theo đó, thu NSNN đạt mức cao hơn so với đánh giá báo cáo Quốc hội khóa XV kỳ họp thứ 2 (tháng 10 11/2021), với tổng số thu NSNN năm 2021 đạt 1.563,3 nghìn tỷ đồng, vượt 16,4% (219,9 nghìn tỷ đồng) so dự toán, tăng 3,7% so với thực hiện năm 2020; trong đó, chủ yếu tăng thu từ dầu thô, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu và thu tiền sử dụng đất; thu thuế, phí nội địa từ hoạt động sản xuất - kinh doanh vượt 14,5% dự toán, tăng 11,3% so với thực hiện năm 2020; tỷ lệ động viên vào NSNN đạt 18,6% GDP ước thực hiện (vượt mục tiêu kế hoạch đề ra là 15,5%GDP).

Theo phân cấp quản lý, thu ngân sách trung ương ước đạt 106,7% dự toán; thu ngân sách địa phương ước đạt 128,2% dự toán.

Về chi NSNN

Nhờ chủ động trong điều hành, các nhiệm vụ chi NSNN năm 2021 đã cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra. Tổng số chi NSNN năm 2021 ước đạt 1.879 nghìn tỷ đồng, bằng 111,4% dự toán; đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chi phát sinh theo tiến độ thực hiện củ a đơn vị sử dụng ngân sách; ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, khắ c phụ c hậ u quả thiên tai, dị ch bệnh, đả m bảo quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội và thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn.

Đến ngày 31/12/2021, NSNN đã quyết định chi 45,1 nghìn tỷ đồng cho phòng chống dịch COVID-19 và 28,9 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, tổng cộng là 74 nghìn tỷ đồng (trong đó, trung ương đã chi 26,3 nghìn tỷ đồng, các địa phương đã chi từ NSĐP 47,7 nghìn tỷ đồng). Tiến độ giải ngân vố n đầu tư phát đến hết 31/12/2021 đạt 74,7% dự toán Quốc hội giao, đạt 77,3% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chi 7,94 nghìn tỷ đồng từ Quỹ Vắc-xin phòng COVID-19 để mua vắc-xin; cùng với đó đã kịp thời xuất cấp vật tư, trang thiết bị dự trữ quốc gia cho công tác phòng, chống dịch; xuất cấp 158,2 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và hỗ trợ trong dịp Tết và giáp hạt đầu năm 2021 (trong đó, xuất cấp 141,97 nghì n tấ n gạo dự trữ quố c gia hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 ở 33 địa phương).

Về cân đối NSNN

Với kết quả thu, chi NSNN nêu trên, cân đối NSTW và NSĐP được đảm bảo. Ước tính năm 2021, bội chi NSNN thực hiện đạt dưới 4% GDP.

Bộ Tài chính đã chủ động điều hành việc phát hành trái phiếu chính phủ để vừa sử dụng có hiệu quả ngân quỹ nhà nước, vừa đảm bảo nguồn thanh toán, chi trả kịp thời các khoản nợ gốc đến hạn và góp phần định hướng sự phát triển của thị trường, cơ cấu lại nợ công. Lũy kế đến ngày 31/12/2021 đã thực hiện phát hành được 318,2 nghìn tỷ đồng trái phiếu chính phủ, với kỳ hạn bình quân 13,92 năm, lãi suất bình quân 2,3%/năm.

Các gii pháp đm bo cân đi NSNN trong bi cnh dch COVID-19 din biến khó lưng

Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn.

Dịch COVID- 19 còn có thể kéo dài, quá trình phục hồi và tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 được dự báo thấp hơn năm 2021. Bên cạnh đó, nguy cơ lạm phát và bong bóng tài sản, khả năng thắt chặt dần các chính sách tài khóa, tiền tệ của một số nền kinh tế lớn nhằm kiểm soát lạm phát và an toàn tài chính, biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan và các dịch bệnh khác cũng là những rủi ro ảnh hưởng tới sự phục hồi kinh tế thế giới.

Trong nước, kinh nghiệm, năng lực, khả năng ứng phó dịch bệnh tiếp tục được nâng lên nhưng nguồn lực của Nhà nước, DN và người dân có hạn. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội phụ thuộc lớn vào việc kiểm soát được dịch bệnh để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

2022 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021-2025 và Kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia 2021-2025.

Trên cơ sở Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng, Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021-2025, với dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước, cùng các yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu NSNN năm 2022 được xác định là: Huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước để phòng, chống, kiểm soát dịch COVID-19, tận dụng tốt các cơ hội thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội;

Tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội; tiếp tục cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công, bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, phát huy sự chủ động của các bộ, ngành, địa phương; đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa gắn liền với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới khu vực sự nghiệp công lập, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, triệt để tiết kiệm chi NSNN.

Dự toán tổng thu cân đối NSNN năm 2022 là 1.411,7 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 3,4% so với ước thực hiện năm 2021. Tỷ lệ huy động vào NSNN khoảng 15,1% GDP, trong đó từ thuế, phí khoảng 12,7% GDP. Với mức thu như trên và giữ bội chi NSNN ở mức tương đương 4%, dự toán tổng chi cân đối NSNN năm 2022 là 1.784,6 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 76,9 nghìn tỷ đồng (+4,5%) so với dự toán năm 2021.

Nhiệm vụ đặt ra cho năm 2022 là phải kiểm soát an toàn, hiệu quả với dịch bệnh, củng cố năng lực hệ thống y tế, mở rộng và tăng cường diện bao phủ vắc-xin, mặt khác phải có các giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm nhanh chóng khôi phục các hoạt động của nền kinh tế, khắc phục sự đứt gãy của các chuỗi cung ứng, phục hồi thị trường lao động.

Trong bối cảnh đó, chính sách tài khóa sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng vừa tạo động lực hỗ trợ cho nền kinh tế, các DN và người dân, vừa phải đảm bảo an ninh, an toàn tài chính quốc gia, ổn định vĩ mô. Vừa qua, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trình Quốc hội thông qua dự toán NSNN năm 2022 cùng với nhiều giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, trước yêu cầu nhanh chóng tận dụng cơ hội phục hồi và phát triển kinh tế, Bộ Tài chính đang cùng với các bộ, ngành nghiên cứu ban hành các giải pháp về tài khóa - tiền tệ cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ tài chính – NSNN năm 2022, Bộ Tài chính sẽ tập trung tổ chức thực hiện 06 nhóm giải pháp trọng tâm gồm:

Một là, nghiên cứu hoàn thiện chính sách về thu NSNN, phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất, động viên hợp lý nguồn lực phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Hai là, nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng NSNN; triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, bảo đảm tính bền vững, an ninh, an toàn tài chính quốc gia.

Ba là, tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập, giá dịch vụ công.

Bốn là, đẩy mạnh tái cấu trúc, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN; nâng cao hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; bảo đảm dự toán thu NSNN.

Năm là, phát triển bền vững, vận hành an toàn, thông suốt thị trường tài chính và dịch vụ tài chính, thực hiện quản lý giá theo nguyên tắc thị trường, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, ổn định các cân đối lớn, hỗ trợ tăng trưởng.

Sáu là, chú trọng cải cách hành chính, xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh, minh bạch, đặc biệt là trong lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc nhà nước.

*Dương Tiến Dũng - Phó vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính).

**Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 1+2 - Tháng 01/2022.