Đặt ra mục tiêu tăng trưởng cao cho năm 2022, Trung Quốc phát đi thông điệp gì?

Theo Trung Mến/nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn

Hơn 2 năm sau khi đại dịch COVID19 bắt đầu bùng nổ tại Vũ Hán, lợi ích của quá trình phục hồi kinh tế Trung Quốc vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu hiện đang giảm dần.

Ảnh: WSJ
Ảnh: WSJ

Bằng việc áp dụng mức mục tiêu tăng trưởng 5,5% trong năm nay, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đặt ra ngưỡng tăng trưởng khá cao với một nền kinh tế đang đương đầu với quá nhiều yếu tố thách thức tại nội địa và ở nước ngoài, đồng thời dọn đường cho khả năng có thể áp dụng các biện pháp kích thích tăng trưởng mạnh tay trong những tháng sắp tới, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal.

Giới chức Bắc Kinh vào ngày thứ Bảy công bố họ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 5,5% trong năm nay. Khi mà mức đó thấp hơn so với bất kỳ mức nào tính từ khi Trung Quốc bắt đầu đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vào năm 1994, các chuyên gia kinh tế khẳng định rằng với bối cảnh năm hiện tại, con số tăng trưởng trên khó đạt được hơn so với mức mục tiêu 6% hoặc hơn nữa bởi xét đến thách thức mà nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang đương đầu.

Hơn 2 năm sau khi đại dịch COVID19 bắt đầu bùng nổ tại Vũ Hán, lợi ích của quá trình phục hồi kinh tế Trung Quốc vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu hiện đang giảm dần, nó phản ánh cho áp lực lớn dần tại nội địa và ở nước ngoài.

Quá trình đi xuống của thị trường bất động sản có nguyên nhân chủ yếu từ các biện pháp của chính phủ, các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt đã khiến cho tiêu dùng cá nhân giảm mạnh. Giờ đây, nhiều yếu tố bất ổn xung quanh giá năng lượng và các biện pháp trừng phạt liên quan đến việc Nga tấn công quân sự vào Ukraina đang khiến cho tình hình khó khăn hơn.

“Trung Quốc hiện đang chịu áp lực kép của việc nhu cầu đi xuống, nguồn cung gián đoạn và kỳ vọng suy giảm. Tại nội địa Trung Quốc vẫn phát hiện nhiều ca nhiễm COVID-19. Tốc độ phục hồi của tiêu dùng và đầu tư đang chững lại. Ngày một khó để có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, nguồn cung năng lượng và nguyên liệu thô hiện vẫn không đủ”, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố.

Để loại trừ COVID-19, Trung Quốc đã đóng cửa một số khu vực biên giới vào năm ngoái. Các biện pháp hạn chế kiểu này và quy định tại nhiều cảng biển của Trung Quốc, cửa ngõ đưa hàng Trung Quốc ra thế giới, có thể gây ra nhiều gián đoạn trong chuỗi cung ứng.

Giám đốc Viện nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore đồng thời là cựu chuyên gia kinh tế Ngân hàng Thế giới (WB), ông Bert Hofman, phân tích: “Xét đến nhiều thách thức mà các nhà hoạch định chính sách kinh tế Trung Quốc đang đối mặt, mức mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5,5% dường như quá cao.

Với ông Hofnman và nhiều chuyên gia kinh tế Mỹ khác, những mục tiêu tham vọng phản ánh ưu tiên chính trị của một năm mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ có nhiều thay đổi mới.

Việc đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế mới cũng phát đi tín hiệu cho thấy sẽ có thêm các biện pháp can thiệp từ chính phủ Trung Quốc, trong đó có việc chính phủ tăng cường chi tiêu vào cơ sở hạ tầng.

Nhìn từ góc độ chính sách tiền tệ, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã hạ lãi suất chủ chốt 2 lần tính từ tháng 12/2021. Họ cũng có thể sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách hơn nữa khi mà lạm phát không phải vấn đề quá lớn ở Trung Quốc. Vào ngày thứ Bảy, Trung Quốc giữ lạm phát tiêu dùng ở mức phù hợp 3% bất chấp việc giá dầu tăng cao, như vậy NHTW sẽ vẫn tiếp tục có khả năng nới lỏng chính sách.

Bắc Kinh đồng thời có thể sẽ nới lỏng một số biện pháp cải tổ mà nước này đã áp dụng trong năm ngoái với lĩnh vực công nghệ và bất động sản. Đồng thời họ cũng đang nhắm đến việc giải quyết những yếu tố mất cân bằng trong dài hạn, niềm tin người tiêu dùng và tăng trưởng mức lương trong ngắn hạn đi xuống.

Bắc Kinh cũng phát đi thông điệp cố gắng ngăn sự suy giảm trên thị trường bất động sản, lĩnh vực đóng góp khoảng 20% trong tăng trưởng kinh tế nói chung của Trung Quốc và đồng thời là nguồn thu quan trọng cho Chính phủ.