Đâu là khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp khi áp dụng TWI?

Hạ Băng

Hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm, chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng. Một trong những công cụ cải tiến tiêu biểu hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề này là mô hình nhóm huấn luyện TWI.

TWI tập trung đầu tư vào con người, giúp doanh nghiệp tối ưu nguồn lực sẵn có nhằm đảm bảo sản lượng, nâng cao năng suất, ổn định chất lượng
TWI tập trung đầu tư vào con người, giúp doanh nghiệp tối ưu nguồn lực sẵn có nhằm đảm bảo sản lượng, nâng cao năng suất, ổn định chất lượng

TWI là hình thức đào tạo tại doanh nghiệp với các chương trình huấn luyện kỹ năng thiết yếu cho các cấp giám sát viên.

Nguyên tắc của TWI là phát triển một phương pháp đã chuẩn hóa, rồi đào tạo chuyên sâu những huấn luyện viên TWI về phương pháp chuẩn này. Những huấn luyện viên TWI sẽ đào tạo những nhóm người khác (giám sát viên) sử dụng các phương pháp chuẩn để xử lý các vấn đề cụ thể.

Hiểu đơn giản, TWI tập trung đầu tư vào con người, giúp doanh nghiệp tối ưu nguồn lực sẵn có nhằm đảm bảo sản lượng, nâng cao năng suất, ổn định chất lượng, rút ngắn thời gian giao hàng, tối ưu chi phí và tạo môi trường làm việc hài hòa.

TWI gồm 3 chương trình huấn luyện chính: JIT (Job Instruction Training) - kỹ năng chỉ dẫn việc; JMT (Job Methods Training) - kỹ năng cải tiến phương pháp làm việc; JRT (Job Relations Training) - kỹ năng quan hệ công việc. Cả 3 chương trình hầu như tập trung đào tạo cho nhóm đội ngũ quản lý giám sát trong doanh nghiệp.

Để áp dụng TWI, doanh nghiệp cần chuẩn bị các yếu tố như: Hệ thống quản trị - doanh nghiệp đã áp dụng các hệ thống quản lý như ISO hoặc công cụ cải tiến là một lợi thế.

Cam kết của lãnh đạo, lãnh đạo tham gia với vai trò quan sát và hỗ trợ mọi nguồn lực cần thiết; nguồn lực về con người, tài chính, sắp xếp kế hoạch công việc, người hỗ trợ; con người gồm các giám sát viên là giám đốc, trưởng phòng, phó phòng, quản đốc, tổ trưởng, trưởng ca, trưởng nhóm; nơi thí điểm - 1 công ty, 1 nhà máy, 1 phân xưởng, 1 bộ phận.

Thời gian qua, thực tế triển khai mô hình TWI, các doanh nghiệp đều gặp không ít khó khăn, thậm chí là thất bại do thói quen làm việc, trình độ của công nhân.

Khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp là thay đổi tư duy và thói quen của người lao động. Công nhân thường làm theo thói quen và cảm thấy gò bó khi công ty đưa vào một quy trình chuẩn hóa.

Tuy nhiên, sau một thời gian kiên trì áp dụng và có sự giám sát liên tục, đồng thời cùng với sự giám sát và trao đổi thường xuyên của các cấp lãnh đạo, công nhân tại nhiều doanh nghiệp đã thay đổi tư duy, nhìn nhận vấn đề một cách tích cực, ngày càng hợp tác, phát triển tốt hơn.

Cùng đó, việc triển khai các hoạt động cải tiến phương pháp làm việc đã giúp doanh nghiệp giảm các tổn thất lãng phí, giảm tỷ lệ tai nạn; giảm sự lệ thuộc vào thợ lành nghề, nhân viên kinh nghiệm lâu năm, rút ngắn thời gian đào tạo nhân viên mới.

Chỉ số chất lượng sản phẩm luôn được duy trì ở mức cao tạo nên một môi trường làm việc giữa công nhân và người lãnh đạo có tinh thần hợp tác, đoàn kết, gia tăng sự hài lòng trong công việc, gắn bó tích cực hơn. Người công nhân làm việc theo quy trình được chuẩn hóa và an toàn...

 

TWI gồm 3 chương trình huấn luyện chính: JIT (Job Instruction Training) - kỹ năng chỉ dẫn việc; JMT (Job Methods Training) - kỹ năng cải tiến phương pháp làm việc; JRT (Job Relations Training) - kỹ năng quan hệ công việc. Cả 3 chương trình hầu như tập trung đào tạo cho nhóm đội ngũ quản lý giám sát trong doanh nghiệp.