Điện hạt nhân Việt Nam có thể mang lại doanh thu “khủng” cho doanh nghiệp Mỹ
Theo một tính toán của Viện Năng lượng hạt nhân Mỹ mới đây, thị trường hạt nhân dân sự tại Việt Nam có thể mang lại cho các doanh nghiệp Mỹ khoản doanh thu “khủng”, từ 10-20 tỷ USD. Đây là khoản doanh thu khổng lồ hấp dẫn các nhà đầu tư Mỹ quan tâm tới thị trường điện hạt nhân của Việt Nam.
Trước đó, ngày 06/5/2014, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear đã ký chính thức Hiệp định hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ về sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân. Đây là cơ sở để các tập đoàn Mỹ quan tâm nhiều hơn tới thị trường năng lượng hạt nhân Việt Nam.
GE Hitachi là một trong nhiều doanh nghiệp Mỹ quan tâm tới thị trường điện hạt nhân dân sự của Việt Nam với mục tiêu năng lượng hạt nhân sẽ đáp ứng trên 10% nhu cầu tiêu dùng điện năng trong nước vào năm 2030, 20 - 50% vào năm 2050. Mô hình đáy thùng lò phản ứng hạt nhân công nghệnước sôi của công ty năng lượng hạt nhân General Electric Hitachi tại North Carolina, Mỹ là một trong hai công nghệ lò phổ biến của các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới.
Hội nghị Thượng đỉnh An ninhhạt nhân lần thứ 4 cũng vừa diễn ra tại Thủ đô Washington, Hoa Kỳ, ngày 1/4/2016. Với trách nhiệm là Cơ quan pháp quy hạt nhân của Việt Nam, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm thực hiện công tác quản lý nhà nước về an ninh hạt nhân, bao gồm an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và cở sở hạt nhân...
Theo Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, trong hoạt động về an ninh hạt nhân, Việt Nam đã đạt được khá nhiều thành tựu. Đó là tăng cường an ninh vật liệu hạt nhân và nguồn phóng xạ; đóng góp vào việc giảm thiểu sử dụng nhiên liệu độ giàu cao (HEU); Đấu tranh chống buôn bán trái phép vật liệu hạt nhân và vật liệu phóng xạ khác; Ủng hộ các văn kiện quốc tế đa phương và hợp tác với các tổ chức quốc tế./.