Điều tra Ngân hàng Trung Quốc trước nghi vấn rửa tiền
(Tài chính) Ngân hàng trung ương và các nhà quản lý tiền tệ Trung Quốc sẽ tiến hành điều tra phóng sự CCTV cáo buộc BOC phạm luật trong chuyển tiền ra nước ngoài.
Cuộc điều tra sẽ tập trung vào việc liệu Ngân hàng Trung Quốc (BOC) có vi phạm quy định trong hoạt động chuyển tiền hoặc hỗ trợ hoạt động rửa tiền hay không. Tuy nhiên, việc bắt đầu cuộc điều tra không có nghĩa là BOC, trụ sở tại Bắc Kinh, đã có sai phạm.
BOC, ngân hàng ngoại hối lớn nhất Trung Quốc, hôm 9/7 đã bác bỏ phóng sự của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cho rằng ngân hàng này đã lách luật bằng cách giúp đỡ nhiều khách hàng chuyển những khoản tiền nhân dân tệ khổng lồ ra nước ngoài và chuyển đổi thành ngoại tệ thông qua hệ thống gọi là “Youhuitong”. BOC cho biết đã áp dụng dịch vụ chuyển tiền nhân dân tệ từ năm 2011 với sự phê chuẩn của cơ quan thẩm quyền.
Trung Quốc hiện đang hạn chế lượng tiền cá nhà và tổ chức được phép chuyển ra nước ngoài. Theo quy định mỗi cá nhân chỉ được phép đổi hoặc chuyển ra nước ngoài 50.000 USD/năm và các cá nhân bị cấm trực tiếp chuyển tiền ra nước ngoài. Các doanh nghiệp chỉ được phép đổi đồng nhân dân tệ sang đồng ngoại tệ theo mục đích đã được phê duyệt như thanh toán cho hàng nhập khẩu hoặc đầu tư nước ngoài đã được cấp phép.
Trong những năm gần đây các nhà hoạch định chính sách đã tiến hành nhiều biện pháp kể cả cho phép việc luân chuyển vốn tự do hơn vào ra Trung Quốc như một nỗ lực nâng cao độ phổ biến toàn cầu của đồng nhân dân tệ.
Không còn phù hợp
Chen Xingyu, nhà phân tích tại Phillip Securities Research ở Thượng Hải, cho biết “Việc hạn chế ngoại hối của Trung Quốc không còn phù hợp với một nền kinh tế đang tăng trưởng và công cuộc biến đồng nhân dân tệ thành đồng tiền toàn cầu. Những lỗ hổng và bất thường có thể xảy ra trong quá trình bãi bỏ quy định, nhưng điều đó không có nghĩa là định hướng này sai”.
Thông đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên (Zhou Xiaochuan) cho biết còn quá sớm để bình luận về phóng sự trên CCTV. “Trước hết chúng tôi cần biết rõ điều gì đang thực sự diễn ra”, ông Chu cho biết trong Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung hôm 11/7.
Cổ phiếu của BOC tại Hong Kong giảm 0,9% xuống gần 3,46 đôla Hong Kong trong khi chỉ số Hang Seng Index (HSI) tăng 0,3%.
‘Ngân hàng ngầm’
Phóng sự của CCTV đề cập đến ‘ngân hàng ngầm’ và ‘việc rửa tiền’ là hoàn toàn không đúng sự thật, BOC tuyên bố như vậy trong thông báo ra ngày 10/7. Dịch vụ chuyển đồng nhân dân tệ qua biên giới chỉ được thực hiện cho mục đích định cư và đầu tư tài sản tại nước ngoài.
Youhuitong tập trung vào các khách hàng mong muốn đầu tư hoặc di cư đến Bắc Mỹ, Australia và một số nước châu Âu, phóng sự CCTV nêu rõ, có đề cập đến các tài liệu mật do các nhân viên BOC đưa ra.
Trong khi đó, BOC nêu rõ, dịch vụ của BOC tuân thủ mọi quy định và chỉ được khởi động sau khi thông báo với cơ quan thẩm quyền. Nhiều ngân hàng thương mại tại tỉnh Quảng Đông cũng đang cung cấp dịch vụ tương tự theo một chương trình thử nghiệm, BOC cho biết.
Sự hiểu lầm
Ming Tan, nhà phân tích tại Jefferies LLC ở Hong Kong cho biết “Sự bí mật đã dẫn đến những hiểu lầm. Chúng tôi không tin BOC, một ngân hàng nhà nước quy mô lớn, sẽ thực hiện một nghiệp vụ phi pháp như vậy chỉ để kiếm một khoản lợi nhỏ”.
Ông Tan ước tính dịch vụ Youhuitong đóng góp chưa đến 1% vào doanh thu của BOC.
BOC cho biết “Các chi nhánh của ngân hàng đang thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh theo đúng các quy định và yêu cầu chống rửa tiền. Với việc ngày càng nhiều công ty và người dân Trung Quốc đầu tư và định cư ở các nước trên toàn thế giới, việc sử dụng đồng nhân dân tệ là “xu hướng không thể thay đổi”.
Thành lập năm 1912, BOC độc quyền về các giao dịch ngoại hối của Trung Quốc và hoạt động ngân hàng ở nước ngoài từ 1949 đến 1994. Lịch sử đã để lại cho BOC tài sản là hoạt động kinh doanh lớn nhất ở nước ngoài, chiếm khoảng 26% tổng tài sản của ngân hàng vào cuối năm ngoái, theo số liệu của Bloomberg. BOC đang tiến hành hoạt động thanh toán bằng đồng nhân dân tệ tại Hong Kong, Macau, Đài Loan, Malaysia, Luxembourg và Frankfurt.
BOC, ngân hàng ngoại hối lớn nhất Trung Quốc, hôm 9/7 đã bác bỏ phóng sự của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cho rằng ngân hàng này đã lách luật bằng cách giúp đỡ nhiều khách hàng chuyển những khoản tiền nhân dân tệ khổng lồ ra nước ngoài và chuyển đổi thành ngoại tệ thông qua hệ thống gọi là “Youhuitong”. BOC cho biết đã áp dụng dịch vụ chuyển tiền nhân dân tệ từ năm 2011 với sự phê chuẩn của cơ quan thẩm quyền.
Trung Quốc hiện đang hạn chế lượng tiền cá nhà và tổ chức được phép chuyển ra nước ngoài. Theo quy định mỗi cá nhân chỉ được phép đổi hoặc chuyển ra nước ngoài 50.000 USD/năm và các cá nhân bị cấm trực tiếp chuyển tiền ra nước ngoài. Các doanh nghiệp chỉ được phép đổi đồng nhân dân tệ sang đồng ngoại tệ theo mục đích đã được phê duyệt như thanh toán cho hàng nhập khẩu hoặc đầu tư nước ngoài đã được cấp phép.
Trong những năm gần đây các nhà hoạch định chính sách đã tiến hành nhiều biện pháp kể cả cho phép việc luân chuyển vốn tự do hơn vào ra Trung Quốc như một nỗ lực nâng cao độ phổ biến toàn cầu của đồng nhân dân tệ.
Không còn phù hợp
Chen Xingyu, nhà phân tích tại Phillip Securities Research ở Thượng Hải, cho biết “Việc hạn chế ngoại hối của Trung Quốc không còn phù hợp với một nền kinh tế đang tăng trưởng và công cuộc biến đồng nhân dân tệ thành đồng tiền toàn cầu. Những lỗ hổng và bất thường có thể xảy ra trong quá trình bãi bỏ quy định, nhưng điều đó không có nghĩa là định hướng này sai”.
Thông đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên (Zhou Xiaochuan) cho biết còn quá sớm để bình luận về phóng sự trên CCTV. “Trước hết chúng tôi cần biết rõ điều gì đang thực sự diễn ra”, ông Chu cho biết trong Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung hôm 11/7.
Cổ phiếu của BOC tại Hong Kong giảm 0,9% xuống gần 3,46 đôla Hong Kong trong khi chỉ số Hang Seng Index (HSI) tăng 0,3%.
‘Ngân hàng ngầm’
Phóng sự của CCTV đề cập đến ‘ngân hàng ngầm’ và ‘việc rửa tiền’ là hoàn toàn không đúng sự thật, BOC tuyên bố như vậy trong thông báo ra ngày 10/7. Dịch vụ chuyển đồng nhân dân tệ qua biên giới chỉ được thực hiện cho mục đích định cư và đầu tư tài sản tại nước ngoài.
Youhuitong tập trung vào các khách hàng mong muốn đầu tư hoặc di cư đến Bắc Mỹ, Australia và một số nước châu Âu, phóng sự CCTV nêu rõ, có đề cập đến các tài liệu mật do các nhân viên BOC đưa ra.
Trong khi đó, BOC nêu rõ, dịch vụ của BOC tuân thủ mọi quy định và chỉ được khởi động sau khi thông báo với cơ quan thẩm quyền. Nhiều ngân hàng thương mại tại tỉnh Quảng Đông cũng đang cung cấp dịch vụ tương tự theo một chương trình thử nghiệm, BOC cho biết.
Sự hiểu lầm
Ming Tan, nhà phân tích tại Jefferies LLC ở Hong Kong cho biết “Sự bí mật đã dẫn đến những hiểu lầm. Chúng tôi không tin BOC, một ngân hàng nhà nước quy mô lớn, sẽ thực hiện một nghiệp vụ phi pháp như vậy chỉ để kiếm một khoản lợi nhỏ”.
Ông Tan ước tính dịch vụ Youhuitong đóng góp chưa đến 1% vào doanh thu của BOC.
BOC cho biết “Các chi nhánh của ngân hàng đang thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh theo đúng các quy định và yêu cầu chống rửa tiền. Với việc ngày càng nhiều công ty và người dân Trung Quốc đầu tư và định cư ở các nước trên toàn thế giới, việc sử dụng đồng nhân dân tệ là “xu hướng không thể thay đổi”.
Thành lập năm 1912, BOC độc quyền về các giao dịch ngoại hối của Trung Quốc và hoạt động ngân hàng ở nước ngoài từ 1949 đến 1994. Lịch sử đã để lại cho BOC tài sản là hoạt động kinh doanh lớn nhất ở nước ngoài, chiếm khoảng 26% tổng tài sản của ngân hàng vào cuối năm ngoái, theo số liệu của Bloomberg. BOC đang tiến hành hoạt động thanh toán bằng đồng nhân dân tệ tại Hong Kong, Macau, Đài Loan, Malaysia, Luxembourg và Frankfurt.