Định hướng xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng trong bối cảnh mới ở Việt Nam


Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng là một trong mười mối quan hệ lớn đã được Đảng ta xác định là cần giải quyết trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu rộng, không thể tách rời với kinh tế thế giới. Trong thế giới đầy biến động hiện nay, chỉ có xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập toàn diện, sâu rộng, thực chất, hiệu quả thì chúng ta mới có thể khắc phục hạn chế, bất cập, vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng tốt cơ hội, hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược phát triển đất nước như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Việt Nam không ngừng “mở rộng” và phát triển quan hệ với hầu hết quốc gia, tổ chức trên toàn thế giới (Trong ảnh: Bà Rịa - Vũng Tàu - điểm đến của những siêu du thuyền quốc tế (tác giả: Đỗ Tuấn Hùng). Nguồn: nhiepanhdoisong.vn
Việt Nam không ngừng “mở rộng” và phát triển quan hệ với hầu hết quốc gia, tổ chức trên toàn thế giới (Trong ảnh: Bà Rịa - Vũng Tàu - điểm đến của những siêu du thuyền quốc tế (tác giả: Đỗ Tuấn Hùng). Nguồn: nhiepanhdoisong.vn

Quá trình nhận thức của Đảng về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế

Nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh hội nhập quốc tế (HNQT) toàn diện, sâu rộng có thể hiểu là nền kinh tế có khả năng thích ứng cao với những biến động của tình hình quốc tế và ít bị tổn thương trước những biến động đó; trong bất cứ tình huống nào cũng có thể cho phép duy trì được các hoạt động bình thường của kinh tế, xã hội và giữ vững quốc phòng - an ninh.

Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và HNQT toàn diện, sâu rộng là quan điểm nhất quán, thể hiện sự vận dụng sáng tạo chủ trương xây dựng đất nước của Đảng trong điều kiện mới. Quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế, nhất là từ khi thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta luôn nhất quán, vận dụng sáng tạo, phù hợp chủ trương: giữ vững độc lập, tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước chính là đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài; xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới.

Quá trình phát triển của nhận thức về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và HNQT cũng thể hiện sự sáng tạo trong đường lối ngoại giao của Việt Nam, đồng thời thể hiện sự hội nhập chủ động và ngày càng sâu rộng của Việt Nam, với sự tham gia ngày càng tích cực, có trách nhiệm của nước ta tại các thể chế, tổ chức hay diễn đàn khu vực, đa phương và toàn cầu, góp phần củng cố, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Thể hiện một Việt Nam có trách nhiệm đối với quốc gia - dân tộc của mình; trách nhiệm đối với khu vực của mình; trách nhiệm đối với những vấn đề chung của nhân loại.

Đại hội XI (năm 2011) khẳng định quan hệ giữa độc lập, tự chủ và HNQT là một trong các mối quan hệ lớn, phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt(1).

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) xác định: “xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng”(2). Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, nêu rõ: “Phát huy nội lực và sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định, đồng thời tranh thủ ngoại lực và sức mạnh thời đại là yếu tố quan trọng để phát triển nhanh, bền vững và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ”(3). Giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và tích cực, chủ động hội nhập nhằm tạo dựng sức mạnh dân tộc; trong đó, nội lực là quyết định; tranh thủ yếu tố ngoại lực và thời đại có vai trò quan trọng. Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 1/4/2013, của Bộ Chính trị (khóa XI), “Về hội nhập quốc tế”, chủ trương: hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế.

Đại hội XII (năm 2016) xác định: “chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế,... kết hợp hiệu quả ngoại lực và nội lực, gắn hội nhập kinh tế quốc tế với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ”(4). Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 5/11/2016, của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII), “Về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”, chủ trương: tăng cường khả năng tự chủ của nền kinh tế, mở rộng thị trường, thu hút vốn, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững.

Đại hội XIII (năm 2021) nêu: “chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”, “Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác. Nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế trước tác động tiêu cực từ những biến động bên ngoài; chủ động hoàn thiện hệ thống phòng vệ để bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp, thị trường trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế”(5). Đồng thời, Đại hội XIII cũng chỉ rõ: “Giữ vững độc lập, tự chủ trong việc xác định chủ trương, đường lối, chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Phát triển doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh trở thành nòng cốt của kinh tế đất nước; giữ vững các cân đối lớn, chú trọng bảo đảm an ninh kinh tế; không ngừng tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia”(6).

Như vậy, Đại hội XIII của Đảng xác định, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ là một nội dung cốt lõi bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước trong bối cảnh thế giới có những bước phát triển đột phá, biến động và thay đổi khó lường của quan hệ quốc tế, của quá trình toàn cầu hóa, tác động của quá trình biến đổi khí hậu.

Quá trình nhận thức của Đảng về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế

Nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh hội nhập quốc tế (HNQT) toàn diện, sâu rộng có thể hiểu là nền kinh tế có khả năng thích ứng cao với những biến động của tình hình quốc tế và ít bị tổn thương trước những biến động đó; trong bất cứ tình huống nào cũng có thể cho phép duy trì được các hoạt động bình thường của kinh tế, xã hội và giữ vững quốc phòng - an ninh.

Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và HNQT toàn diện, sâu rộng là quan điểm nhất quán, thể hiện sự vận dụng sáng tạo chủ trương xây dựng đất nước của Đảng trong điều kiện mới. Quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế, nhất là từ khi thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta luôn nhất quán, vận dụng sáng tạo, phù hợp chủ trương: giữ vững độc lập, tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước chính là đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài; xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới.

Quá trình phát triển của nhận thức về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và HNQT cũng thể hiện sự sáng tạo trong đường lối ngoại giao của Việt Nam, đồng thời thể hiện sự hội nhập chủ động và ngày càng sâu rộng của Việt Nam, với sự tham gia ngày càng tích cực, có trách nhiệm của nước ta tại các thể chế, tổ chức hay diễn đàn khu vực, đa phương và toàn cầu, góp phần củng cố, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Thể hiện một Việt Nam có trách nhiệm đối với quốc gia - dân tộc của mình; trách nhiệm đối với khu vực của mình; trách nhiệm đối với những vấn đề chung của nhân loại.

Đại hội XI (năm 2011) khẳng định quan hệ giữa độc lập, tự chủ và HNQT là một trong các mối quan hệ lớn, phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt(1).

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) xác định: “xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng”(2). Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, nêu rõ: “Phát huy nội lực và sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định, đồng thời tranh thủ ngoại lực và sức mạnh thời đại là yếu tố quan trọng để phát triển nhanh, bền vững và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ”(3). Giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và tích cực, chủ động hội nhập nhằm tạo dựng sức mạnh dân tộc; trong đó, nội lực là quyết định; tranh thủ yếu tố ngoại lực và thời đại có vai trò quan trọng. Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 1/4/2013, của Bộ Chính trị (khóa XI), “Về hội nhập quốc tế”, chủ trương: hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế.

Đại hội XII (năm 2016) xác định: “chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế,... kết hợp hiệu quả ngoại lực và nội lực, gắn hội nhập kinh tế quốc tế với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ”(4). Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 5/11/2016, của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII), “Về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”, chủ trương: tăng cường khả năng tự chủ của nền kinh tế, mở rộng thị trường, thu hút vốn, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững.

Đại hội XIII (năm 2021) nêu: “chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”, “Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác. Nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế trước tác động tiêu cực từ những biến động bên ngoài; chủ động hoàn thiện hệ thống phòng vệ để bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp, thị trường trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế”(5). Đồng thời, Đại hội XIII cũng chỉ rõ: “Giữ vững độc lập, tự chủ trong việc xác định chủ trương, đường lối, chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Phát triển doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh trở thành nòng cốt của kinh tế đất nước; giữ vững các cân đối lớn, chú trọng bảo đảm an ninh kinh tế; không ngừng tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia”(6).

Như vậy, Đại hội XIII của Đảng xác định, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ là một nội dung cốt lõi bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước trong bối cảnh thế giới có những bước phát triển đột phá, biến động và thay đổi khó lường của quan hệ quốc tế, của quá trình toàn cầu hóa, tác động của quá trình biến đổi khí hậu.

Đề xuất một số định hướng cơ bản trong bối cảnh mới

Bối cảnh quốc tế giai đoạn hiện nay có một số đặc điểm quan trọng tác động mạnh mẽ đến định hướng xây dựng nền kinh tế độc lập và tự chủ, đó là:

Một là, thế giới đang đứng trước nhiều bất ổn khó lường. Gia tăng các xung đột, biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng nặng nề. Lạm phát trên một số nền kinh tế lớn đang có xu hướng gia tăng. Việc thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu đứng trước nguy cơ suy giảm.

Hai là, thế giới đang hội nhập và chia tách đan xen. Một mặt, các FTA thế hệ mới, kết nối khu vực được đẩy mạnh; mặt khác, xu thế chia tách cũng đang xuất hiện. Điển hình nhất là việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) và xung đột Nga - U-crai-na, Nga bị cấm vận và thế giới càng bị chia tách.

Ba là, xuất hiện các nguy cơ an ninh phi truyền thống. Các mối nguy cơ an ninh phi truyền thống, như đại dịch COVID-19 chưa có tiền lệ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu. Biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn so với dự báo cũng đem lại những tác động không nhỏ về nước biển dâng, ngập mặn, hạn hạn, lũ lụt, sóng thần... đối với các quốc gia.

Trong bối cảnh mới của tình hình thế giới và trong nước, việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng sẽ góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Để làm được điều này, cần lưu ý một số định hướng sau:

Một là, giữ vững độc lập, tự chủ trong việc xác định chủ trương, đường lối, chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu, bài học kinh nghiệm qua gần 40 năm đổi mới để bảo đảm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và nâng cao hiệu quả HNQT. Trong đó lưu ý:

- Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa giữ vững độc lập, tự chủ và HNQT. Đây là vấn đề mang tầm chiến lược của mỗi quốc gia trong tiến trình HNQT. Nếu không giữ được độc lập, tự chủ thì quốc gia - dân tộc sẽ không thể hội nhập sâu, không thể có được vị trí, vai trò trong chỉnh thể thế giới, mà sẽ chỉ là một bộ phận lệ thuộc vào các cấu phần khác của chỉnh thể thế giới. Ngược lại, càng hội nhập sâu, càng có vị trí, vai trò trong chỉnh thể thế giới, thì quốc gia hội nhập càng có điều kiện củng cố, tăng cường và phát huy độc lập, tự chủ của mình, càng có thể chủ động và tích cực tương tác với các cấu thành khác trong chỉnh thể thế giới, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Giữ vững độc lập, tự chủ trong HNQT và củng cố, tăng cường, phát huy độc lập, tự chủ thông qua HNQT là hai mặt quan hệ biện chứng; cái này là tiền đề cho cái kia. Muốn HNQT hiệu quả, nhất thiết phải giữ vững độc lập, tự chủ. Muốn củng cố, tăng cường và phát huy độc lập, tự chủ, nhất thiết phải chủ động và tích cực HNQT.

- Thường xuyên xem xét, đánh giá những tác động của các bước đi trong quá trình hội nhập đến sự phát triển ổn định của đất nước để có quyết sách phù hợp. Nhìn một cách tổng thể, tiến trình HNQT luôn thúc đẩy sự phát triển của quốc gia hội nhập, khi gắn kết sự phát triển của quốc gia với các xu thế phát triển của thế giới. Đây cũng là một nội dung quan trọng của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Tuy nhiên, không phải lúc nào các bước đi hội nhập cũng tác động thuận đến sự ổn định và phát triển của đất nước; có thể có cả tác động không thuận, nhất là khi HNQT không dựa trên thực lực của đất nước hay không giữ vững được độc lập, tự chủ trong HNQT. Vì vậy, phải luôn xem xét, cân nhắc cụ thể tác động bất lợi có thể có của mỗi bước đi hội nhập đến sự ổn định và phát triển của đất nước để có quyết sách tối ưu.

Hai là, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế, qua đó, vừa khai thác tiềm năng, lợi thế của các thị trường, vừa tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác, nhất là khi thị trường hay đối tác đó có sự biến động. Thực hiện nhiều hình thức HNQT với các lộ trình linh hoạt, phù hợp với điều kiện, mục tiêu của đất nước từng giai đoạn.

Ba là, hướng hệ thống quản trị trong nước từng bước theo các tiêu chuẩn chung của quốc tế. Trong đó, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với điều ước quốc tế và cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Những năm qua, thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa và HNQT, Việt Nam đã ký kết, tham gia nhiều điều ước, cam kết quốc tế và các FTA thế hệ mới với những cam kết sâu rộng, toàn diện. Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả HNQT, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với điều ước quốc tế và cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Bốn là, định hướng phát triển kinh tế bảo đảm nền kinh tế độc lập, tự chủ trong chủ động, tích cực HNQT toàn diện, sâu rộng. Trong đó cần lưu ý:

- Kiên định xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH. Mọi thành phần kinh tế đều đóng góp vào xây dựng đất nước, xây dựng CNXH. Hoàn thiện chủ trương đường lối, thể chế, cơ chế, chính sách xây dựng nền KTTT định hướng XHCN trong giai đoạn mới - là nền kinh tế có thu nhập trung bình (thấp), vượt qua bẫy thu nhập trung bình.

- Kiên định phương châm vốn nước ngoài là quan trọng, vốn trong nước là quyết định. Kết hợp hài hòa vốn trong nước và vốn ngoài nước trong tổng thể phát triển nền kinh tế. Bảo đảm các thành phần kinh tế đều bình đẳng trong phát triển kinh tế. Kiên định phương châm kinh tế nhà nước là nền tảng, kinh tế tư nhân là động lực phát triển. Kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân phối hợp đồng bộ với nhau, đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kiên định phương châm Nhà nước làm tốt vai trò tạo dựng môi trường, kinh tế mở đường, tạo cơ sở cho kinh tế tư nhân tăng trưởng và đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế.

- Phát triển doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh trở thành nòng cốt của kinh tế đất nước. Cần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, bảo đảm tốt an ninh kinh tế và không ngừng tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia, khả năng chống chịu trước tác động tiêu cực từ bên ngoài để khắc phục những nhược điểm hiện hữu của doanh nghiệp Việt Nam./.

-------------------------

(1), (2), (3) Xem: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 73, 75, 102
(4) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, tr. 111
(5), (6) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. I, tr. 135
(7) Lợi Minh Thanh, Hà Thị Việt Thúy: Vai trò, tác động của năng suất nhân tố tổng hợp đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Tạp chí Công Thương điện tử, ngày 5/5/2022, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/vai-tro-tac-dong-cua-nang-suat-nhan-to-tong-hop-doi-voi-tang-truong-kinh-te-viet-nam-88348.htm
(8) Cổng thông tin điện tử Viện Chiến lược và Chính sách tài chính: Nguyễn Đức Kiên: Kinh tế Việt Nam - Nhìn lại sau 35 năm đổi mới, ngày 14/1/2021, https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM194860

Theo tapchicongsan.org.vn