Đo lường tính hữu hiệu hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp

Phạm Quang Huy, Trần Thị Vân Chang

Kiểm soát nội bộ hữu hiệu giúp cho các chiến lược, mục tiêu, kế hoạch và chương trình của các tổ chức đảm bảo tiến độ, đạt được kết quả như kỳ vọng. Điều này càng quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp thuộc mảng sản xuất trong các khu công nghiệp do đây là khu vực tập trung vào công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh, đáp ứng yêu cầu sản phẩm của thị trường, giải quyết tốt về vấn đề lao động đa dạng. Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu về chủ đề này chủ yếu được thực hiện tại các doanh nghiệp độc lập hoặc các đơn vị công mà chưa được tập trung khai thác đối với các khu công nghiệp. Bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, bài viết áp dụng COSO 2013 để đề ra mô hình đo lường tính hữu hiệu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong các doanh nghiệp này thì yếu tố về môi trường kiểm soát giữ vị trí ảnh hưởng quan trọng nhất đến tính hữu hiệu của hệ thống.

Giới thiệu

Việc hình thành khu công nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế, tạo điều kiện sản xuất tập trung, đa dạng, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng hoặc lắp ráp các sản phẩm hàng hóa khác nhau. Khu công nghiệp chính là mô hình quản lý kinh tế hiện đại, tập trung, hiệu quả nhờ ưu điểm dễ dàng quy hoạch, quản lý đối với hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp và cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Thực tế cho thấy, để các khu công nghiệp vận hành hữu quả thì cần có sự quan tâm trong việc xây dựng, hình thành và duy trì sự ổn định của hệ thống kiểm soát nội bộ. Thật vậy, hệ thống kiểm soát nội bộ đóng vai trò quan trọng trong một thực thể đơn vị, bởi vì việc kiểm soát được rủi ro và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều mà mọi tổ chức đều hướng đến.

Việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ không đúng cách sẽ làm cho doanh nghiệp không nhận định được rõ hướng đi hoặc đi sai hướng dẫn đến việc sản xuất kinh doanh không hiệu quả, tệ hơn thì sẽ lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí phá sản. Việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp cũng không phải ngoại lệ.

Là một trong những khu công nghiệp quan trọng của TP. Hồ Chí Minh, được thành lập năm 2003 với diện tích 542ha, Khu công nghiệp Tân Phú Trung thuộc vùng quy hoạch Khu đô thị Tây Bắc thành phố với diện tích 6.000ha. Từ khi được thành lập đến nay, sự xuất hiện và phát triển của Khu công nghiệp này đã biến đổi vùng đất không có giá trị kinh tế chuyển sang vùng đất phát triển về lĩnh vực công nghiệp, cải thiện môi trường và giảm thiểu ô nhiễm, giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương và các tỉnh lân cận. Đến nay, Khu công nghiệp Tân Phú Trung đóng góp một phần lợi ích kinh tế cho xã hội đặc biệt cho khu vực ngoại thành thành phố.

Tuy nhiên, tại các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp Tân Phú Trung nói riêng thì việc xây dựng, vận hành kiểm soát nội bộ chưa thực sự được quan tâm đúng mức.

Những hạn chế phát sinh trong lúc vận hành cũng hầu hết gắn liền với sự thiếu hữu hiệu của hệ thống kiểm soát. Với tầm quan trọng của hệ thống này, bài viết sẽ đi tìm kiếm những nhân tố bên trong đơn vị có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu kiểm soát ở những doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp này.

Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nền

Tổng quan các nghiên cứu đã công bố trước đây

Trên thế giới, các công trình nghiên cứu liên quan được thực hiện trên khắp các nước, tuy nhiên, các nghiên cứu về các quốc gia đang phát triển còn hạn chế, đặc biệt là các quốc gia nằm trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa như Việt Nam. Các nghiên cứu ngoài nước chủ yếu tiến hành phân tích tại các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ nên chưa thể khái quát hóa được tổng quan thực trạng của các doanh nghiệp sản xuất nói chung. Những hạn chế còn tồn tại đó sẽ là định hướng mà nghiên cứu có thể khai thác trên cơ sở áp dụng cùng lúc văn bản của Ủy ban bảo trợ nghiên cứu về kiểm soát nội bộ (COSO) thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về việc chống gian lận trên báo cáo tài chính được ban hành năm 1992 và 2013 cho nghiên cứu này.

Có thể thấy rằng tại Việt Nam, đã có rất nhiều nghiên cứu về kiểm soát nội bộ trên mọi khía cạnh và ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, số lượng đề tài nghiên cứu về các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp còn hạn chế và chưa có nghiên cứu nào được thực hiện tại các doanh nghiệp sản xuất tại Khu công nghiệp Tân Phú Trung. Do vậy, việc nghiên cứu mô hình đo lường tính hữu hiệu hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất trong các khu công nghiệp nói chung và Khu công nghiệp Tân Phú Trung nói riêng là rất cần thiết.

Lý thuyết nền áp dụng trong nghiên cứu

Nghiên cứu này được định hình dựa vào 4 lý thuyết nền như sau:

- Lý thuyết về nguyên lý kiểm soát nội bộ (Internal Control Principles Theory): Đây chính là lý thuyết cốt lõi liên quan đến tính hữu hiệu của việc kiểm soát bên trong tổ chức thông qua việc cung cấp một tập hợp các nguyên tắc và tiêu chuẩn để thiết lập, triển khai và duy trì hệ thống hiệu quả trong tổ chức. Lý thuyết này đề cao vai trò quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc đảm bảo tính hữu hiệu của tổ chức.

- Lý thuyết Phân tầng kiểm soát (Hierarchial Control Theory): Lý thuyết này tập trung vào việc xây dựng và tổ chức các cấp độ kiểm soát khác nhau để đảm bảo tính hiệu quả và đáng tin cậy của quy trình và hoạt động trong tổ chức. Theo lý thuyết này, hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế dựa trên sự phân chia các cấp độ kiểm soát, từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất.

- Lý thuyết Quản lý rủi ro (Risk Management Theory): Lý thuyết giúp xác định biện pháp kiểm soát cần thiết để giảm thiểu rủi ro và tối đa hoá cơ hội. Điều này bao gồm việc xác định các quy trình, chính sách và phương pháp kiểm soát để giảm thiểu rủi ro, cũng như việc xác định và triển khai các biện pháp phòng ngừa và ứng phó khi rủi ro xảy ra.

- Lý thuyết Tuân thủ và khả năng chịu trách nhiệm (Compliance and Accountability Theory): Lý thuyết tập trung vào nghiên cứu tại sao và khi nào cá nhân hoặc tổ chức tuân thủ các quy định, quy tắc và nguyên tắc được đề ra. Nó giải thích rằng sự tuân thủ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm tính hiệu quả, quyền lực và văn hóa tổ chức.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp định tính được sử dụng để khái quát hoá bằng việc tham khảo từ các tài liệu như sách, báo, tạp chí, những công trình nghiên cứu trước, sau đó đưa ra những so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp Tân Phú Trung, TP. Hồ Chí Minh. Từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu và bảng câu hỏi nhằm tiến hành khảo sát và lựa chọn mẫu để đưa vào nghiên cứu chuyên sâu.

Trong khi đó, phương pháp định lượng được sử dụng để xác định và kiểm chứng các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua việc khảo sát bằng bảng câu hỏi để đưa ra các đánh giá phù hợp. Tiếp theo đó, các dữ liệu thu thập được sẽ được mã hoá và xử lý bằng phần mềm SPSS để kiểm tra độ phù hợp của mô hình.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Quá trình chọn mẫu được thực hiện ngẫu nhiên để đảm bảo tính đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp Tân Phú Trung. Đồng thời, áp dụng các tiêu chí riêng để loại trừ các bảng câu hỏi bị bỏ trống, nhằm đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của dữ liệu thu thập được.

Qua việc tăng cường sự xác thực và độ tin cậy của quá trình thu thập dữ liệu, những kết quả và phân tích trong nghiên cứu này được coi là có tính khả thi và có thể đáng tin cậy để đưa ra những nhận định và kết luận chính xác về thực trạng kiểm soát nội bộ tại các công ty sản xuất trong khu công nghiệp Tân Phú Trung. Kết quả trình độ đáp viên được thể hiện trong Bảng 1.

Bảng 1: Trình độ chuyên môn

   

Frequency

Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

Valid

Trung cấp

2

1.0

1.0

1.0

 

Cao đẳng

54

25.8

25.8

26.8

 

Đại học

129

61.7

61.7

88.5

 

Sau đại học

24

11.5

11.5

100.0

 

Total

209

100.0

100.0

 

Nguồn: Nghiên cứu của nhóm tác giả

Sau quá trình kiểm định độ tin cậy thang đo và các thống kê mô tả cơ bản thì nhóm tác giả cho rằng toàn bộ bảng câu hỏi và kết quả thu thập được đáp ứng độ đảm bảo cho việc phân tích, kiểm định mô hình đo lường 5 yếu tố thuộc hệ thống kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của chúng.

Các thang đo sau khi đã đánh giá độ tin cậy sẽ được đưa vào đánh giá giá trị thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA. Theo đó, kết quả xuất ra cho thấy hệ số KMO = 0.874 > 0.5 nên phân tích nhân tố là phù hợp. Chi-Square của kiểm định Bartlett đạt giá trị 2727.522 với mức ý nghĩa 0.000 (sig. <0.05) chứng tỏ các biến quan sát tham gia vào phân tích EFA có tương quan với nhau.

Có 5 nhân tố được trích dựa vào tiêu chí Eigenvalue 1.835> 1, như vậy 5 nhân tố này tóm tắt thông tin của 29 biến quan sát đưa vào EFA một cách tốt nhất. Tổng phương sai các nhân tố này trích được là 59.829% > 50%, như vậy, 5 nhân tố được trích giải thích được 59.829% biến thiên dữ liệu của 29 biến quan sát tham gia vào EFA. Khi phân tích hồi quy kết quả qua Bảng ANOVA cho kiểm định F như Bảng 2.

Bảng 2: Kết quả phân tích hồi quy

ANOVAa

Model

Sum of Squares

df

Mean Square

F

Sig.

1

Regression

58.122

5

11.624

92.883

.000b

 

Residual

25.406

203

.125

   
 

Total

83.528

208

     

a. Dependent Variable: KSNB

b. Predictors: (Constant), GS, MT, KS, DG, TT

Nguồn: Kết quả nghiên cứu

Kết quả phân tích ANOVA cho thấy, thông số F có Sig = 0.000 < 0.05, vậy mô hình hồi quy xây dựng là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được và các biến đưa vào đều có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5%. Bảng 3 cho thấy, Hệ số R bình phương hiệu chỉnh.

Đồng thời, kết quả hồi quy cho thấy hệ số R2 hiệu chỉnh là 0.688 = 68.8%. Như vậy, các biến độc lập đưa vào chạy hồi quy ảnh hưởng tới 68.8% sự thay đổi của biến phụ thuộc.

Kết quả hồi quy trên cho thấy tất cả các biến đều có sự tác động lên biến phụ thuộc do Sig. kiểm định t của từng biến độc lập đều nhỏ hơn 0.05 thể hiện độ tin cậy khá cao. Đồng thời, hệ số VIF các biến độc lập đều nhỏ hơn 10, như vậy không có đa cộng tuyến xảy ra.

Kết luận

Bảng 3: Hệ số R bình phương hiệu chỉnh

Model Summaryb

Model

R

R Square

Adjusted R Square

Std. Error of the Estimate

Durbin-Watson

1

.834a

.696

.688

.35377

1.892

a. Predictors: (Constant), GS, MT, KS, DG, TT

b. Dependent Variable: KSNB

Nguồn: Kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu này tập trung vào việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất trong khu công nghiệp Tân Phú Trung thuộc TP. Hồ Chí Minh. Thông qua việc tiến hành hai giai đoạn nghiên cứu định tính và định lượng, nghiên cứu đã thu thập và phân tích dữ liệu từ 209 mẫu chính thức.

Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng cả 5 nhân tố được xem xét đều có tác động đáng kể đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất. Trong đó, môi trường kiểm soát được xác định là nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất, với hệ số hồi quy là 0.477. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tạo ra môi trường kiểm soát thuận lợi và đảm bảo sự tuân thủ quy trình, quy định nội bộ.

Bảng 4: Kết quả hồi quy

Coefficientsa

Model

Unstandardized Coefficients

Standardized Coefficients

t

Sig.

Collinearity Statistics

 

B

 

Std. Error

Beta

Tolerance

VIF

1

(Constant)

-.042

.197

 

-.215

.830

   
 

MT

.399

.036

.477

11.036

.000

.802

1.247

 

DG

.220

.040

.243

5.476

.000

.760

1.316

 

KS

.235

.040

.271

5.906

.000

.714

1.401

 

TT

.085

.039

.103

2.183

.030

.678

1.475

 

GS

.075

.034

.092

2.217

.028

.866

1.154

a. Dependent Variable: KSNB

Nguồn: Kết quả nghiên cứu

Ngoài ra, hoạt động kiểm soát (b = 0.271) và đánh giá rủi ro (b = 0.243) cũng được xác định là nhân tố quan trọng trong tính hữu hiệu đó. Điều này cho thấy sự cần thiết của việc thiết lập các quy trình kiểm soát và đánh giá rủi ro hiệu quả để giảm thiểu các nguy cơ và rủi ro tiềm ẩn. Thông tin và truyền thông (b = 0.103) cũng được xác định là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng, với vai trò trong việc cung cấp thông tin liên quan và đúng thời điểm để quản lý và nhân viên có thể hiểu rõ về các quy định và quy trình kiểm soát nội bộ. Cuối cùng, giám sát (b = 0.092) được xác định là nhân tố ảnh hưởng ít mạnh nhất, nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự tuân thủ và giám sát hiệu quả các quy định và quy trình kiểm soát đó.

Kết quả của nghiên cứu đã chứng minh rằng tất cả 5 giả thuyết đưa ra ban đầu đều được chấp nhận. Điều này xác nhận rằng môi trường kiểm soát, hoạt động kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, cùng với giám sát, đều đóng vai trò quan trọng trong tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ trong khu công nghiệp này. Kết quả này cung cấp một cơ sở quan trọng để các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của kiểm soát nội bộ. Đối với các nhà quản lý, việc tạo ra môi trường kiểm soát thuận lợi, thiết lập quy trình kiểm soát và đánh giá rủi ro, cung cấp thông tin và truyền thông đầy đủ, cùng với việc tăng cường hoạt động giám sát, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự tuân thủ quy định và nâng cao tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ.

Đồng thời, nghiên cứu này cũng đặt nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo về chủ đề tương tự, mở ra cơ hội để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố khác và khảo sát sự ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngành công nghiệp khác nhau.

Tài liệu tham khảo:

  1. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2017), “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tại TP. Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, TP. Hồ Chí Minh;
  2. Nguyễn Thị Cúc Hồng (2021), “Nhân tố tác động đến hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp thương mại tại TP. Hồ Chí Minh”, Tạp chí tài chính, Kỳ 1 - Tháng 6/2021;
  3. Nguyễn Thị Phương Dung (2016), “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong Khu chế xuất Linh Trung 1”, Luận văn thạc sĩ kế toán, TP. Hồ Chí Minh;
  4. Nguyễn Thị Phương Thảo (2020), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm chống thất thu thuế tại Chi cục thuế quận Gò Vấp”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, TP. Hồ Chí Minh;
  5. Adedeju, A. O., & Olubodum, O. H. (2018), “Internal Control System in Small Scale Manufacturing Enterprises in Ondo State, Nigeria”, IOSR Journal of Business and Management (IOSR-JBM), Vol.20, No.01, 2018, pp 34-39;
  6. Alesksandra, R., Predrag, D., & Marko, M. (2022), “Interdependence of control activities and monitoring as components of the internal control system of manufacturing companies in The republic of Serbia”, (ACE) Acta Economica, Vol. 10, No.36, pp 175-194;
  7. Amudo, A. and Inanga, L. (2009), “Evaluation of Internal Control Systems: A Case Study from Uganda”, International Research Journal of Finance and Economics, 3, 125-144.
Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 7/2023