Doanh nghiệp cần lựa chọn phương án nâng cao năng suất hài hòa, ưu việt
Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đã và đang trở thành yêu cầu sống còn với từng doanh nghiệp. Điểm mấu chốt là mỗi doanh nghiệp phải có sự lựa chọn phương pháp cải thiện ưu việt, phù hợp.
Nhiều chuyên gia gợi ý, phương pháp doanh nghiệp lựa chọn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cần bảo đảm tính nổi trội, ưu việt và hài hòa các điều kiện; chú ý nhiều hệ thống quản lý, mô hình, phương pháp cũng như công cụ cải tiến có lợi ích tương tự nên có giải pháp lựa chọn phù hợp.
Có thể dùng phương pháp lựa chọn tự loại bỏ lẫn nhau của cặp phương án trên cơ sở hệ quả tương lai và tận dụng được nguồn thông tin, dữ liệu đã có, cũng như thông tin tìm kiếm được.
Việc điều chỉnh phương án lựa chọn phù hợp với vấn để quan tâm chung bằng việc tham khảo ý kiến của người khác, của tổ, nhóm... để vừa tranh thủ được ý kiến, vừa tạo sự đồng thuận trong chọn phương án.
Các công cụ thường được xử dụng để tập hợp và xử lý phương án lựa chọn có thể kể tới như: Brainstoming, 7 công cụ mới, QCC, 5W1H...
Các giải pháp để cải thiện năng suất, chất lượng của doanh nghiệp có thể trình bày theo quy mô và yêu cầu vấn đề giải quyết.
Doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống quản lý chất lượng (ISO9001) hoặc theo đối tượng, lĩnh vực quản lý (ISO14001, ISO220000, ISO 3834...); có thể triển khai một hệ thống quản lý hoặc triển khai hệ thống quản lý tích hợp (lớn hơn hoặc bằng 2 hệ thống quản lý).
Các vấn đề năng suất, chất lượng tại doanh nghiệp thường được giải quyết thông qua các mô hình, phương pháp như sản xuất tinh gọn (LEAN), quản lý chất lượng tổng hợp (TQM), hạch toán chi phí dòng nguyên liệu (MFCA), thẻ điểm cân bằng (BSC)... với sử dụng các công cụ hỗ trợ tương tích.
Có thể giải quyết theo từng mô hình trên hoặc tích hợp áp dụng một hệ thống quản lý tương thích với mô hình trên.
Doanh nghiệp nên sử dụng các công cụ cải tiến về năng suất, chất lượng theo từng yêu cầu, từng vấn đề trong một phạm vi. Chẳng hạn, để giảm lãng phí sử dụng công cụ phân tích 7 lãng phí, cân bằng chuyền, bố trí mặt bằng, JIT… Để cải thiện chất lượng, giảm lỗi sử dụng 7 công cụ truyền thống, Kaizen, 5S, Poka Yoke, QCC, FMEA, JIT...
Để nâng cao hiệu quả quá trình sử dụng công cụ sơ đồ chuỗi giá trị, TPM, Kaizen, chuyển đổi nhanh, KPI, Layout... Để đào tạo, quản lý nhân sự sử dụng TWI, TQM, BSC, KPI... Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp sử dụng 7 công cụ mới, TQM, QCC, Kaizen, 5S...
Tùy theo từng hoàn cảnh mà sử dụng công cụ nào, kể cả sử dụng phối hợp lớn hơn hoặc bằng 2 công cụ để hiệu quả giải quyết vấn đề cao hơn.
Cách tiếp cận hệ thống và logic sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức, nhận diện đúng vấn đề cần giải quyết, xác định rõ và cụ thể mục tiêu cần đạt tới và xây dựng nhiều phương án giải quyết để lựa chọn thông minh, xúc tích trong mối quan tâm về vấn đề năng suất, chất lượng cho doanh nghiệp…