Dự báo triển vọng lợi nhuận tích cực, doanh nghiệp Nhật muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

Theo Hiếu Phương/kinhtevadubao.vn

Kết quả khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài năm tài chính 2021 vừa được Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (Jetro) công bố cho thấy, các doanh Nhật đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam vẫn kỳ vọng tích cực về hoạt động sản xuất và bán hàng dù việc phục hồi bị chậm trễ do ảnh hưởng diện rộng của dịch Covid-19 trong thời gian qua.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Theo nhận định của Jetro, tựu chung, kết quả khảo sát năm nay cho thấy một số điểm rất đáng chú ý. Đó là tuy thời gian khảo sát trùng với thời điểm thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt nhưng số doanh nghiệp trả lời lợi nhuận kinh doanh “Cải thiện” đã tăng lên so với khảo sát lần trước. Mặt khác, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 trên diện rộng nên việc phục hồi chậm hơn so với các nước khác. Đặc biệt, tại miền Nam và miền Trung của Việt Nam, có hơn 40% các doanh nghiệp trả lời lợi nhuận kinh doanh “Suy giảm” do tỷ lệ vận hành giảm.

Mặc dù vậy, tỷ lệ các doanh nghiệp có dự định mở rộng kinh doanh trong 1- 2 năm tới là 55.3%, đứng đầu ASEAN. Về lợi thế môi trường đầu tư, khả năng thị trường/ tiềm năng phát triển; tình hình chính trị, xã hội ổn định; chất lượng nhân viên cao là những điểm nổi bật của Việt Nam so với các quốc gia ASEAN khác . Mặt khác, mặt rủi ro được nêu ra là thủ tục hành chính phức tạp, tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên cao. Tuy mức lương tối thiểu năm 2021 không tăng nhưng tại các doanh nghiệp của Nhật Bản, lương tăng trung bình 5.4%.

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ thu mua tại chỗ tăng nhẹ. Nhiều doanh nghiệp muốn mở rộng việc thu mua tại chỗ nhưng có nhiều vấn đề như chất lượng, kỹ thuật của bên đối tác thu mua chưa đủ; thu mua linh kiện, nguyên vật liệu trong nước còn khó khăn. Tuy nhiên vẫn có sự khác nhau trong từng loại ngành nghề. Trong khi đó, các doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản (67%). Tỷ lệ sử dụng FTA/EPA là 60% và tăng dần qua từng năm.

Tại Việt Nam, doanh nghiệp có quan tâm nhiều nhất đến “Tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm tài nguyên” trong xu thế nỗ lực giảm lượng phát thải khí hiệu ứng nhà kính (khử Carbon). Có ít các doanh nghiệp đang hợp tác với các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam (5%) và doanh nghiệp có dự định hợp tác (3%) nhưng doanh nghiệp có quan tâm hợp tác là 30%, cao hơn mức trung bình của khu vữ Châu Á/Châu Đại Dương.

Triển vọng lợi nhuận tích cực

Chia sẻ cụ thể về kết quả khảo sát, Jetro cho biết, triển vọng về lợi nhuận kinh doanh, đặc biệt là tỷ lệ lợi nhuận năm 2021 của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam là khá tích cực. Cụ thể, tỷ lệ các doanh nghiệp dự báo có lãi trong hoạt động kinh doanh năm 2021 là 54,3% tăng 4.7 điểm so với năm trước. Tỷ lệ doanh nghiệp bị lỗ là 28,6% (giảm 1.5 điểm). Tại khu vực Châu Á, Châu Đại Dương, tỷ lệ các doanh nghiệp có lãi trong năm 2021 phục hồi theo hình chữ V. Mặt khác, tại Việt Nam, do chịu ảnh hưởng của dịch kéo dài nên phạm vi phục hồi nhỏ.

Về triển vọng về lợi nhuận kinh doanh, dựa trên dự báo lợi nhuận kinh doanh theo ngành nghề của Việt Nam, tỷ lệ các doanh nghiệp có lãi trong ngành chế tạo là 57,5% (tăng 6,7 điểm so với năm trước), ngành phi chế tạo là 51,5% ( tăng 3,3 điểm). Đáng chú ý, kết quả khảo sát cho thấy dự báo lợi nhuận kinh doanh năm 2021 của Việt Nam có sự chênh lệch giữa các khu vực do ảnh hưởng của các biện pháp đối phó dịch bệnh, theo đó tỷ lệ lãi của doanh nghiệp Nhật hoạt động tại miền Bắc cao, còn miền Nam thấp hơn.

Nhận định về xu hướng của triển vọng lợi nhuận kinh doanh của năm 2021, kết quả khảo sát các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp trả lời “cải thiện” là 31,4% (tăng 13,6% điểm so với năm trước), “suy giảm” là 36,6% (giảm 16,2 điểm). Các doanh nghiệp nhận định xu hướng triển vọng lợi nhuận tại Việt Nam đã cải thiện hơn so với năm trước nhưng tỷ lệ đó không tăng nhiều so với nước khác. Dự báo về triển vọng lợi nhuận kinh doanh năm 2022 so với năm 2021, tại Việt Nam, doanh nghiệp trả lời “cải thiện” là 56,2%, “suy giảm” là 9,6%. Kỳ vọng cao về việc sẽ cải thiện trong năm 2022 bao gồm cả những tác động của năm 2021.

Dự báo triển vọng lợi nhuận tích cực, doanh nghiệp Nhật muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam
 

Phân tích cụ thể dựa theo các tiêu chí phân loại, kết quả cho thấy đánh giá về triển vọng lợi nhuận kinh doanh năm 2021 của các doanh nghiệp tại Việt Nam, hơn 40% doanh nghiệp trong ngành chế tạo cho rằng xấu đi. Ngành phi chế tạo có tỷ lệ tương đồng giữa cải thiện và xấu đi là 30%. Dự báo lợi nhuận kinh doanh năm 2021 của Việt Nam, nổi bật là khu vực miền Nam và miền Trung xấu đi rõ rệt. Dự báo về triển vọng năm 2022, hơn 50% cả ngành chế tạo và phi chế tạo được kỳ vọng sẽ cải thiện. Trong khi đó, 10% ngành chế tạo được dự báo sẽ xấu đi

Dự báo triển vọng lợi nhuận tích cực, doanh nghiệp Nhật muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam
 

Nhận định về triển vọng lợi nhuận kinh doanh năm 2022, có thể thấy rằng tỷ lệ cho rằng có “cải thiện” ở khu vực phía Nam nhưng đồng thời kết quả khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ dự báo “suy giảm” cũng tăng lên. Lý do “Cải thiện” trong dự báo lợi nhuận kinh doanh trong ngành chế tạo của Việt Nam là do mở rộng xuất khẩu. Mặt khác, lý do của “Sụt giảm’’ là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, cụ thể như do tốc độ vận hành giảm, giá thu mua tăng, xuất khẩu sụt giảm, Đối với ngành phi chế tạo, tỷ lệ doanh nghiệp trả lời lý do “cải thiện” là do doanh thu tăng tương đối cao (62.2%), ngược lại, tỷ lệ doanh nghiệp trả lời lý do “sụt giảm” là do doanh thu giảm cũng nhiều (75.8%).

Doanh nghiệp Nhật vẫn muốn mở rộng đầu tư kinh doanh

Về xu hướng mở rộng đầu tư kinh doanh cũng như định hướng phát triển kinh doanh trong vòng 1 đến 2 năm tới, tại Việt Nam, tỷ lệ doanh nghiệp trả lời sẽ “Mở rộng” là 55,3% (Tăng 8,5 điểm so với năm trước). Như vậy, so với các quốc gia, khu vực khác thì tỷ lệ này cao chỉ sau Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan, và đứng đầu ASEAN. Trong khi đó, tỷ lệ doanh nghiệp tại Việt Nam trả lời sẽ “thu nhỏ quy mô” hoặc “chuyển/rút sang quốc gia (khu vực) thứ ba” là 2,2% (giảm 3.9 điểm so với năm trước). So với các quốc gia, khu vực khác thì tỷ lệ này thấp, chỉ sau Pakistan.

Dự báo triển vọng lợi nhuận tích cực, doanh nghiệp Nhật muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam
 

Cụ thể, trong ngành chế tạo tại Việt Nam, doanh nghiệp trả lời “Mở rộng” là 51,7% (Tăng 4,6 điểm so với năm trước). Ngành phi chế tạo là 587% (Tăng 12,1 điểm). Đặc biệt là các doanh nghiệp lớn trong ngành phi chế tạo có mong muốn lớn về việc mở rộng.

Đáng chú ý, các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam kỳ vọng vào “Tăng doanh thu tại thị trường nước sở tại”, “Tiềm năng và tăng trưởng cao” và “Tăng doanh thu do mở rộng xuất khẩu”, trong đó tập trung vào việc mở rộng bán hàng. Ngoài ra, các doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam còn có sự quan tâm đến việc mở rộng chức năng nghiên cứu, phát triển; logistics.

Đánh giá về lợi thế của môi trường đầu tư tại Việt Nam, tỷ lệ các doanh nghiệp Nhật trong khảo sát đã phản hồi quy mô thị trường/ tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam đạt 69.3%, tăng 3.0 điểm so với năm trước. Ngoài ra, tình hình chính trị - xã hội ổn định có 61.4% doanh nghiệp phản hồi, giảm 4.3 điểm). Cùng với Chi phí nhân công rẻ (56.9%, tăng 0.4 điểm) là những điểm lợi thế của Việt Nam mà các công ty trả lời đạt trên 50%.

So sánh về sức hấp dẫn và những vấn đề trong môi trường đầu tư, lợi thế đầu tư, các yếu tố, hạng mục mà các công ty Nhật Bản nhận thấy là điểm lơi thế của Việt Nam so với các nước ASEAN khác là Tính thị trường/ Tiềm năng tăng trưởng, Tình hình chính trị, xã hội ổn định, Chất lượng nhân viên cao.

Dự báo triển vọng lợi nhuận tích cực, doanh nghiệp Nhật muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam
 

Về môi trường đầu tư của Việt Nam, danh mục doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng rủi ro là chi phí nhân công với tỷ lệ 60.2%, giảm 3.5 điểm so với năm trước là câu trả lời nhiều nhất; Sau làn sóng dịch bệnh lần thứ 4, sự phức tạp trong thủ tục hành chính (53.8%, tăng 7.1 điểm) tiếp tục tăng cao so với năm trước. Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao (43.4%, tăng 4.8 điểm) cũng có khuynh hướng tăng.

Khi đánh giá đầu tư, các hạng mục mà các công ty Nhật Bản nhận thấy là rủi ro của Việt Nam so với các nước ASEAN khác là: Thủ tục hành chính phức tạp, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao, thiếu diện tích đất/văn phòng, giá đất/tiền thuê tăng. Ngoài ra, còn là cậu chuyện thời gian và chi phí gia tăng do các thủ tục khác nhau gây cản trở hoạt động kinh doanh và đầu tư mới. Theo phản hồi của các doanh nghiệp, mặc dù việc chuyển đổi chính sách để ứng phó với dịch bệnh COVID-19 được đánh giá cao, nhưng phản ứng của Chính phủ đối với làn sóng dịch bệnh thứ tư đã làm tăng rủi ro đầu tư của Việt Nam. Một môi trường hoàn thiện nơi các doanh nghiệp Nhật Bản coi trọng việc tuân thủ quy định sẽ dễ dàng hoạt động là điều đang được mong đợi.

Dự báo triển vọng lợi nhuận tích cực, doanh nghiệp Nhật muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam
 

 

Thu mua linh phụ kiện, vật liệu tại chỗ tăng

Cũng theo kết quả khảo sát, tỷ lệ thu mua tại chỗ ở Việt Nam là 37.4% (tăng 0.4 điểm so với năm trước). Chịu sự ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tỷ lệ thu mua tại chỗ tăng nhẹ trong khi nhiều khu vực/ quốc gia giảm. Tỷ lệ thu mua tại Việt Nam từ Nhật Bản là 35.0% (tăng 1.7 điểm), từ ASEAN là 10.6% (tăng 1.6 điểm), từ Trung Quốc là 10.5% (tăng 1.5 điểm). Thu mua từ Asean vượt quá thu mua từ Trung Quốc.

Dự báo triển vọng lợi nhuận tích cực, doanh nghiệp Nhật muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam
 

Đáng chú ý, tỷ lệ thu mua tại chỗ của Việt Nam tăng dần từ năm 2010, nhưng sự tăng trưởng đó còn chậm. Những năm gần đây mặc dù ngang hàng với Malaysia, nhưng so sánh với Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia thì vẫn ở mức thấp. Nhìn vào các nhà cung cấp (các bên thu mua) của Việt Nam theo ngành, tỷ lệ thu mua tại chỗ ngoại trừ thực phẩm đều dưới 50%. Đánh giá theo từng ngành, tỷ lệ thu mua tại chỗ của các ngành thiết bị vận chuyển; Linh kiện, máy móc điện, điện tử; Dệt, may mặc dưới 20%. Tỷ lệ thu mua từ các doanh nghiệp Việt Nam là 16.2% trong toàn bộ tỷ lệ thu mua (tăng 1.6 điểm so với năm trước). Đây là mức cao nhất từ trước đến nay nhưng thấp hơn Thái Lan, Indonesia, Malaysia.

Đáng chú ý, kết quả khảo sát cũng cho thấy, trong số 164 công ty Nhật Bản tại Việt Nam sẽ mở rộng việc thu mua trong 1 đến 3 năm tới, có 86.0% dự kiến sẽ mở rộng thu mua tại chỗ, % (tăng 1.7 điểm so với năm trước). Đối với bên cung cấp trong nước, dự kiến việc thu mua từ các doanh nghiệp trong nước là 88%, thu mua từ các doanh nghiệp Nhật Bản là khoảng 32%.

Dự báo triển vọng lợi nhuận tích cực, doanh nghiệp Nhật muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam
 

Trong khi đó, phản hồi về khó khăn trong việc thu mua tại chỗ tại Việt Nam, nhiều nhất là các vấn đề “Chất lượng và năng lực kỹ thuật của bên cung cấp”. Có nhiều câu trả lời về việc Không thể mua các linh kiện, nguyên vật liệu tại Việt Nam.

Tỷ lệ xuất nhập khẩu giảm, DN Nhật có ý định hợp tác cùng các start-up Việt

Cũng theo kết quả khảo sát của Jetro, tỷ lệ xuất khẩu trung bình trên doanh thu của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam là 50,9% (Giảm 2.1 điểm so với năm trước). Ở Việt Nam có nhiều doanh nghiệp loại hình xuất khẩu nhưng những năm gần đây, tỷ lệ xuất khẩu có xu hướng giảm do số doanh nghiệp có loại hình bán hàng nội địa tăng (Tỷ lệ xuất khẩu năm 2011 là 57.7%).

Dự báo triển vọng lợi nhuận tích cực, doanh nghiệp Nhật muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam
 

Tỷ lệ xuất khẩu trung bình trên doanh thu của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam là 50.9% (Giảm 2.1 điểm so với năm trước). Trong 10 năm qua, tỷ lệ xuất khẩu đang giảm ở mức vừa phải do các công ty có loại hình bán hàng nội địa tăng.

Đáng chú ý, tỷ lệ sử dụng FTA/EPA của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam là 59.7% (tăng 1.3 điểm so với năm trước). Tỷ lệ sử dụng tăng dần từng năm qua. Mặt khác, cũng có vấn đề về mức độ nhận thức và gánh nặng thủ tục. n Các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam thường sử dụng FTA/EPA với Nhật Bản và các nước ASEAN. Một nửa là sử dụng FTA đối với xuất nhập khẩu với EU.

Dự báo triển vọng lợi nhuận tích cực, doanh nghiệp Nhật muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam
 

Về hợp tác với các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam, việc hợp tác tại thời điểm hiện tại (bao gồm cả dự định) còn ít, tỷ lệ doanh nghiệp có ý định và quan tâm hợp tác cao hơn trong thời gian tới. Các doanh nghiệp ngành phi chế tạo như “Doanh nghiệp bán hàng", “Ngành vận tải", và “Ngành thông tin viễn thông" đều có ý định và quan tâm hợp tác.