Đưa Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2030 vào cuộc sống
Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia (DTQG) đến năm 2030, Tổng cục Dự trữ Nhà nước (DTNN) đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành xây dựng Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Chiến lược bám sát mục tiêu, giải pháp đề ra tại Chiến lược; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị, phát huy vai trò chủ động, tích cực của các bộ, ngành quản lý hàng DTQG.
Đổi mới hoạt động DTQG phù hợp với yêu cầu quản lý
Chiến lược phát triển DTQG đến năm 2030 (tại Quyết định số 305/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) xác định hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về DTQG bảo đảm đồng bộ, thống nhất, minh bạch, khả thi, trong đó tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật DTQG và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo điều hành hoạt động DTQG phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế thực hiện nhiệm vụ được giao. Rà soát, hoàn thiện thể chế, hệ thống tổ chức bộ máy quản lý DTQG đảm bảo phù hợp yêu cầu quản lý nhà nước về DTQG.
Bên cạnh đó, Chiến lược nêu rõ nhiệm vụ hoàn thiện Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật hàng DTQG làm cơ sở cho việc quản lý chất lượng hàng DTQG; đồng thời, quản lý, sử dụng có hiệu quả định mức chi phí nhập, xuất, bảo quản hàng DTQG. Nghiên cứu xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách để khuyến khích, huy động và quản lý, sử dụng nguồn lực xã hội hóa DTQG.
Cùng với đó, tập trung tăng cường nguồn lực DTQG. Theo đó, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách trung ương, hàng năm, ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để tăng chi cho DTQG; huy động nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách từ các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước; hợp tác với các quốc gia, các tổ chức trong khu vực và trên thế giới để tìm kiếm sự hỗ trợ, liên kết trong lĩnh vực DTQG. Quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước, tập trung xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm về DTQG; xây dựng kế hoạch mua bổ sung, mua bù hàng DTQG, đảm bảo tăng dần về quy mô, về số lượng, đa dạng chủng loại hàng hóa đáp ứng theo mục tiêu đề ra.
Định kỳ, hàng năm rà soát Danh mục hàng DTQG làm cơ sở điều chỉnh, bổ sung danh mục hàng DTQG và phân công cơ quan quản lý hàng DTQG cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn. Nghiên cứu dự báo của các cơ quan chuyên môn về tình hình thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, an ninh, quốc phòng để xây dựng, xác định danh mục hàng DTQG phù hợp.
Bên cạnh các nhiệm vụ, giải pháp trên, Chiến lược cũng nêu rõ cần hoàn thiện danh mục hàng DTQG; đầu tư, xây dựng hệ thống kho và cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng DTQG; bảo quản hàng DTQG; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động DTQG; tổ chức bộ máy DTQG; tăng cường thanh tra, kiểm tra, cải cách thủ tục hành chính; hợp tác quốc tế; nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về DTQG…
Tích cực phối hợp với các bộ, ngành trong triển khai Chiến lược
Thông tin về Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển DTQG đến năm 2030, ông Vũ Xuân Bách - Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN cho biết, Tổng cục DTNN đã hoàn thiện dự thảo Kế hoạch hành động triển khai Chiến lược trình Lãnh đạo Bộ Tài chính, gửi các bộ, ngành quản lý hàng DTQG.
Nguyên tắc xây dựng kế hoạch là bám sát mục tiêu, giải pháp và nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, ngành đã đề ra tại Chiến lược để xây dựng nội dung kế hoạch cho phù hợp. Việc xác định nội dung kế hoạch phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn và gắn với trách nhiệm, phát huy vai trò chủ động, tích cực của các bộ, cơ quan có liên quan và các bộ, ngành quản lý hàng DTQG trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.
Kế hoạch thực hiện đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển DTQG đến năm 2030.
Đồng thời, Kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị triển khai theo các giải pháp đã được nêu trong Chiến lược. Cụ thể, về tăng cường nguồn lực DTQG, dự thảo phụ lục Kế hoạch quy định, hàng năm, các bộ, ngành quản lý hàng DTQG chủ trì xây dựng kế hoạch hàng năm về DTQG; xây dựng kế hoạch mua bổ sung, mua bù hàng DTQG của bộ, ngành theo quy định; xây dựng kế hoạch DTQG giai đoạn 2026 - 2030 về DTQG.
Về chi cho hoạt động DTQG, Bộ Tài chính (Tổng cục DTNN) và các bộ, ngành tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước chi cho hoạt động DTQG; thực hiện nghiêm công tác thanh, quyết toán, xét duyệt quyết toán ngân sách chi cho DTQG, báo cáo tài chính nhà nước về DTQG; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ về ngân sách chi cho hoạt động DTQG; huy động nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách từ các tổ chức, cá nhân.
Về nhiệm vụ đầu tư, xây dựng hệ thống kho và cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng DTQG, dự thảo phụ lục Kế hoạch nêu rõ, trong năm 2025, các bộ, ngành quản lý hàng DTQG xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2026 - 2030 đảm bảo đầu tư xây dựng hệ thống kho DTQG và cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng đồng bộ, hiện đại theo quy hoạch; xây dựng kế hoạch đầu tư công hàng năm và tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng hiện đại hóa hệ thống kho DTQG theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thời gian tới, Tổng cục DTNN sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành quản lý hàng DTQG, các địa phương có liên quan tham mưu, xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về Quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ông Vũ Xuân Bách - Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN cho biết, Tổng cục DTNN đã hoàn thiện dự thảo Kế hoạch hành động triển khai Chiến lược trình Lãnh đạo Bộ Tài chính, gửi các bộ, ngành quản lý hàng DTQG. Việc xác định nội dung kế hoạch phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn và gắn với trách nhiệm, phát huy vai trò chủ động, tích cực của các bộ, cơ quan có liên quan và các bộ, ngành quản lý hàng DTQG trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.