EU thể hiện sự cứng rắn trước Trung tâm tài chính London
Phóng viên TTXVN tại Brussels đưa tin, ngày 13/6, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất một số quy định mới có thể dẫn đến việc dịch chuyển về lục địa châu Âu một phần các hoạt động của Trung tâm tài chính London sau khi Anh hoàn thành kế hoạch rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.
EC chủ trương giao cho Cơ quan Quản lý thị trường tài chính châu Âu (AEMF), tổ chức có trụ sở tại Paris, thực hiện việc xem xét từng trường hợp liên quan đến các nhà thanh toán bù trừ của Anh cũng như một nước thứ 3 ngoài EU sau sự kiện Brexit.
Trên cơ sở thống nhất với Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và các ngân hàng trung ương các nước thành viên, AEMF sẽ phải đánh giá công ty thanh toán bù trừ nào có khả năng gây nguy hiểm cho hệ thống tài chính của EU.
Và cuối cùng, EC sẽ quyết định công ty nào sẽ phải dịch chuyển các hoạt động của mình về EU sau khi cân nhắc ý kiến đánh giá do AEMF đưa ra. Thực tế trong một số trường hợp, các quy định trên tạo cho EU khả năng từ chối việc Anh đòi quyền giữ lại trên lãnh thổ của họ những công ty thanh toán bù bằng đồng euro.
Là những thành viên không thể thiếu trong ngành tài chính với hoạt động mang lại mức lợi nhuận cao, các nhà thanh toán bù trừ đóng vai trò trung gian giữa người bán và người mua hàng để đảm bảo an toàn cho các giao dịch và đồng thời tham gia vào ổn định hệ thống tài chính. Các quy định trong đề xuất được EC trình bày sẽ cần phải được phê chuẩn sau khi các nước thành viên và Nghị viện châu Âu (EP) sửa đổi.
Phát biểu với báo giới, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu Valdis Dombrovskis giải thích do đối mặt với sự ra đi của trung tâm tài chính lớn nhất EU nên Liên minh cần có một số thay đổi để đảm bảo các nỗ lực mà họ đang thực hiện sẽ đi đúng hướng. Ông nhấn mạnh mục đích của việc đề xuất các quy tắc mới là nhằm đảm bảo sự ổn định tài chính chứ không phải là ý định dịch chuyển các hoạt động một cách tùy tiện.
Cuối tuần qua, Tổng Giám đốc Sở giao dịch chứng khoán London (LSE), Xavier Rolet, chủ sở hữu của LCH, nhà thanh toán bù trừ lớn nhất nước Anh, đã đưa ra một kịch bản có thể xảy ra và được đăng tải trên báo Anh Sunday Telegraph.
Theo Tổng Giám đốc LSE, "đó sẽ là một sự hỗn loạn toàn diện" vì những người đưa ra đề xuất đã không hề tính toán đến tất cả các hậu quả có thể xảy ra. Ông Xavier Rolet cho rằng lẽ ra các cơ quan chức năng của châu Âu phải dành nhiều thời gian hơn nữa để xem xét các yếu tố thị trường có liên quan trước khi đưa ra đề xuất.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho tờ nhật báo kinh doanh Đức Handelsblatt số ra ngày 13/6, ông Joachim Wuermeling, một trong những thành viên ban điều hành Ngân hàng trung ương quyền lực của Đức Bundesbank nhận xét việc dịch chuyển thực ra đã được bắt đầu từ khi London tỏ quan điểm cứng rắn của mình về Brexit.
Vào năm 2015, Trung tâm tài chính London đã lần đầu cứu được trung tâm giao dịch bù trừ của mình khi Tòa tư pháp châu Âu không chấp thuận đề nghị của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) dịch chuyển các giao dịch bù trừ lớn nhất bằng đồng euro về khu vực Eurozone.
Trên cơ sở thống nhất với Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và các ngân hàng trung ương các nước thành viên, AEMF sẽ phải đánh giá công ty thanh toán bù trừ nào có khả năng gây nguy hiểm cho hệ thống tài chính của EU.
Và cuối cùng, EC sẽ quyết định công ty nào sẽ phải dịch chuyển các hoạt động của mình về EU sau khi cân nhắc ý kiến đánh giá do AEMF đưa ra. Thực tế trong một số trường hợp, các quy định trên tạo cho EU khả năng từ chối việc Anh đòi quyền giữ lại trên lãnh thổ của họ những công ty thanh toán bù bằng đồng euro.
Là những thành viên không thể thiếu trong ngành tài chính với hoạt động mang lại mức lợi nhuận cao, các nhà thanh toán bù trừ đóng vai trò trung gian giữa người bán và người mua hàng để đảm bảo an toàn cho các giao dịch và đồng thời tham gia vào ổn định hệ thống tài chính. Các quy định trong đề xuất được EC trình bày sẽ cần phải được phê chuẩn sau khi các nước thành viên và Nghị viện châu Âu (EP) sửa đổi.
Phát biểu với báo giới, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu Valdis Dombrovskis giải thích do đối mặt với sự ra đi của trung tâm tài chính lớn nhất EU nên Liên minh cần có một số thay đổi để đảm bảo các nỗ lực mà họ đang thực hiện sẽ đi đúng hướng. Ông nhấn mạnh mục đích của việc đề xuất các quy tắc mới là nhằm đảm bảo sự ổn định tài chính chứ không phải là ý định dịch chuyển các hoạt động một cách tùy tiện.
Cuối tuần qua, Tổng Giám đốc Sở giao dịch chứng khoán London (LSE), Xavier Rolet, chủ sở hữu của LCH, nhà thanh toán bù trừ lớn nhất nước Anh, đã đưa ra một kịch bản có thể xảy ra và được đăng tải trên báo Anh Sunday Telegraph.
Theo Tổng Giám đốc LSE, "đó sẽ là một sự hỗn loạn toàn diện" vì những người đưa ra đề xuất đã không hề tính toán đến tất cả các hậu quả có thể xảy ra. Ông Xavier Rolet cho rằng lẽ ra các cơ quan chức năng của châu Âu phải dành nhiều thời gian hơn nữa để xem xét các yếu tố thị trường có liên quan trước khi đưa ra đề xuất.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho tờ nhật báo kinh doanh Đức Handelsblatt số ra ngày 13/6, ông Joachim Wuermeling, một trong những thành viên ban điều hành Ngân hàng trung ương quyền lực của Đức Bundesbank nhận xét việc dịch chuyển thực ra đã được bắt đầu từ khi London tỏ quan điểm cứng rắn của mình về Brexit.
Vào năm 2015, Trung tâm tài chính London đã lần đầu cứu được trung tâm giao dịch bù trừ của mình khi Tòa tư pháp châu Âu không chấp thuận đề nghị của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) dịch chuyển các giao dịch bù trừ lớn nhất bằng đồng euro về khu vực Eurozone.