ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH GẮN VỚI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Triển khai các nhóm giải pháp nâng cao vị trí xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Tài chính

Triển khai các nhóm giải pháp nâng cao vị trí xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Tài chính

Theo công bố mới nhất của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính xếp vị trí thứ 3 trong các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR Index 2023). Để tiếp tục giữ vững và nâng cao hơn nữa vị trí xếp hạng này, ngành Tài chính đã đề ra nhiều giải pháp đồng bộ, trọng tâm.
Áp dụng công nghệ mới để quản lý thuế hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

Áp dụng công nghệ mới để quản lý thuế hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

Trước thực trạng hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, Tổng cục Thuế đã chủ động triển khai nhiều biện pháp như xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thuế, phối hợp với các bộ, ngành trong việc chia sẻ dữ liệu... để công tác quản lý và thu thuế đạt hiệu quả cao hơn. Thời gian tới, ngành Thuế sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý để hạn chế tối đa tình trạng thất thu ngân sách nhà nước ở lĩnh vực này.
Đổi mới quy trình nghiệp vụ và hệ thống thông tin ngành Tài chính trong kỷ nguyên số

Đổi mới quy trình nghiệp vụ và hệ thống thông tin ngành Tài chính trong kỷ nguyên số

Ngày 20/9/2024, Cục Tin học và Thống kê Tài chính phối hợp với Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đồng tổ chức Hội thảo - Triển lãm về tài chính số trong quản lý ngân sách nhà nước năm 2024 (VDF 2024) với chủ đề “Đổi mới quy trình nghiệp vụ và hệ thống thông tin ngành Tài chính trong kỷ nguyên số”. Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng dự và phát biểu chỉ đạo Hội thảo.
Phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật

Phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật

Quyết định số 916/QĐ-TTg ngày 27/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đến năm 2030” xác định mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu khoảng 300 công chức có đủ kiến thức, năng lực vượt trội và kinh nghiệm để trở thành lực lượng nòng cốt bồi dưỡng, dẫn dắt, phát triển nguồn nhân lực tham mưu xây dựng pháp luật tại các bộ, ngành, địa phương.