KINH TẾ - TÀI CHÍNH VIỆT NAM 2017 VÀ TRIỂN VỌNG 2018

Đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII

Đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII

Ngày 25/10/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 19 - NQ/TW về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị quyết này khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của các đơn vị sự nghiệp công lập trong nền kinh tế quốc gia và việc đổi mới cơ chế hoạt động trở thành yêu cầu bức thiết, cấp bách trong bối cảnh việc đảm bảo chi ngân sách nhà nước để duy trì hệ thống các đơn vị sự nghiệp, tác động tới điều chỉnh cơ cấu ngân sách theo hướng tăng chi thường xuyên và giảm chi đầu tư.
Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 và những dấu ấn mới của hợp tác tài chính khu vực

Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 và những dấu ấn mới của hợp tác tài chính khu vực

Năm 2017 đánh dấu những bước tiến quan trọng trong công tác đối ngoại quốc gia của Việt Nam nói chung và của ngành Tài chính nói riêng. Việc Việt Nam lần thứ hai đứng ra đăng cai chủ nhà Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) thể hiện sự tín nhiệm cao của cộng đồng quốc tế, khẳng định vị thế ngày càng gia tăng của Việt Nam trong khu vực, đồng thời mở ra những vận hội mới cho quốc gia và những cơ hội phát triển mới cho các lĩnh vực tài chính.
Vai trò động lực của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế Việt Nam

Vai trò động lực của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế Việt Nam

Khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam đã đóng góp phần lớn vào phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Doanh nghiệp tư nhân đóng góp 43,22% GDP và 39% vốn đầu tư toàn xã hội, tạo ra nhiều việc làm trong nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều yếu tố gây khó khăn, hạn chế vai trò động lực của kinh tế tư nhân, do đó cần thực hiện một số giải pháp để khu vực kinh tế tư nhân thực sự trở thành nền tảng của mô hình phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới.
Vai trò kiến tạo của Nhà nước trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Vai trò kiến tạo của Nhà nước trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Có một sự đồng thuận chung giữa các nhà khoa học và hoạch định chính sách là Nhà nước thực hiện vai trò kiến tạo trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua hoàn thiện thể chế, đổi mới phương thức điều hành nền kinh tế và giữ ổn định kinh tế vĩ mô. Trên cơ sở phân tích những thành tựu và hạn chế trong thực hiện vai trò kiến tạo thúc đẩy tăng trưởng của Nhà nước, bài viết đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm thực hiện vai trò kiến tạo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tương lai ở Việt Nam.
Điều hành chính sách tiền tệ và định hướng trong năm 2018

Điều hành chính sách tiền tệ và định hướng trong năm 2018

Từ năm 2012 trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước đã lựa chọn mục tiêu kiềm chế, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô là mục tiêu xuyên suốt, chủ đạo cho điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Mục tiêu này được nhấn mạnh tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 10/01/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và được thực hiện nhất quán trong toàn ngành Ngân hàng suốt năm 2017. Mục tiêu mà ngành Ngân hàng tiếp tục đặt ra trong thời gian tới là bám sát các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, tập trung vào kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, góp phần tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.
Đầu tư công: Những vấn đề đặt ra cho năm 2018

Đầu tư công: Những vấn đề đặt ra cho năm 2018

Đầu tư công luôn là vấn đề nóng trong thời gian qua và được dự báo tiếp tục thu hút sự quan tâm của dư luận trong năm 2018. Bài viết giới thiệu một số nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của năm 2018 và tập trung làm rõ những vấn đề liên quan đến việc đổi mới trong lĩnh vực đầu tư công để nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ với tinh thần: đổi mới, sáng tạo, tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, bền vững hơn.
Triển vọng thị trường trái phiếu chính phủ năm 2018

Triển vọng thị trường trái phiếu chính phủ năm 2018

Năm 2017 thị trường trái phiếu hoạt động ổn định, phát triển cả về quy mô, tính thanh khoản, tạo điều kiện thuận lợi cho Chính phủ, các ngân hàng chính sách, chính quyền địa phương và doanh nghiệp huy động được vốn với chi phí hợp lý. Tuy nhiên, về tổng thể, quy mô của thị trường trái phiếu chính phủ vẫn còn nhỏ, cơ sở nhà đầu tư cần phải tiếp tục cải thiện; tính thanh khoản của thị trường thứ cấp trái phiếu chính phủ tại một số thời điểm còn hạn chế...
Tình hình giá cả thị trường năm 2017 và dự báo năm 2018

Tình hình giá cả thị trường năm 2017 và dự báo năm 2018

Năm 2017, công tác chỉ đạo điều hành giá đã góp phần tích cực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/1/2017 của Chính phủ. Trong điều kiện tình hình kinh tế quốc tế và trong nước có nhiều biến động, Chính phủ đã chỉ đạo theo dõi sát, điều hành chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng. Năm 2018, công tác quản lý giá được Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành có liên quan triển khai xây dựng kế hoạch, đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4% do Quốc hội đề ra.
Thị trường chứng khoán Việt Nam:  Dấu ấn năm 2017, triển vọng năm 2018

Thị trường chứng khoán Việt Nam: Dấu ấn năm 2017, triển vọng năm 2018

Năm 2017, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng: Chỉ số VN-Index tăng 43% so với cuối năm 2016, đạt mức cao nhất gần 10 năm trở lại đây; mức vốn hóa thị trường đạt gần 3.360 nghìn tỷ đồng, tăng 73% so với cuối năm 2016, tương đương 74,6% GDP, vượt chỉ tiêu đặt ra cho năm 2020... Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng khẳng định rõ vai trò và vị thế trong nền kinh tế, trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.