KINH TẾ - TÀI CHÍNH VIỆT NAM 2017 VÀ TRIỂN VỌNG 2018

FDI và những kỷ lục mới

FDI và những kỷ lục mới

Năm 2017 ghi dấu mốc quan trọng đánh dấu 30 năm Việt Nam thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 2017 cũng là năm có nhiều bước tiến mạnh mẽ khi nguồn vốn FDI đạt kỷ lục về lượng và có “bước nhảy” về chất. Vốn FDI đăng ký đạt khoảng gần 36 tỷ USD, cao nhất trong 10 năm trở lại đây; vốn FDI thực hiện đạt khoảng trên 17 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Dự báo năm 2018 và các năm tiếp theo, dòng vốn FDI vẫn tiếp tục đổ mạnh vào Việt Nam, tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với những tồn tại, hạn chế cần khắc phục...
Chính sách tài khóa năm 2017 và định hướng năm 2018

Chính sách tài khóa năm 2017 và định hướng năm 2018

Nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2017 được thực hiện trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, song còn nhiều biến động bất ổn. Trước tình hình đó, chính sách tài khóa ngay từ đầu năm đã được triển khai theo hướng chủ động, linh hoạt, chặt chẽ và tiết kiệm, đảm bảo nguồn lực cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Đây là cơ sở vững chắc để đảm bảo thắng lợi cho việc thực hiện chính sách tài khóa năm 2017 và đề ra định hướng cho năm 2018.
Nhận định về kỷ lục tăng trưởng GDP năm 2017

Nhận định về kỷ lục tăng trưởng GDP năm 2017

Năm 2017, nền kinh tế Việt Nam đã vượt mục tiêu tăng trưởng GDP và ghi nhận nhiều kỷ lục mới. Các động lực tăng trưởng trong năm 2017 gồm cả yếu tố mới cũng như sự “trỗi dậy” của nhiều yếu tố cũ nhưng nhìn chung xuất phát từ cả phía cung và cầu. Bài viết đánh giá những thành tựu kinh tế năm 2017, phân tích những thành tựu trên theo các lát cắt khác nhau và đề xuất các giải pháp cho năm 2018.
Cơ chế tài chính mới giúp huy động và phân bổ nguồn lực hợp lý hơn

Cơ chế tài chính mới giúp huy động và phân bổ nguồn lực hợp lý hơn

Trong năm 2018, ngành Tài chính sẽ nỗ lực triển khai tái cơ cấu thu chi ngân sách theo hướng hợp lý hơn, đồng thời, tăng cường tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Các chính sách tài chính mới, sẽ giúp huy động và phân bổ nguồn lực hợp lý, công bằng hơn, góp phần chống thất thoát, tham nhũng lãng phí.
Kinh tế Việt Nam: Nhìn lại năm 2017 và triển vọng năm 2018

Kinh tế Việt Nam: Nhìn lại năm 2017 và triển vọng năm 2018

Năm 2017 khép lại, cùng với xu thế chung của kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam tiếp tục ổn định về mặt vĩ mô. Trong đó, tăng trưởng GDP đạt 6,81%, chủ yếu đến từ sự đóng góp của xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Lạm phát được kiềm chế ở mức thấp dưới 4%, đến từ sự chủ động trong chính sách điều hành, kiểm soát chặt chẽ giá cả… Mặc dù đạt được kết quả tích cực nhưng việc duy trì được đà tăng trưởng cũng như ổn định vĩ mô trong năm 2018 vẫn là một thách thức lớn khi nhiều vấn đề nội tại của nền kinh tế đang đòi hỏi cần tiếp tục được giải quyết triệt để.
Ngành Tài chính hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2017

Ngành Tài chính hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2017

Thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, dưới sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực phấn đấu của hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước; cùng với quyết tâm của mình, ngành Tài chính đã hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2017 mà Quốc hội đã quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần quan trọng hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Càng áp lực, càng tin thế nước đang lên

Càng áp lực, càng tin thế nước đang lên

Nhận nhiệm vụ ở các lĩnh vực hóc búa của nền kinh tế như tái thiết các doanh nghiệp nhà nước “đắp chiếu”, cải cách tiền lương, cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập… Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chia sẻ, “càng áp lực, càng có thêm nhiều niềm tin thế nước đang lên”