NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN

Chủ trương, chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chủ trương, chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Đảng ta đã khẳng định vai trò quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là lực lượng chủ yếu trong thành phần kinh tế tư nhân. Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế tư nhân, Nhà nước đã thể chế hóa, ban hành các luật liên quan để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đã từng bước đi vào cuộc sống. Việc thực thi chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của các bộ, ngành giúp cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa nỗ lực vượt khó khăn để phát triển bền vững.
Chính sách tài chính và vấn đề tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Chính sách tài chính và vấn đề tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Trong thời gian qua, do nền kinh tế còn nhiều khó khăn, Quốc hội, Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất - kinh doanh. Trong đó, nhiều giải pháp tài chính nhằm khuyến khích phát triển sản xuất - kinh doanh, thu hút đầu tư đã được triển khai, thực hiện đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế, đã và đang phát huy tác dụng, góp phần hỗ trợ thị trường, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Để triển khai tốt các Nghị quyết của Chính phủ... về hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới, chính sách tài chính tiếp tục hướng tới việc hoàn thiện chính sách thu nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh và thu hút đầu tư; quản lý chi chặt chẽ, đảm bảo hiệu quả góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi tăng trưởng và kiềm chế lạm phát...
Đột phá mới trong tư duy để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

Đột phá mới trong tư duy để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

Trong nền kinh tế, doanh nghiệp là một bộ phận chủ yếu tạo ra GDP, có tính quyết định trong việc giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức cao và tác động tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như biến đổi các vấn đề đời sống xã hội. Để có nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao thì quy mô GDP của năm sau phải cao hơn năm trước. Một trong những yếu tố chính làm tăng quy mô GDP phải kể đến là tăng quy mô doanh thu và sự phát triển của doanh nghiệp. Xác định rõ vai trò của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển…
Bộ Tài chính ban hành Chương trình hành động đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

Bộ Tài chính ban hành Chương trình hành động đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

Ngày 04/7/2017, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã ký Quyết định số 1247/QĐ-BTC ban hành Chương trình hành động của Bộ Tài chính thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ và tiếp tục triển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP trong năm 2017, tầm nhìn 2020 với mục tiêu tiếp tục đồng hành, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển.
Cải thiện môi trường kinh doanh: Tư duy đột phá, hành động quyết liệt

Cải thiện môi trường kinh doanh: Tư duy đột phá, hành động quyết liệt

Không chỉ thể hiện tư duy đột phá, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo thực thi các bước đi quyết liệt nhằm cải thiện môi trường kinh doanh theo mục tiêu: Đến năm 2017 đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN-4 trên một số chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh thuộc nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả (theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới); đến năm 2020, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh đạt mức trung bình của các nước ASEAN 3 trên một số chỉ tiêu thông lệ quốc tế, như đã được đề ra tại Nghị quyết 19/2016/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020.
Môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh Việt Nam: Thực trạng và đề xuất

Môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh Việt Nam: Thực trạng và đề xuất

Mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong cải thiện môi trường kinh doanh nhưng năng lực cạnh tranh quốc gia của nước ta được các tổ chức quốc tế đánh giá và xếp hạng vẫn ở mức thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực. Nguyên nhân chính là do nhiều bộ, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng... bài viết đánh giá thực trạng, đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo hướng tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho các loại hình doanh nghiệp, đổi mới và sáng tạo.
Cải thiện môi trường kinh doanh: Thông điệp mới, quyết tâm cao

Cải thiện môi trường kinh doanh: Thông điệp mới, quyết tâm cao

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh là nội dung có ý nghĩa quyết định đối với phát triển kinh tế-xã hội. Đất nước đã và đang hội nhập sâu rộng, thực hiện cơ chế thị trường ngày càng đầy đủ, vấn đề môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia càng có ý nghĩa hết sức quan trọng quyết định cho tăng trưởng bền vững và cạnh tranh hiệu quả. Đây là nội dung thông điệp được Chính phủ nhấn mạnh và quyết tâm tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh trong giai đoạn hiện nay… Điều này đã được khẳng định cụ thể qua các chương trình hành động trong thời gian qua, đặc biệt là qua Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ…