NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Nhiều lợi ích từ việc áp dụng tích hợp hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng

Nhiều lợi ích từ việc áp dụng tích hợp hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng

Thực tế đã chứng minh, hiện nay, không chỉ ISO 9000 mà HACCP, ISO 14000, ISO 22000, SA 8000… đã được các doanh nghiệp (DN) Việt Nam quan tâm áp dụng. Quan trọng hơn, việc áp dụng tích hợp hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất đã mang lại các hiệu quả thực sự trong việc tinh gọn hoạt động quản lý điều hành và tổ chức nhân sự của các DN.
Tăng năng suất lao động nhờ áp dụng Nghiên cứu thao tác và thời gian

Tăng năng suất lao động nhờ áp dụng Nghiên cứu thao tác và thời gian

Chuẩn hóa thao tác, đào tạo hướng dẫn cho người lao động thống nhất thực hiện các bước theo quy định, giúp giảm thao tác thừa từ 41% xuống còn 29,4%; Dòng chảy công việc được thông suốt, các công đoạn giảm thời gian chờ từ 39% xuống còn 27%... Đây là kết quả tích cực của một doanh nghiệp sản xuất gia công các loại sản phẩm lưới sau khi áp dụng thành công Nghiên cứu thao tác và thời gian nhằm nâng cao năng suất lao động.
Cải thiện năng suất, chất lượng theo mô hình Lean

Cải thiện năng suất, chất lượng theo mô hình Lean

Thấy rõ được kết quả ban đầu từ việc triển khai áp dụng mô hình sản xuất tinh gọn (Lean), Công ty TNHH In Nhãn Bao bì Hoàng Hà đã quyết định sẽ tiếp tục mở rộng việc áp dụng các công cụ năng suất sang các khu vực khác và xem xét chọn lọc áp dụng mở rộng thêm những công cụ khác của Lean. Đặc biệt, hướng tới giảm hơn nữa thời gian thực hiện sản phẩm và thời gian giao hàng.
58/63 địa phương đã triển khai Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa

58/63 địa phương đã triển khai Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương nằm trong Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” đã được triển khai rộng khắp tại 58/63 tỉnh, thành phố.
3 nhóm mục tiêu trọng điểm trong nâng cao năng suất chất lượng của doanh nghiệp trong bối cảnh mới

3 nhóm mục tiêu trọng điểm trong nâng cao năng suất chất lượng của doanh nghiệp trong bối cảnh mới

Ba nhóm mục tiêu trọng điểm trong Chương trình nâng cao năng suất chất lượng quốc gia giai đoạn 2020-2030 sẽ tập trung hướng vào: Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng; Tăng cường hạ tầng chất lượng quốc gia; Tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở định hướng này, các chuyên gia kỳ vọng, Chương trình này sẽ làm thay đổi mạnh mẽ nhận thức của doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế.