Sáng ngày 8/6/2020, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là CHXHCN Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu và các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EVIPA) với tỷ lệ đại biểu Quốc hội tham gia tán thành gần như tuyệt đối.
Với nhiều nội dung đáng chú ý được quy định, Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA) được đánh giá là Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Trao đổi với TG&VN, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Nicolas Audier khẳng định, trong bối cảnh thương mại không chắc chắn, Hiệp định EVFTA được coi là điểm sáng trong lộ trình phục hồi kinh tế Việt Nam.
Việc thực thi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đặt ra không ít thách thức đối với kết nối và hợp tác tài chính của các bên tham gia. Kinh nghiệm của một số nước cho thấy, trong bối cảnh thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống tài chính, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để đáp ứng với các yêu cầu hội nhập và điều hành chính sách ổn định vĩ mô hiệu quả.
Ngày 12/2/2020, Nghị viện châu Âu chính thức thông qua Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA). Với những nội dung cam kết toàn diện và ở mức cao nhất trong số các FTA trước đây của Việt Nam, EVFTA được kỳ vọng sẽ có những tác động sâu rộng đến nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Theo đó, EVFTA góp phần đưa Việt Nam trở thành một “mắt xích” quan trọng trong mạng lưới liên kết với các nền kinh tế hàng đầu trên thế giới; tạo thuận lợi cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hiệp định thương mại tự do châu Âu – Việt Nam (EVFTA) chính thức được ký kết ngày 30/6/2019. Đây là sự kiện quan trọng và ý nghĩa, không chỉ đáp ứng lợi ích của hai bên mà còn tạo ra những động lực mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, giúp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu và tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế…
Sau 9 năm đàm phán, sáng ngày 8/6/2020, Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) được Quốc hội thông qua đã mở ra cơ hội hợp tác rộng lớn, toàn diện và phát triển mạnh mẽ hơn của Việt Nam và EU, đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp hai bên. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đánh giá, cơ hội mà EVFTA đem lại sẽ "song hành" cùng khó khăn và thách thức. Tạp chí điện tử Tài chính lược trích một số ý kiến các nhà quản lý, chuyên gia khi trao đổi về những cơ hội và thách thức này.
Từ phía doanh nghiệp, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) còn được khẳng định là cứu cánh mang đến cơ hội thị trường đa dạng hơn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp lấy lại đà tăng trưởng hậu dịch bệnh.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) dự báo sẽ đem lại nhiều ưu đãi tạo cơ hội phát triển mới cho doanh nghiệp Việt Nam, song cũng đặt ra nhiều thách thức trong chính những cam kết hội nhập mà Việt Nam phải thực thi. Để tận dụng tốt các ưu đãi, cơ hội, vượt qua thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nhận thức rõ những cơ hội và thách thức để mở rộng thị trường, vươn ra thế giới.