Gây chiến thương mại với Trung Quốc: Ông Trump có thể thắng?

Theo Diệu Thu/thoibaokinhdoanh.vn

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị gói thuế quan phạm vi rộng và hạn chế đầu tư nhắm vào Trung Quốc, thì việc bùng nổ một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế quan trọng nhất thế giới là điều không thể tránh khỏi.

Việc bùng nổ một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế quan trọng nhất thế giới là điều không thể tránh khỏi. Nguồn: Internet
Việc bùng nổ một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế quan trọng nhất thế giới là điều không thể tránh khỏi. Nguồn: Internet

Mỹ vẫn đang là nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng Trung Quốc đang đứng thứ hai. Mỹ là nhà nhập khẩu lớn nhất và là nhà xuất khẩu đứng thứ hai thế giới vào năm 2016. Mỹ chính là một trong những khách hàng tiềm năng nhất của Trung Quốc và có tác động lớn đối với thương mại và việc làm tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng của kinh tế Mỹ không còn được như trước. Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản và Ấn Độ chắc hẳn đã làm giảm bớt sức mạnh của Mỹ trong các mối quan hệ với các quốc gia khác trên thế giới. 

Sự giàu lên của các nền kinh tế mới nổi đã mở ra nhiều loại thị trường xuất khẩu và đầu tư mới và các quốc gia này trao đổi mậu dịch với nhau một cách nhanh chóng. Vào năm 2016, thương mại giữa các quốc gia châu Á đứng đầu với 57% tổng giá trị, trong khi tỷ trọng đầu tư nước ngoài trực tiếp trong khu vực đã tăng lên 55% 

Do đó, Trung Quốc sẽ có nhiều lựa chọn hơn trước đây nếu cần tìm kiếm khách hàng thay thế cho Mỹ. Số liệu của Trung Quốc cho thấy rằng doanh thu từ các khách hàng châu Âu gần như tương đương với doanh thu mà Trung Quốc thu được từ Mỹ, trong khi đó các quốc gia còn lại của châu Á có mức tiêu thụ gấp đôi. 

Số liệu thống kê cho thấy, Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ tăng gần 8 lần trong khoảng từ năm 2000 - 2015, còn xuất khẩu của Ấn Độ và Việt Nam lần lượt tăng gấp 37 và 43 lần trong cùng khoảng thời gian đó.

Thị trường nội địa Trung Quốc cũng đang trở lên quan trọng hơn đối với sự phát triển của Trung Quốc. Ngoại thương không còn là vấn đề then chốt đối với kinh tế Trung Quốc nữa. Xuất khẩu đã giảm từ 37% trong GDP xuống thấp hơn 20% trong năm 2016.