Vì sao các nước từ chối vay tiền Trung Quốc?
Nếu không có tiền trả nợ, các nước có thể phải chuyển giao đất hay quyền kiểm soát cơ sở hạ tầng cho Trung Quốc.
Năm ngoái, với khoản nợ Trung Quốc hơn 1 tỷ USD, Sri Lanka đã chuyển giao một cảng cho các công ty thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc. Giờ đây, Djibouti, căn cứ quân sự của quân đội Mỹ ở châu Phi, có thể phải chuyển giao quyền kiểm soát một cảng trọng điểm khác của cho một công ty liên quan đến chính phủ Trung Quốc.
Vì sao Trung Quốc đi mua hàng loạt cảng biển trên thế giới?
Ngày 6/3, ông Rex Tillerson, Noại trưởng Mỹ, nói rằng Trung Quốc "khuyến khích sự phụ thuộc bằng cách sử dụng các hợp đồng mập mờ, vay mượn kiểu săn mồi, và những giao dịch tham nhũng đẩy các quốc gia vào tình trạng nợ nần và mất chủ quyền, bỏ tăng trưởng bền vựng trong dài hạn.
Ông nói thêm: “Đầu tư của Trung Quốc có tiềm năng giải quyết khoảng cách về cơ sở hạ tầng ở Châu Phi, tuy nhiên cách tiếp cận của nước này không hầu như không tạo ra thêm việc làm mà chỉ dẫn tới tình trạng nợ nần, nếu có”.
Hợp tác hay chối từ dòng vốn tỉ đô từ Trung Quốc?
Một số người gọi đây là "ngoại giao bẫy nợ": Cung cấp các khoản cho vay cơ sở hạ tầng rẻ, nhưng lại dễ rơi vào con đường vỡ nợ nếu các nền kinh tế nhỏ hơn không thể tạo ra đủ tiền mặt để trả lãi. Ở Sri Lanka, sự bất bình vẫn còn ở quanh Hambatota và các dự án như "sân bay tồi tệ nhất thế giới."
Trung Quốc đã tuyên truyền về sáng kiến "Nhất đới, nhất lộ” như là một cuộc hợp tác hai bên cùng có lợi phù hợp với tham vọng trở thành nhà lãnh đạo thương mại toàn cầu và mong muốn của các nền kinh tế đang phát triển phát triển cơ sở hạ tầng giao thông. Điều này chắc chắn đã lấp đầy khoảng trống do Mỹ bỏ lại do chính sách “nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Donald Trump. Nhưng cũng như các dự án quốc tế của phương Tây, Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với cáo buộc về hành vi đế quốc khi đòi nợ các quốc gia trên.
Trung tâm Phát triển Toàn cầu (Center for Global Development – CCD), một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận, đã phân tích nợ mà các quốc gia sẽ nợ Trung Quốc khi tham gia vào dự dán “Nhất đới nhất lộ”
Tám quốc gia sẽ dễ bị tổn thương do nợ cao trên mức trung bình là : Djibouti, Kyrgyzstan, Lào, Maldives, Mông Cổ, Montenegro, Pakistan và Tajikistan.
Tỷ lệ nợ/GDP của 8 quốc gia bị đe dọa bởi "Nhất đới, nhất lộ".Ảnh: Quartz
|
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng họ không ước tính khoản nợ này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng và nhiều dữ liệu mà họ thu thập cho báo cáo đến từ các phương tiện truyền thông. Nhưng họ vẫn nói bằng chứng của họ có thể làm dấy lên mối lo ngại về khủng hoảng kinh tế phát sinh từ nợ nần có thể làm suy yếu nỗ lực phát triển.
Trong quá khứ, Trung Quốc cư xử với các con nợ một cách không nhất quán và không theo những thông lệ tốt nhất được áp dụng bởi các nhà cho vay quốc tế với các nước nghèo. Đôi khi, họ xóa nợ; đôi khi, họ lại đòi những vùng lãnh thổ tranh chấp hoặc kiểm soát cơ sở hạ tầng.
Các nhà phần tích lý luận rằng Trung Quốc nên đưa các nước khác vào các chương trình đầu tư của họ để phân chia nợ một cách bình đẳng hơn, và áp dụng các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn và minh bạch hơn về việc họ đang hỗ trợ một cách bền vững cho các nền kinh tế đang phát triển như thế nào.
Một số quốc gia không chờ đợi Trung Quốc hành động: Pakistan và Nepal đã từ chối các khoản cho vay cơ sở hạ tầng của Trung Quốc trong năm qua và quay sang các nguồn tài trợ khác.