Hà Lan đã làm gì để xoa dịu sự khó chịu của người dân khi không được lái ô tô vào nội đô?

Theo Hoàng An/ttvn.vn

Thành phố Groningen phía bắc Hà Lan là một mô hình về cách thức can thiệp và thực thi chính sách có thể tạo ra một xã hội tập trung vào xe đạp thay vì các phương tiện cơ giới.

Thành phố Groningen (Hà Lan) tự hào rằng 61% các chuyến đi được thực hiện bởi dân số của họ (200.000 người) là bằng xe đạp. Nguồn: internet
Thành phố Groningen (Hà Lan) tự hào rằng 61% các chuyến đi được thực hiện bởi dân số của họ (200.000 người) là bằng xe đạp. Nguồn: internet

Thành phố Groningen (Hà Lan) tự hào rằng 61% các chuyến đi được thực hiện bởi dân số của họ (200.000 người) là bằng xe đạp. Tỷ lệ này có được là nhờ những nỗ lực của chính quyền thành phố vào môi trường trong hơn bốn mươi năm. 

Thành phố đang nỗ lực mở rộng mạng lưới xe đạp bằng hệ thống đèn giao thông thông minh và bãi đỗ xe mới với chứa hơn 15.000 xe đạp. Họ muốn củng cố tính ưu việt của xe đạp trong văn hóa của thành phố và đặt xe đạp là một yếu tố không thể thiếu trong bản sắc của thành phố này.

 Hà Lan đã làm gì để xoa dịu sự khó chịu của người dân khi không được lái ô tô vào nội đô?  - Ảnh 1

Chiến lược và văn hóa xe đạp của Groningen được phát triển từ năm 1977 khi thành phố thực hiện Kế hoạch lưu thông giao thông (TCP), một kế hoạch giới hạn xe hơi được phát triển bởi Max Van Den Berg.

Chỉ trong một đêm, thành phố đã chặn các đường vào trung tâm thành phố bằng ô tô và tạo ra một mạng lưới đường cho người đi bộ và người đi xe đạp có thể lưu thông miễn phí và an toàn. Kế hoạch này nhằm giảm thiểu lưu lượng ô tô ra vào đô thị Groningen. Các nguyên tắc của TCP đã có tác động to lớn đến giao thông của dân cư trong khu vực, điều này dẫn đến lối sống lành mạnh và bền vững hơn.

 Hà Lan đã làm gì để xoa dịu sự khó chịu của người dân khi không được lái ô tô vào nội đô?  - Ảnh 2

Những nỗ lực định hướng xe đạp của Groningen bắt đầu vào giữa những năm 1960 để hạn chế ô tô. Giống như nhiều thành phố ở châu Âu, Groningen đã trải qua những thách thức giao thông đáng kể do dòng người sử dụng ô tô gây ra ùn tắc, ô nhiễm không khí, đỗ xe bừa bãi và phóng nhanh vượt ẩu. Chính quyền thành phố đã xem xét sửa đổi chính sách giao thông để điều chỉnh và hạn chế ô tô.

 Hà Lan đã làm gì để xoa dịu sự khó chịu của người dân khi không được lái ô tô vào nội đô?  - Ảnh 3

Trong khi một số người tin rằng một "thành phố ô tô" sẽ phù hợp với nhu cầu di chuyển của người dân trong khu vực thì những người khác vẫn cho rằng đi bộ và đi xe đạp nên được ưu tiên. 

Năm 1970 Van Den Berg được đảng PvDA bầu làm giám đốc điều hành chính trị về quy hoạch đô thị. Van Den Berg tin rằng một thành phố nên được sức sống và sự sôi động khi không có ô tô. Ông muốn khôi phục các khu phố trong thành phố, nơi ông tin rằng đã bị ảnh hưởng xấu bởi ô tô, và ưu tiên cho người đi bộ, xe đạp và giao thông công cộng. Van Den Berg cho rằng Groningen là một nơi hoàn hảo cho kế hoạch của mình, vì thành phố này tương đối nhỏ.

Đến đầu những năm 1970, Van Den Berg bắt đầu phát triển TCP với các nguyên tắc được nêu trong báo cáo Kế hoạch Groningen của Trung tâm Thành phố Mục tiêu năm 1972. Kế hoạch này công nhận tiện ích của việc đi lại bằng ô tô nhưng kêu gọi giới hạn sử dụng chúng. Các kế hoạch phát triển như mở rộng làn đường giao thông và các bãi đỗ ô tô sẽ được giữ ở mức tối thiểu, để giữ cho đường phố thành phố tránh khỏi hiệu ứng 'tốn không gian' của ô tô.

 Hà Lan đã làm gì để xoa dịu sự khó chịu của người dân khi không được lái ô tô vào nội đô?  - Ảnh 4

Mục tiêu chính của TCP là tạo ra các rào cản cho ô tô nhằm chặn truy cập vào các đường phố nội thành. Điều này về cơ bản sẽ tăng quyền ưu tiên cho người đi bộ, người đi xe đạp.

Sau khi hội đồng thông qua TCP vào tháng 9 năm 1977, Van Den Berg và nhân viên thành phố đã sẵn sàng tiến lên với việc thực hiện kế hoạch. 

Các tình nguyện viên của thành phố đã phát tờ rơi tuyên truyền và tặng hoa cho những người không còn có thể đi qua trung tâm thành phố bằng ô tô, để xoa dịu sự khó chịu của họ. Sau khi cấm ô tô, các đường dành cho xe đạp mới đã được tạo ra, cây xanh được trồng tại các đường phố mở và các biện pháp phát triển khác của TCP đã diễn ra giúp tăng cường hiệu quả của hệ thống mạng mới.

Tình nguyện viên tặng hoa cho các chủ xe trong ngày đầu tiên cấm ô tô.
Tình nguyện viên tặng hoa cho các chủ xe trong ngày đầu tiên cấm ô tô.

Mặc dù nhiều doanh nghiệp ở thành phố trung tâm đã phản đối kịch liệt TCP, một số nỗ lực hợp tác đã được thực hiện để tạo thuận lợi cho việc triển khai kế hoạch, như tham gia vào ủy ban hướng dẫn thành phố và phân phối bản đồ cho khách hàng. 

Trong những năm tiếp theo, các quan chức thành phố đã xem xét các kế hoạch, không chỉ đơn thuần là giới hạn xe hơi mà còn tăng cường sử dụng xe đạp trong công dân. Kế hoạch mới nhất, Groningen Cycling City, được phát triển vào năm 2015 đã thể hiện những nỗ lực của thành phố trong việc biến chiếc xe đạp thành một phương tiện giao thông thông thường. 

Kế hoạch bao gồm các chiến lược cải thiện vốn được thiết kế để tăng cường sự an toàn và tiện ích của đường dành cho xe đạp. Làn đường được sưởi ấm, bãi đậu xe trong nhà được mở rộng và các tuyến đường thông minh là một trong số nhiều dự án được nêu trong kế hoạch.

 Hà Lan đã làm gì để xoa dịu sự khó chịu của người dân khi không được lái ô tô vào nội đô?  - Ảnh 5