Hải Phòng tập trung hoàn thành dự toán ngân sách năm 2024
Trong 9 tháng năm 2024, một số chỉ tiêu kinh tế của TP. Hải Phòng tiếp tục có sự tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Thu ngân sách nội địa của Thành phố tăng 78% so với cùng kỳ năm 2023 và bằng 86,3% dự toán Hội đồng Nhân dân Thành phố giao. Tuy nhiên, trước hậu quả của cơn bão số 3 cũng như kết quả thu của một số địa phương, Thành phố yêu cầu các sở, ngành, địa phương không được chủ quan, cần tiếp tục tập trung cao các giải pháp để hoàn thành dự toán thu ngân sách trong những tháng cuối năm.
Thu ngân sách khả quan, nhưng chưa bền vững
9 tháng qua, tổng sản phẩm trên địa bàn TP. Hải Phòng (GRDP) tăng 9,77% so với cùng kỳ năm 2023, đứng thứ 8 cả nước, gấp 1,43 lần tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng trên 14% so với cùng kỳ năm 2023.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn Thành phố đạt trên 148.100 tỷ đồng, tăng trên 9% so với cùng kỳ năm 2023, bằng trên 70% kế hoạch năm. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 26 tỷ USD, tăng trên 26% so với cùng kỳ năm 2023, bằng 80% kế hoạch năm. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Thành phố đạt trên 1,7 tỷ USD, giảm trên 43% so với cùng kỳ năm 2023, bằng trên 85% kế hoạch năm. Giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 8.300 tỷ đồng, bằng 42% kế hoạch HĐND Thành phố giao.
Tổng thu ngân sách của TP. Hải Phòng đạt gần 87.500 tỷ đồng, tăng gần 34% so với cùng kỳ năm 2023, bằng trên 82% dự toán HĐND Thành phố giao, trong đó, thu nội địa đạt 38.827,91 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2023, bằng 103,3% dự toán Trung ương giao và 86,3% dự toán HĐND Thành phố giao.
Trong tháng 9/2024, do ảnh hưởng từ cơn bão số 3, hoạt động sản xuất công nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp và trên địa bàn Thành phố đều bị ngừng trệ một thời gian, làm nhỡ tiến độ xuất hàng, chỉ số ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng thấp, kéo theo chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp IIP tháng 9/2024 ước tăng trưởng thấp hơn 3,48% so với cùng kỳ năm 2023 (đây là tháng tăng trưởng thấp nhất từ đầu năm đến nay).
Tổng thu ngân sách của Thành phố đạt gần 87.500 tỷ đồng, tăng gần 34% so với cùng kỳ năm 2023, bằng trên 82% dự toán HĐND Thành phố giao, trong đó, thu nội địa đạt 38.827,91 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2023, bằng 103,3% dự toán Trung ương giao và 86,3% dự toán HĐND Thành phố giao. Nhiều chỉ tiêu thu đạt tốc độ thu bình quân và tăng cao so với cùng kỳ, nhất là thu tiền sử dụng đất đạt 17.698,127 tỷ đồng, bằng 133,59% dự toán Trung ương giao và 97,73% dự toán HĐND Thành phố giao, tăng 585,41 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023.
Kết quả này phản ánh giải pháp chỉ đạo đúng đắn của Thành phố, cùng sự nỗ lực, quyết tâm cao của sở, ngành, đơn vị, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách, trong bối cảnh công tác thu còn gặp nhiều khó khăn do chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Nghị định số 94/2023/NĐ-CP ngày 28/12/2023 của Chính phủ.
Tuy vậy, một số khoản thu chưa đạt tốc độ thu bình quân như thu từ khu vực DNNN, doanh nghiệp FDI, lệ phí trước bạ… Bên cạnh đó, kết quả thu của một số địa phương chưa bảo đảm tốc độ thu bình quân như: Hải An đạt 53,39% dự toán; Thủy Nguyên 63,2% dự toán; Đồ Sơn 65,57% dự toán; Ngô Quyền 71,2% dự toán; Hồng Bàng 74,96% dự toán… Theo báo cáo của các địa phương, kết quả thu ngân sách đạt thấp chủ yếu do hụt thu tiền sử dụng đất.
Nỗ lực bảo đảm hoàn thành dự toán thu ngân sách
Tại phiên họp thường kỳ 9 tháng, đánh giá kết quả thu ngân sách 9 tháng, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng cho rằng, tuy thu ngân sách của Thành phố đạt kết quả khả quan, nhưng không thể chủ quan. Do đó, ngành Thuế Thành phố cần tiếp tục rà soát các sắc thuế; các ngành, địa phương tập trung cao thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất các khu vực theo kế hoạch.
Kinh nghiệm cho thấy, nếu không tập trung cao, không quyết liệt, có thể hụt thu. Bởi theo kế hoạch đầu giá đất trong năm 2024, thu tiền sử dụng đất của các địa phương có khả năng vượt, khả năng hoàn thành cao, nhưng từ ngày 01/8/2024, Luật Đất đai, Luật Nhà ở mới có hiệu lực, để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất phải thực hiện thêm nhiều thủ tục, trong đó có xin ý kiến các cơ quan Trung ương, dẫn đến thời gian hoàn thiện thủ tục sẽ kéo dài hơn. Do đó, các địa phương cần tập trung thu tại các dự án không phải xin ý kiến cơ quan Trung ương, hoàn thiện thủ tục và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo kế hoạch.
Theo nhận định của ngành Thuế Hải Phòng, những tháng cuối năm 2024 sẽ không còn những khoản thu lớn như những tháng cuối năm 2023, cộng với ảnh hưởng thiệt hại nặng nề của người nộp thuế sau cơn bão số 3 trong tháng 9 sẽ ảnh hưởng tới thu ngân sách.
Vì vậy, để hoàn thành dự toán thu ngân sách năm 2024, ngành Thuế Thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phát huy tối đa hiệu quả các chính sách về tháo gỡ khó khăn giúp doanh nghiệp, người nộp thuế ổn định, phát triển sản xuất - kinh doanh, tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách; chú trọng công tác chuyển đổi số, cải cách hành chính; tăng cường quản lý thuế về chuyên đề thương mại điện tử, vận tải đường bộ; rà soát, đôn đốc các khoản thu sắc thuế còn dư địa…
Từ yêu cầu của UBND Thành phố, các địa phương đều cam kết cố gắng hoàn thành dự án toán thu ngân sách năm 2024 trong các tháng cuối năm.
Theo đó, quận Hồng Bàng nỗ lực đẩy mạnh thu tiền sử dụng đất qua hoạt động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất tái định cư, tập trung hoàn thành giải phóng mặt bằng 2 dự án đấu giá và chuẩn bị đấu giá khu đất tại số 42 phố Lê Đại Hành.
Quận Hải An tiếp tục tập trung thu thuế khu vực ngoài quốc doanh, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, hoàn thiện các thủ tục để đấu giá quyền sử dụng đất cuối tháng 10 và tháng 11 tới, đề nghị Thành phố chỉ đạo sở, ngành tiếp tục hỗ trợ để các thủ tục liên quan đến tổ chức đấu giá theo đúng tiến độ.
Quận Kiến An tập trung hơn nữa trong việc chỉ đạo công tác thu ngân sách, nhất là đối với các sắc thuế còn đạt thấp; giải ngân vốn đầu tư công; xử lý tài sản công; tiếp tục tập trung cao khắc phục hậu quả bão số 3, hỗ trợ tối đa người dân trong việc cải tạo, sửa chữa nhà ở bị thiệt hại do bão…
Để hoàn thành dự toán thu ngân sách năm 2024, ngành Thuế Thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phát huy tối đa hiệu quả các chính sách về tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp, người nộp thuế ổn định, phát triển sản xuất - kinh doanh, tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách; chú trọng công tác chuyển đổi số, cải cách hành chính; tăng cường quản lý thuế về chuyên đề thương mại điện tử