Hải quan tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp cải cách, tạo thuận lợi thương mại
Ngày 26/9, Tổng cục Hải quan phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) tổ chức hội thảo tuyên truyền về lợi ích và trách nhiệm của doanh nghiệp logistics trong Cơ chế một cửa quốc gia, kiểm tra chuyên ngành, tạo thuận lợi thương mại và đại lý hải quan. Đại diện của hơn 50 DN tham dự hội nghị.
Tại hội nghị, DN được thông tin mới nhất về những hoạt động mà Tổng cục Hải quan triển khai và kết quả đạt được liên quan đến Cơ chế một cửa ASEAN (ASW), Cơ chế một cửa quốc gia (NSW), đề án nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chuyên ngành. Bên cạnh đó, các DN cũng được cập nhật những thông tin liên quan đến thực trạng hoạt động đại lý hải quan và giải pháp để phát triển trong thời gian tới.
Theo thông tin từ đại diện Cục Công nghệ và Thống kế hải quan, tính đến tháng ngày 25/9/2017, Cơ chế một cửa quốc gia đã chính thức kết nối với 11 bộ, ngành, triển khai 39 TTHC (ngoài thủ tục thông quan hàng hóa của Bộ Tài chính – Tổng cục Hải quan). Tổng số hồ sơ hành chính được xử lý là 518 nghìn bộ, khoảng hơn 14.000 DN tham gia.
Bên cạnh đó, từ tháng 9/2015, Việt Nam đã kết nối kỹ thuật thành công với 4 nước ASEAN để trao đổi giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D cho hàng hóa XK có xuất xứ ASEAN. Việt Nam đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật để chính thức kết nối ASW khi Nghị định thư pháp lý về ASW được 10 nước thành viên phê duyệt (hiện tại còn Phillipines chưa phê duyệt). Dự kiến tháng 12/2017 sẽ thực hiện chính thức trao đổi C/O from D với 4 nước Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singgapore.
Tại hội nghị, DN đánh giá cao những hoạt động cung cấp thông tin như hội nghị lần này. Một số đại diện DN bày tỏ mong muốn Cơ chế một cửa ASEAN sớm kết nối để tạo thuận lợi hơn nữa cho xuất nhập khẩu hàng hóa. Các DN cũng trao đổi với cơ quan Hải quan về một số vấn đề như thủ tục hải quan với hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, tự chứng nhận xuất xứ…
Mặc dù thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan có những cải tiến mạnh mẽ, tuy nhiên, phản ánh tại hội nghị, các DN cho rằng khó khăn trong quá trình XNK hàng hóa chủ yếu do trở ngại từ thủ tục kiểm tra hàng hóa chuyên ngành.
Trong khi thủ tục hải quan chỉ chiếm 28% thời gian thông quan hàng hóa, thủ tục kiểm tra chuyên ngành (KTCN) chiếm đến 72% và làm tăng chi phí kinh doanh của DN.
Trong khuôn khổ hội nghị, đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan cũng trình bày về thực trạng và giải pháp phát triển đại lý hải quan. Hiện nay trên cả nước có 858 đại lý hải quan; 1412 nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan đã được Tổng cục Hải quan cấp mã. Tuy số lượng đại lý và nhân viên đã phát triển khá nhiều trong thời gian qua, nhưng số tờ khai do đại lý ký tên, đóng dấu vẫn chỉ chiếm dưới 10% tổng số lượng tờ khai hải quan.
Để phát triển dịch vụ đại lý hải quan, đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết, trong thời gian tới cơ quan Hải quan sẽ tiếp tục có nhiều giải pháp để thêm chế độ ưu tiên cho đại lý hải quan, đồng thời tiếp tục phối hợp với các hiệp hội, DN tuyên truyền giúp đại lý nắm rõ quyền, nghĩa vụ của đại lý trong thực hiện thủ tục hải quan.
Theo thông tin từ đại diện Cục Công nghệ và Thống kế hải quan, tính đến tháng ngày 25/9/2017, Cơ chế một cửa quốc gia đã chính thức kết nối với 11 bộ, ngành, triển khai 39 TTHC (ngoài thủ tục thông quan hàng hóa của Bộ Tài chính – Tổng cục Hải quan). Tổng số hồ sơ hành chính được xử lý là 518 nghìn bộ, khoảng hơn 14.000 DN tham gia.
Bên cạnh đó, từ tháng 9/2015, Việt Nam đã kết nối kỹ thuật thành công với 4 nước ASEAN để trao đổi giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D cho hàng hóa XK có xuất xứ ASEAN. Việt Nam đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật để chính thức kết nối ASW khi Nghị định thư pháp lý về ASW được 10 nước thành viên phê duyệt (hiện tại còn Phillipines chưa phê duyệt). Dự kiến tháng 12/2017 sẽ thực hiện chính thức trao đổi C/O from D với 4 nước Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singgapore.
Tại hội nghị, DN đánh giá cao những hoạt động cung cấp thông tin như hội nghị lần này. Một số đại diện DN bày tỏ mong muốn Cơ chế một cửa ASEAN sớm kết nối để tạo thuận lợi hơn nữa cho xuất nhập khẩu hàng hóa. Các DN cũng trao đổi với cơ quan Hải quan về một số vấn đề như thủ tục hải quan với hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, tự chứng nhận xuất xứ…
Mặc dù thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan có những cải tiến mạnh mẽ, tuy nhiên, phản ánh tại hội nghị, các DN cho rằng khó khăn trong quá trình XNK hàng hóa chủ yếu do trở ngại từ thủ tục kiểm tra hàng hóa chuyên ngành.
Trong khi thủ tục hải quan chỉ chiếm 28% thời gian thông quan hàng hóa, thủ tục kiểm tra chuyên ngành (KTCN) chiếm đến 72% và làm tăng chi phí kinh doanh của DN.
Trong khuôn khổ hội nghị, đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan cũng trình bày về thực trạng và giải pháp phát triển đại lý hải quan. Hiện nay trên cả nước có 858 đại lý hải quan; 1412 nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan đã được Tổng cục Hải quan cấp mã. Tuy số lượng đại lý và nhân viên đã phát triển khá nhiều trong thời gian qua, nhưng số tờ khai do đại lý ký tên, đóng dấu vẫn chỉ chiếm dưới 10% tổng số lượng tờ khai hải quan.
Để phát triển dịch vụ đại lý hải quan, đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết, trong thời gian tới cơ quan Hải quan sẽ tiếp tục có nhiều giải pháp để thêm chế độ ưu tiên cho đại lý hải quan, đồng thời tiếp tục phối hợp với các hiệp hội, DN tuyên truyền giúp đại lý nắm rõ quyền, nghĩa vụ của đại lý trong thực hiện thủ tục hải quan.