Hải quan TP.Hồ Chí Minh: Nhiều giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Theo baohaiquan.vn

Hàng loạt yếu tố tác động đến số thu ngân sách nhà nước (NSNN) của Cục Hải quan TP.HCM trong năm 2018 đang được đơn vị này phân tích kĩ để có các giải pháp tăng nguồn thu.

  Giảm thu trên 10.000 tỷ đồng  Theo Phó Cục trưởng phụ trách Cục Hải quan TP.HCM Đinh Ngọc Thắng, năm 2018 có nhiều yếu tố tác động đến số thu ngân sách của đơn vị. Theo tính toán ban đầu ảnh hưởng từ chính sách thuế, mỗi tháng Cục Hải quan TP.HCM hụt th
Giảm thu trên 10.000 tỷ đồng Theo Phó Cục trưởng phụ trách Cục Hải quan TP.HCM Đinh Ngọc Thắng, năm 2018 có nhiều yếu tố tác động đến số thu ngân sách của đơn vị. Theo tính toán ban đầu ảnh hưởng từ chính sách thuế, mỗi tháng Cục Hải quan TP.HCM hụt th

Giảm thu trên 10.000 tỷ đồng

Theo Phó Cục trưởng phụ trách Cục Hải quan TP.HCM Đinh Ngọc Thắng, năm 2018 có nhiều yếu tố tác động đến số thu ngân sách của đơn vị. Theo tính toán ban đầu ảnh hưởng từ chính sách thuế, mỗi tháng Cục Hải quan TP.HCM hụt thu từ 700-1.000 tỷ đồng, cả năm hụt thu trên 10.000 tỷ đồng. Cụ thể, tác động của các Hiệp định thương mại tự do (FTA), nhiều dòng thuế đã được cắt giảm theo lộ trình, hơn 90% dòng hàng đã về mức 0%.

Theo dự đoán kim ngạch nhập khẩu từ các quốc gia đã ký kết FTA ngày càng tăng. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây thu NSNN từ xăng dầu, sắt thép, phân bón, xe ôtô… giảm đều theo từng năm, trong vòng 4 năm, số thu của Cục đã giảm 8.424 tỷ đồng từ các nhóm hàng này.

Mặt hàng sắt thép, tôn màu do tác động bởi thuế tự vệ và thuế chống bán phá giá nên kim ngạch nhập khẩu các tháng đầu năm giảm. Tác động từ Luật Hải quan, nhiều doanh nghiệp đăng ký giấy phép kinh doanh và có trụ sở giao dịch tại TP.HCM nhưng làm thủ tục và nộp thuế tại các địa bàn lân cận, khiến Cục Hải quan TP.HCM giảm thu 1.788 tỷ đồng. Tác động từ nguồn thu NSNN xăng dầu khi Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn - Thanh Hoá bắt đầu hoạt động, đáp ứng nhu cầu xăng dầu trong nước, cảng Vân Phong - Khánh Hòa hoạt động ổn định… cũng khiến số thu của Cục Hải quan TP.HCM từ mặt hàng xăng dầu giảm đáng kể.

Đặc biệt, ngay từ đầu năm 2018, tác động từ Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17/10/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện nhập khẩu xe ôtô có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 đã ảnh hưởng đến việc nhập khẩu ô tô dưới 9 chỗ ngồi. Đến nay, mới chỉ có 1 doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu lô xe ô tô đầu tiên với hơn 1.000 chiếc.

Trong 2 tháng đầu năm 2018, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hiệp Phước và Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3 (Cục Hải quan TP.HCM) chỉ mới thu ngân sách đạt gần 583 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2017 các chi cục này thu  2.700 tỷ đồng. Như vậy, 2 đơn vị này đã giảm thu 2.117 tỷ đồng từ xe ôtô nhập khẩu.

Theo Cục Hải quan TP.HCM, trong gần 2 tháng đầu năm 2018, mặc dù kim ngạch nhập khẩu tăng khá cao (15,2%) và thuế GTGT đã tăng thêm 620 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2017, nhưng thuế nhập khẩu đã giảm khoảng 1.500 tỷ đồng so với cùng kỳ 2017 do cắt giảm các dòng thuế theo FTA.Với các tác động nêu trên, theo dự toán của Cục Hải quan TP.HCM, khả năng thu NSNN của TP.HCM từ hoạt động XNK chỉ đạt tối đa vào khoảng 100.000 tỷ đồng, đạt 92,6% so với chỉ tiêu pháp lệnh (108.000 tỷ đồng) và chỉ đạt 91,7% số thu NSNN thực tế năm 2017.

Giải pháp bù nguồn hụt thu

Năm 2018, Cục Hải quan TP.HCM được giao chỉ tiêu thu 108.000 tỷ đồng. Mặc dù, chỉ tiêu thu giảm 1.000 tỷ đồng so với năm 2017, nhưng với nguồn hụt hơn 10.000 tỷ đồng, Cục Hải quan TP.HCM đã đưa ra nhiều giải pháp để hoàn thành được chỉ tiêu thu.

Ngoài các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nuôi dưỡng nguồn thu, Cục Hải quan TP.HCM đã có các nhóm giải pháp cụ thể. Trong đó, đối với nhóm thu NSNN và quản lý nợ thuế, Cục Hải quan TP.HCM phấn đấu không để phát sinh nợ thuế khó thu hồi trong năm 2018 mà không có lý do chính đáng. Khi phát sinh nợ thuế mới các chi cục có trách nhiệm khẩn trương lập hồ sơ, phối hợp và tích cực thu hồi nợ thuế, áp dụng ngay biện pháp dừng làm thủ tục để yêu cầu doanh nghiệp nộp thuế, không đợi đến ngày thứ 91 mới bắt đầu tổ chức cưỡng chế thuế, thu hồi nợ thuế.

Đồng thời, sắp xếp, kiện toàn và hệ thống lại toàn bộ hồ sơ theo dõi nợ thuế, lập hồ sơ đủ điều kiện để đề xuất UBND TP.HCM, Tổng cục Hải quan xóa nợ thuế. Xây dựng đề án áp dụng chính sách giá tính thuế cho 200 doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan theo Kế hoạch “Cộng đồng doanh nghiệp và Cục Hải quan TP.HCM là đối tác tin cậy, đồng hành cùng phát triển trong năm 2018”  để báo cáo lãnh đạo Tổng cục Hải quan xem xét thông qua.

Đối với công tác chống thất thu, tiếp tục tổ chức thực hiện nghiệp vụ tham vấn và KTSTQ tại trụ sở hải quan tất cả các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo biểu thuế XNK hiện hành có nghi vấn giá tính thuế, trong đó ưu tiên kiểm tra chặt chẽ các nhóm hàng theo công văn số 905/TCHQ-TXNK của Tổng cục Hải quan. Tập trung kiểm tra, kiểm soát tờ khai thông quan “luồng Xanh” theo chuyên đề nhằm ngăn chặn doanh nghiệp lợi dụng sự thông thoáng của pháp luật để buôn lậu, gian lận thương mại.

Đặc biệt, các chi cục cần quán triệt đến từng công chức phải thay đổi nhận thức, tư duy và phương pháp quản lý: Tập trung kiểm tra, kiểm soát doanh nghiệp trọng điểm, mới thành lập, rủi ro cao, nhập khẩu hàng trọng điểm, trị giá lớn. Tăng cường và nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với từng công chức thừa hành trong công tác xác định trị giá tính thuế. Khi có kết quả xác định trị giá tính thuế, tổ chức thu nộp NSNN. Kiên quyết không để doanh nghiệp đủ thời gian để giải thể, bỏ trốn.

Nhóm phân loại, xác định mức thuế, bố trí công chức giỏi chuyên môn HS, có nhiệt huyết với công việc để kiểm tra, rà soát mã số HS hoặc báo cáo lãnh đạo Cục Hải quan TP.HCM kịp thời chấn chỉnh. Mục tiêu phải đạt được “một mặt hàng chỉ có một mã số HS”; Thường xuyên rà soát trên hệ thống VNACCS-VCIS, MHS, GTT... để phát hiện các lô hàng khai báo sai mã số; Tham mưu cho Cục Hải quan TP.HCM chấn chỉnh, truy thu thuế nộp NSNN kịp thời… phấn đấu thu đạt chỉ tiêu năm 2018.