Hải quan Việt Nam và EU-ASEAN thảo luận nhiều vấn đề thúc đẩy hợp tác
Sáng 11/10, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường đã có buối làm việc với phái đoàn Hội đồng Kinh doanh EU-ASEAN (EU-ABC) và Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), do ông Chris Humphrey làm trưởng đoàn để thảo luận một số nội dung về hoạt động hải quan.
Tại buổi làm việc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường gửi lời chào mừng đoàn lãnh đạo, chuyên gia của Hội đồng Kinh doanh EU-ASEAN và đại diện EuroCham tại Việt Nam đã đến gặp và thảo luận một số nội dung về hoạt động hải quan. Qua đó giúp cơ quan Hải quan và các DN châu Âu hiểu biết, chia sẻ và phối hợp tốt hơn, tạo điều kiện để mỗi bên hoạt động ngày càng có hiệu quả.
Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường cho biết, trên cơ sở đề xuất của đoàn công tác, Tổng cục Hải quan mong muốn trao đổi với đoàn về các đề xuất sáng kiến của EU-ABC, EuroCham nhằm thúc đẩy quá trình hợp tác giữa EU và ASEAN nói chung và EU và Việt Nam nói riêng.
Trong khuôn khổ buổi làm việc, đại diện EU-ABC, EuroCham đã đưa ra nhiều ý kiến liên quan đến các vấn đề triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN; thủ tục hải quan đối với hàng chuyển phát nhanh; vấn đề về trị giá hải quan; thủ tục nhập khẩu hóa chất; vấn đề phân tích phân loại hàng hóa XNK; về thuế nhà thầu và việc thực hiện thủ tục nhập khẩu đối với dược phẩm theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược.
Đại diện EU-ASEAN, cho rằng, Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN đã được Việt Nam triển khai tích cực, có nhiều bước tiến đáng khích lệ so với nhiều quốc gia ASEAN khác. Nếu thực hiện thành công sẽ tăng tốc quá trình XNK hàng hóa, góp phần làm tăng cường sự phát triển nền kinh tế tại Việt Nam cũng như hỗ trợ cho các thương nhân giao dịch tại Việt Nam. Đại diện EU-ASEAN mong muốn, Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp để thúc đẩy triển khai Cơ chế một cửa ASEAN.
Trao đổi tiếp về các vấn đề liên quan đến hoạt động hải quan, đại diện EuroCham cho rằng, việc chi cục hải quan chuyển phát nhanh chưa được công nhận là chi cục hải quan cửa khẩu dẫn đến khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất; hàng hóa thuộc danh mục theo Quyết định 15/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ…
Trước những vấn đề EU-ABC, EuroCham nêu lên, đại diện các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan đã có giải đáp cụ thể. Theo đó, đại diện Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan cho biết, tiến độ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN đang được Tổng cục Hải quan phối hợp với các bộ, ngành đẩy nhanh theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; mục tiêu đặt ra là đến năm 2018, 80-90% thủ tục hành chính tác động trực tiếp, lớn đến hoạt động kinh doanh XNK tại Việt Nam được thực hiện trên hệ thống một cửa cửa quốc gia. Hải quan đã thực hiện từ 2014.
Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường cho biết, trên cơ sở đề xuất của đoàn công tác, Tổng cục Hải quan mong muốn trao đổi với đoàn về các đề xuất sáng kiến của EU-ABC, EuroCham nhằm thúc đẩy quá trình hợp tác giữa EU và ASEAN nói chung và EU và Việt Nam nói riêng.
Trong khuôn khổ buổi làm việc, đại diện EU-ABC, EuroCham đã đưa ra nhiều ý kiến liên quan đến các vấn đề triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN; thủ tục hải quan đối với hàng chuyển phát nhanh; vấn đề về trị giá hải quan; thủ tục nhập khẩu hóa chất; vấn đề phân tích phân loại hàng hóa XNK; về thuế nhà thầu và việc thực hiện thủ tục nhập khẩu đối với dược phẩm theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược.
Đại diện EU-ASEAN, cho rằng, Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN đã được Việt Nam triển khai tích cực, có nhiều bước tiến đáng khích lệ so với nhiều quốc gia ASEAN khác. Nếu thực hiện thành công sẽ tăng tốc quá trình XNK hàng hóa, góp phần làm tăng cường sự phát triển nền kinh tế tại Việt Nam cũng như hỗ trợ cho các thương nhân giao dịch tại Việt Nam. Đại diện EU-ASEAN mong muốn, Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp để thúc đẩy triển khai Cơ chế một cửa ASEAN.
Trao đổi tiếp về các vấn đề liên quan đến hoạt động hải quan, đại diện EuroCham cho rằng, việc chi cục hải quan chuyển phát nhanh chưa được công nhận là chi cục hải quan cửa khẩu dẫn đến khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất; hàng hóa thuộc danh mục theo Quyết định 15/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ…
Trước những vấn đề EU-ABC, EuroCham nêu lên, đại diện các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan đã có giải đáp cụ thể. Theo đó, đại diện Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan cho biết, tiến độ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN đang được Tổng cục Hải quan phối hợp với các bộ, ngành đẩy nhanh theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; mục tiêu đặt ra là đến năm 2018, 80-90% thủ tục hành chính tác động trực tiếp, lớn đến hoạt động kinh doanh XNK tại Việt Nam được thực hiện trên hệ thống một cửa cửa quốc gia. Hải quan đã thực hiện từ 2014.
Hiện tại đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai. Trong việc triển Cơ chế một cửa ASEAN, Tổng cục Hải quan đã triển khai theo đúng tiến độ, sẵn sàng cho việc kết nối chính thức theo kế hoạch.
Giải đáp về vấn đề liên quan đến thực hiện thủ tục đối với hàng chuyển phát nhanh, đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết, hiện nay do chi cục hải quan chuyển phát nhanh không phải là chi cục hải quan cửa khẩu nên đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tam xuất tái nhập khác không được làm thủ tục hải quan tại chi cục hải quan chuyển phát nhanh. Đối với vướng mắc này, Tổng cục Hải quan đã đưa vào dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP. Đồng thời có ý kiến khi sửa Nghị định 01/2015/NĐ-CP bổ sung nội dung về phạm vi đại bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu cảng hàng không dân dụng quốc tế…
Bên cạnh các nội dung trên, đại diện các vụ, cục thuộc Tổng cục Hải quan đã giải đáp cụ thể các vấn đề mà EU-ABC, EuroCham nêu ra. Trong đó, một số vấn đề liên quan đến phạm vi quản lý của các đơn vị khác như: NK hóa chất thuộc Bộ Công Thương; NK thuốc thuộc Bộ Y tế sẽ được Tổng cục Hải quan ghi nhận để kiến nghị tới các cơ quan có thẩm quyền.
Trên cơ sở những trao đổi, giải đáp của Tổng cục Hải quan, đại diện EU-ABC, EuroCham bày tỏ sự cảm ơn với Tổng cục Hải quan đã cung cấp nhiều thông tin toàn diện cho đoàn làm việc. Việc hai bên đối thoại, tăng cường hiểu biết là rất quan trọng trong bối cảnh thực thi các hiệp định tạo thuận lợi thương mại.
Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường hoan nghênh chuyến thăm và làm việc của phái đoàn EU-ABC, EuroCham nhằm thúc đẩu hợp tác giữa EU và ASEAN nói riêng và EU với Việt Nam nói chung. Để thúc đẩy và tăng cường hoạt động thương mại giữa EU-ASEAN, EU-VIệt Nam, Hải quan Việt Nam mong muốn EU-ABC, EuroCham tiếp tục là nhân tốc tích cực triển khai chặt chẽ hợp tác giữa các bên. Hải quan Việt Nam cam kết sẽ đồng hành và hợp tác với EU-ABC, EuroCham nhằm thúc đẩy thương mại Việt Nam-EU phát triển. Trong đó kênh đối thoại giữa hai bên rất quan trọng để cơ quan quản lý tiếp thu để có chỉnh sửa các văn bản quy phạm pháp luật.
Giải đáp về vấn đề liên quan đến thực hiện thủ tục đối với hàng chuyển phát nhanh, đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết, hiện nay do chi cục hải quan chuyển phát nhanh không phải là chi cục hải quan cửa khẩu nên đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tam xuất tái nhập khác không được làm thủ tục hải quan tại chi cục hải quan chuyển phát nhanh. Đối với vướng mắc này, Tổng cục Hải quan đã đưa vào dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP. Đồng thời có ý kiến khi sửa Nghị định 01/2015/NĐ-CP bổ sung nội dung về phạm vi đại bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu cảng hàng không dân dụng quốc tế…
Bên cạnh các nội dung trên, đại diện các vụ, cục thuộc Tổng cục Hải quan đã giải đáp cụ thể các vấn đề mà EU-ABC, EuroCham nêu ra. Trong đó, một số vấn đề liên quan đến phạm vi quản lý của các đơn vị khác như: NK hóa chất thuộc Bộ Công Thương; NK thuốc thuộc Bộ Y tế sẽ được Tổng cục Hải quan ghi nhận để kiến nghị tới các cơ quan có thẩm quyền.
Trên cơ sở những trao đổi, giải đáp của Tổng cục Hải quan, đại diện EU-ABC, EuroCham bày tỏ sự cảm ơn với Tổng cục Hải quan đã cung cấp nhiều thông tin toàn diện cho đoàn làm việc. Việc hai bên đối thoại, tăng cường hiểu biết là rất quan trọng trong bối cảnh thực thi các hiệp định tạo thuận lợi thương mại.
Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường hoan nghênh chuyến thăm và làm việc của phái đoàn EU-ABC, EuroCham nhằm thúc đẩu hợp tác giữa EU và ASEAN nói riêng và EU với Việt Nam nói chung. Để thúc đẩy và tăng cường hoạt động thương mại giữa EU-ASEAN, EU-VIệt Nam, Hải quan Việt Nam mong muốn EU-ABC, EuroCham tiếp tục là nhân tốc tích cực triển khai chặt chẽ hợp tác giữa các bên. Hải quan Việt Nam cam kết sẽ đồng hành và hợp tác với EU-ABC, EuroCham nhằm thúc đẩy thương mại Việt Nam-EU phát triển. Trong đó kênh đối thoại giữa hai bên rất quan trọng để cơ quan quản lý tiếp thu để có chỉnh sửa các văn bản quy phạm pháp luật.