Hệ thống tài chính không chính thức ở Macau
(Tài chính) Macau - đặc khu hành chính của Trung Quốc, kiêm thủ đô cờ bạc thế giới, quy mô gấp 4 lần so với Las Vegas của Mỹ. Đằng sau sự thành công của Macau còn có vai trò không nhỏ của Junket, hệ thống tài chính không chính thức, nhưng lại có vai trò quan trọng cho các hoạt động của Macau và hiểm họa cho chính các con bạc, như vay nóng, cầm cố, sắp xếp đi lại ăn ở cho các con bạc, với khoản thu lên tới 40% doanh thu chung.
Junket đối mặt với nợ xấu tăng nhanh
Thuật ngữ Junket ra đời đồng hành với ngành công nghiệp casino để nói đến “thế giới” cho vay nặng lãi. Nhưng gần đây, kinh tế suy thoái kết hợp với sức ép cuộc chiến chống tham nhũng từ Mỹ và Trung Quốc làm cho túi tiền Junket vơi dần và có nguy cơ bị phá sản.
Bắt đầu từ năm 1999, Macau thuộc địa Bồ Đào Nha đã chính thức trở thành đặc khu hành chính của Trung Quốc, kiêm thủ đô cờ bạc thế giới, quy mô gấp 4 lần so với Las Vegas của Mỹ. Đằng sau sự thành công của Macau còn có vai trò không nhỏ của Junket, hệ thống tài chính không chính thức, nhưng lại có vai trò quan trọng cho các hoạt động của Macau và hiểm họa cho chính các con bạc, như vay nóng, cầm cố, sắp xếp đi lại ăn ở cho các con bạc, với khoản thu lên tới 40% doanh thu chung.
Theo Philip Tulk, chuyên gia phân tích của Ngân hàng Standard Chartered, trụ sở tại Hồng Kông thì mô hình liên kết kinh doanh sòng bài kiêm vay nặng lãi có nguy cơ bị phá sản bởi những khoản nợ xấu khó đòi ngày càng tăng.
Hồi tháng 10/2014 mới đây, Heng Sheng, một trong những ông trùm Junket lớn nhất Macau tiết lộ với giới đầu tư, có tới 30% dư nợ đang bị đóng băng trên một năm, rất nhiều con bạc chọn phương án trả góp thay vì thanh toán một lần như trước đây và theo nguồn tin thì khoản tín dụng phải gia hạn dự tính lên tới 100 tỷ đôla Hồng Kông (ước khoảng 12,9 tỷ USD).
Theo quy định của Trung Quốc, người dân chỉ được phép mang ra khỏi lãnh thổ số tiền Nhân dân tệ (NDT) nhất định, nên hoạt động cho vay nóng của Junket đã phát huy tác dụng tối đa, bởi thay vì dùng NDT, đô-la Hồng Kông hoặc đồng Pataca (MOP) của Macau đều có giá trị tại các sòng bạc. Lợi thế của công cụ này giúp cho Junket hạn chế được rủi ro tín dụng và thúc đẩy lợi nhuận. Bằng chứng, lợi nhuận năm 2013 của Macau tăng 45 tỷ USD, cao gấp 7 lần so với sòng bạc Las Vegas, nhưng năm 2014 này đã giảm khoảng 2%.
Kẻ được người mất
Doanh thu của hệ thống Junket Macau giảm mạnh có nhiều nguyên nhân, nhưng tập trung ở một số yếu tố như kinh tế suy thoái kéo dài, do Trung Quốc áp dụng chiến dịch "săn hổ, diệt ruồi", siết chặt quản lý tiền tệ. Đặc biệt là chiến dịch chống tham tham nhũng, lôi ra ánh sáng hàng trăm quan tham, kể cả những kẻ hiện đang lẩn trốn ở hải ngoại.
Ngoài ra, Trung Quốc không thừa nhận các khoản vay nợ cờ bạc, vì vậy sự có mặt của hệ thống Junket được xem là giải pháp tình thế và chính Junket cũng đã tận dụng hết công suất, không từ bất kỳ thủ đoạn nào, kể cả hành vi của xã hội đen.
Junkets hoạt động giống như hệ thống ngân hàng, nhận tiền gửi và cho vay nhưng theo một phương thức rất đặc biệt. Ví dụ, thu xếp cho các con bạc đến ăn nghỉ tại Macau, cho dù Macau đã thuộc về Trung Quốc thông qua các dịch vụ cấp vốn cho khách hàng. Bên trong sòng bạc, Junkets có các phòng riêng chỉ phục vụ cho các VIP, đảm nhận mọi thứ từ thu tiền hoa hồng, cho vay, cung cấp ăn nghỉ, giữ tiền hộ, cho vay khi cháy túi... thậm chí cả "dọa dẫm" nếu khách chạy làng.
Tuy nhiên, cũng giống như việc giải quyết nợ xấu của hệ thống ngân hàng chính thống, Junket rất khôn ngoan, áp dụng cách "cởi trói". Lý do dễ hiểu, phần lớn các VIP đều thuộc diện có vấn đề, nếu vào tù thì nguy cơ phá sản của Junket là điều khó tránh khỏi.
Mới đây Wonderful World đã công bố danh sách con nợ, tuy chưa chính xác xong con số sơ bộ hiện đã lên tới trên 700 người. Một trong gương mặt cộm cán là trùm cai than Lu Zhong Lou, người từng được tạp chí Forbes của Mỹ xếp hạng là một trong những người giàu nhất Trung Quốc và cũng là khách hàng "thân thiết" của Wynn Macau và Galaxy Enterrtainment.
Lou không phải là con trai "vương hầu" quan chức hàng đầu ở Trung Quốc, nhưng lại là một thành viên có máu mặt của cơ quan tư vấn Trung Quốc, có lượng cổ phiếu rất lớn, từng hợp tác làm ăn với các công ty tư nhân của con gái một vị tướng trong quân đội Trung Quốc.
Theo nguồn tin thân cận với Lou, chính Junket là nơi cung cấp tiền bạc cho Lou trong những lúc cháy túi và Lou hiện còn nợ một khoản khổng lồ lên tới 3,5 tỷ đôla Hồng Kông (tương đương 451 triệu USD).
Còn theo những người điều hành Junket thì không phải tất cả các khoản vay đều được thể hiện qua hợp đồng, đôi khi cả tiền vay lẫn lãi đều được thổi phồng, thậm chí cả gian lận, nên kẻ chơi bạc chính là người bị "thiệt đơn thiệt kép".
Theo ông Charlie Choi, người quản lý cho các Junket ở Macau từ năm 1991, đây là hệ thống kinh doanh nguy hiểm, trong đó thu nạp cả đối tượng tội phạm lẫn người tử tế, từng xảy ra những vụ huyết chiến dằn mặt của các thành viên Tam hoàng để giành kiểm soát các phòng VIP.