Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa

TRỊNH ĐỨC CHIỀU - Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khi áp lực cạnh tranh càng nhiều đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khi nhóm doanh nghiệp này chưa đủ lực để cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp lớn cũng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì cần có nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp hỗ trợ. Bài viết sử dụng mô hình hồi quy xác suất hai mức để tìm hiểu những thách thức, nhận diện những yếu tố tác động tới khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa, đưa ra luận điểm và hàm ý về chính sách, giúp khu vực doanh nghiệp này tiếp cận tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tổng quan về tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo Báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm 2015, việc tiếp cận các khoản vay từ ngân hàng là một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

Vì vậy, tiếp cận tín dụng đối với DNNVV là rất cần thiết, nhất là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nơi mà DNNVV đóng vai trò sống còn trong nền kinh tế với vị trí là nguồn động lực của tăng trưởng, tạo việc làm và đổi mới, nhưng lại thường đối mặt với những thách thức trong việc tiếp cận các nguồn lực, nhất là tín dụng ngân hàng.

Thực tế cho thấy, khu vực DNNVV thường đối diện với nhiều khó khăn, thách thức khi tiếp cận tín dụng ngân hàng.

Một trong những nguyên nhân cơ bản được nhiều nghiên cứu cho rằng, việc cho vay đối với DNNVV đặc biệt rủi ro (Aflolabi, 2013; Badulescu, 2010; Le, Nguyen, 2009; Beck, 2007). Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro cao khi cho DNNVV vay từ nguồn tín dụng chính thức được Badulescu (2010) và Duan (2009) chỉ ra gồm:

Thứ nhất, chi phí giao dịch cao: Các khoản cho vay đối với DNNVV thường nhỏ và lợi tức đôi khi không đủ bù cho chi phí giao dịch. Đây là rào cản đầu tiên không khuyến khích các ngân hàng thương mại (NHTM) cho các khách hàng DNNVV vay vốn.

...

Cơ sở dữ liệu, mô hình và giả thuyết đề xuất

Trong nghiên cứu này, dữ liệu mảng được tạo ra từ việc kết hợp tổng mẫu các DN có trong các cuộc điều tra DNNVV từ 2007-2015 và dữ liệu về thể chế môi trường kinh doanh cấp tỉnh giai đoạn 2006- 2015.

Trong đó, dữ liệu điều tra DNNVV là bộ dữ liệu được chiết xuất từ các cuộc điều tra DNNVV được thực hiện 2 năm một lần (từ năm 2005 đến 2015) bởi các Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội (ILSSA) và Khoa Kinh tế (DoE), Trường Đại học tổng hợp Copenhagen, Đan Mạch.

Dữ liệu về thể chế môi trường kinh doanh là bộ cơ sở dữ liệu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện trong giai đoạn 2006-2015.

Bộ dữ liệu PCI được khảo sát nhằm đánh giá và xếp hạng chất lượng quản trị kinh tế của chính quyền địa phương trong việc kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ khu vực DN phát triển.

...

Kết quả ước lượng và thảo luận

Các phát hiện chính mà bài viết có thể rút ra từ kết quả các mô hình nghiên cứu như sau: 

Thứ nhất, sau khi kiểm soát tất cả các yếu tố khác thì các đặc điểm riêng của DN (như quy mô lao động, tuổi, giá trị đầu tư năm liền trước và tỷ lệ nợ) có tác động phù hợp với dự đoán. Hệ số dương và có ý nghĩa ở mức 1% của biến số log của lao động thể hiện rằng quy mô DN càng lớn thì xác suất có vốn vay chính thức càng cao.

Hệ số âm và có ý nghĩa ở mức 10% của biến tỷ lệ nợ (debt_r) cho thấy, DN có tỷ lệ nợ cao thì sẽ giảm khả năng có vốn vay chính thức. DN có khoản đầu tư ở năm trước sẽ có xu hướng có vốn vay chính thức.

Điều này được khẳng định khá chắc chắn bằng hệ số dương và ý nghĩa ở mức 1% của biến log giá trị đầu tư (lnI) trong tất cả các mô hình sử dụng để ước lượng. Kết quả tương đồng với Lê (2012) phản ánh rằng, nếu DN có các dự án đầu tư sẽ thúc đẩy nhu cầu vay vốn chính thức.

...

Kết luận và hàm ý về chính sách

Kết quả phân tích định lượng về các yếu tố tác động tới khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của DNNVV Việt Nam dẫn đến một số kết luận ban đầu như sau:

- DNNVV Việt Nam khó tiếp cận với tín dụng chính thức và phải phụ thuộc vào nguồn vốn tự có và các loại vốn xã hội thiếu bền vững, nhiều rủi ro để triển khai các kế hoạch đầu tư của mình.

- NHTM không dựa vào các chỉ số năng lực, uy tín của DN để quyết định cho vay. Điều này phản ánh tình trạng thông tin bất đối xứng do thiếu vắng các hệ thống xếp hạng tín dụng đáng tin cậy và tâm lý phòng ngừa rủi ro của ngân hàng. Khoảng trống tín dụng sẽ đe dọa sự phát triển bền vững của hệ thống DN Việt Nam và sự phát triển của thị trường tín dụng.

...

Bài viết chi tiết mời độc giả xem trên Tạp chí Tài chính Kỳ 1 tháng 7/2018.