Không lo virus tấn công với chế độ ăn giàu chất kẽm
Kẽm là một trong những khoáng chất được gợi ý nhiều nhất trong việc làm giảm các triệu chứng của virus SARS-CoV-2, theo lời bác sĩ Morton Tavel – Giáo sư lâm sàng về Y học tại Đại học Y khoa Indiana – phát biểu trên tờ Healthline.
“Mặc dù không có bằng chứng trực tiếp nào vào lúc này cho thấy rằng việc tăng cường kẽm có thể ngăn chặn hoặc điều trị Covid-19 ở người. Tuy nhiên, kẽm có đặc tính kháng virus và các thí nghiệm đã cho thấy rằng kẽm có thể ức chế sự sao chép của coronavirus trong các tế bào”, bác sĩ Tavel nói thêm.
Lợi ích sức khỏe của KẼM
- Tăng cường hệ thống miễn dịch
Kẽm cần thiết cho chức năng miễn dịch của tế bào và tín hiệu tế bào; sự thiếu hụt kẽm dẫn đến việc suy yếu phản ứng miễn dịch. Việc bổ sung kẽm sẽ kích thích các tế bào miễn dịch và làm giảm sự mất cân bằng oxy hoá.
Một bài đánh giá dựa theo bảy nghiên cứu đã chứng minh rằng, dung nạp 80-92mg kẽm mỗi ngày có thể làm giảm 33% thời gian mắc bệnh cảm lạnh thông thường. Ngoài ra, việc bổ sung kẽm sẽ làm giảm thiểu đáng kể nguy cơ nhiễm trùng và thúc đẩy các phản ứng miễn dịch ở người cao tuổi.
- Đẩy nhanh việc chữa lành vết thương
Kẽm được sử dụng phổ biến trong các bệnh viện để điều trị bỏng, ung loét và các vết thương ngoài da khác. Lý do là kẽm có vai trò trong việc tổng hợp collagen, chức năng miễn dịch và phản ứng viêm.
Trên thực tế, da của bạn có một lượng tương đối cao – khoảng 5% – hàm lượng kẽm trong cơ thể. Việc thiếu hụt kẽm sẽ làm chậm quá trình phục hồi vết thương. Trong một nghiên cứu kéo dài 12 tuần ở 60 người bị viêm loét chân cho thấy những người được điều trị bằng 200mg kẽm mỗi ngày đã giảm đáng kể kích thước loét so với nhóm còn lại.
- Giảm nguy cơ mắc một số bệnh liên quan đến tuổi tác
Kẽm giúp làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác như bệnh viêm phổi, nhiễm trùng, bệnh thoái hoá điểm vàng tuổi già (AMD). Kẽm có khả năng làm giảm sự mất căng bằng oxy hoá và cải thiện phản ứng miễn dịch bằng cách tăng cường hoạt động của tế bào T và tế bào tiêu diệt tự nhiên NK để bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng.
Việc bổ sung kẽm cho người cao tuổi giúp cải thiện các phản ứng tiêm phòng cúm, giảm nguy cơ viêm phổi và tăng hiệu suất tinh thần.
Trên thực tế, một nghiên cứu đã xác định, bổ sung 45mg kẽm mỗi ngày có thể giảm tỷ lệ nhiễm trùng ở người cao tuổi gần 66%. Ngoài ra, một nghiên cứu lớn trên 4.200 người sử dụng các chất bổ sung chống oxy hoá như vitamin E, vitamin C, beta carotene kèm theo 80mg kẽm mỗi ngày đã làm hạn chế sự giảm thị lực và giảm thiểu đáng kể nguy cơ bệnh thoái hoá điểm vàng tuổi già phát triển.
-
Giúp chữa trị mụn trứng cá
Mụn trứng cá là một bệnh da liễu phổ biến được ước tính rằng ảnh hưởng đến khoảng 9,4% dân số toàn cầu. Mụn trứng cá gây ra bởi sự tắc nghẽn các tuyến sản xuất dầu, vi khuẩn, và sự viêm nhiễm.
Các nghiên cứu cho thấy rằng cả hai phương pháp bôi hoặc uống kẽm có thể trị mụn trứng cá một cách hiệu quả bằng cách làm giảm sự viêm nhiễm, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn P.acnes và ức chế hoạt động của tuyến nhờn. Những người bị mụn trứng cá có xu hướng có hàm lượng kẽm trong cơ thể thấp. Do đó, việc bổ sung chất kẽm có thể giúp giảm các triệu chứng.
-
Giúp giảm viêm
Kẽm làm giảm sự mất cân bằng oxy hoá và giảm nồng độ của protein viêm trong cơ thể. Sự mất căng bằng oxy hoá sẽ dẫn đến viêm mãn tính – một yếu tố gây ra một loạt các bệnh mãn tính như bệnh tim, ung thư, và suy giảm tinh thần. Một nghiên cứu ở 40 người lớn tuổi cho thấy rằng những người dùng 45mg kẽm mỗi ngày đã giảm các dấu hiệu viêm nhiều hơn so với nhóm còn lại.
Những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt và các loài động vật có vỏ chứa lượng dồi dào kẽm mà cơ thể dễ dàng hấp thụ. Kẽm trong các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như các loại đậu hoặc ngũ cốc nguyên hạt không dễ hấp thụ bằng do một số hợp chất thực vật cản trở việc hấp thụ này.
Khuyến cáo về độc tính và liều dùng kẽm
- Tiêu thụ kẽm quá mức sẽ dẫn đến tác dụng phụ tiêu cực. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra ngộ độc kẽm là việc bổ sung kẽm quá mức dẫn đến các triệu chứng cấp và mãn tính. Các triệu chứng ngộ độc kẽm gồm: buồn nôn và ói mửa, chán ăn, tiêu chảy, đau bụng, nhức đầu, chức năng miễn dịch suy giảm, hàm lượng HDL tốt suy giảm.
- Ngoài ra, bổ sung quá nhiều kẽm trong khẩu phần ăn cũng gây ra sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác. Ví dụ, ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm gây cản trở sự hấp thụ đồng và sắt.
Liều lượng khuyến cáo hằng ngày (RDI) là 11mg dành cho nam giới và 8mg dành cho nữ giới.
Phụ nữ có thai và cho con bú nên bổ sung khoảng 11-12mg mỗi ngày. Trừ khi bạn đang gặp vấn đề sức khoẻ làm cản trở sự hấp thụ kẽm, nếu không bạn có thể dễ dàng hấp thụ lượng kẽm cần thiết qua chế độ ăn uống.
Mức độ bổ sung cao có thể chấp nhận được là 40mg một ngày, trừ những trường hợp đang bị thiếu hụt kẽm cần phải bổ sung liều cao. Nếu bạn uống viên bổ sung chất kẽm, hãy chọn loại có thể hấp thụ như kẽm citrate hoặc kẽm gluconat và tránh dụng các loại kẽm khó hấp thụ như kẽm oxit.