Không nên lấy thu nhập làm thước đo tăng trưởng?

Theo Infonet

(Tài chính) Khi GDP toàn cầu tăng tốc, các nhà kinh tế học sẽ rất vui mừng. Tuy nhiên, liệu tối đa hóa thu nhập có nên là mục tiêu lớn nhất và cuối cùng của chính sách kinh tế?

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Không thể phủ nhận thu nhập cao hơn sẽ giúp con người cảm thấy cuộc sống thoải mái hơn. Trên thực tế, người dân ở 10 nước giàu nhất thế giới có tuổi thọ trung bình cao hơn 25 năm so với người dân ở 10 nước nghèo nhất. Có nhiều tiền hơn đi kèm với được tiếp cận với chế độ giáo dục tốt hơn, có nhiều hoạt động giải trí hơn và ăn những thực phẩm tốt hơn cho sức khỏe. Tất cả những yếu tố này giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tuy nhiên, thu nhập không phải là thứ duy nhất có ý nghĩa. Một nghiên cứu được công bố năm 1999 bởi William Easterly (giáo sư ĐH New York) đã sử dụng các số liệu từ năm 1960 đến 1990 để đánh giá mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và 81 chỉ số khác nhau đo lường chất lượng cuộc sống. 

Nghiên cứu này chỉ ra rằng thu nhập chỉ đóng vai trò quan trọng hơn 32 nhân tố khác. Một nghiên cứu được thực hiện trên 43 đất nước công bố vào ngày 30/10 vừa qua cũng cho thấy người dân các nước mới nổi cũng có mức độ hài lòng tương đương với người dân ở các nước có thu nhập cao. 

Nếu thu nhập là một thước đo khiếm khuyết, chỉ số nào sẽ có đủ khả năng thay thế? Trong những năm trở lại đây, nhiều người đã chuyển sang tập trung vào thước đo hạnh phúc. Kể từ năm 2012, Liên hợp quốc hàng năm đều công bố “Báo cáo hạnh phúc” đo mức độ hạnh phúc của các quốc gia. 

Dẫu vậy, hạnh phúc là yếu tố khó nắm bắt. Theo các nhà tâm lý học, mọi người dễ dàng bị rơi vào trường hợp không thể phản ánh đúng mức độ hạnh phúc của bản thân. “Tiny Tim” Cratchit, vị anh hùng trong bộ phim “Giáng sinh yêu thương” (“A Christmas Carol”) sẽ không hạnh phúc theo đúng tiêu chuẩn bởi cậu bé nghèo rớt mùng tơi và còn bị tàn tật. Trong khi đó nhân vật Scrooge dù có tài sản khổng lồ và sức khỏe tốt nhưng lại được coi là đáng thương. Rõ ràng không thể kết luận rằng Tiny Tim giàu có hơn Scrooge.

Nếu đo lường hạnh phúc khó đến vậy, các nhà kinh tế học có thể nhìn vào đâu? Amartya Sen – giáo sư ĐH Harvard – cho rằng khả năng có thể là một lựa chọn thay thế. Định nghĩa năng lực còn khá mơ hồ: nói theo cách đơn giản nhất, khả năng là thứ giúp con người thể hiện giá trị. Danh sách năng lực không bao giờ chấm dứt: cơ hội sống một cuộc sống kéo dài và khỏe mạnh, tự do tham gia vào đời sống chính trị hoặc được nuôi dưỡng tốt. Theo Sen, khả năng là thứ mà các nhà kinh tế học nên cố gắng tối đa hóa: thu nhập chỉ là một trong nhiều thước đo thể hiện khả năng. 

Quan điểm này đưa chúng ta đến câu hỏi xã hội nên tối đa hóa khả năng gì. Một số người lo ngại rằng phương pháp tiếp cận này quá "gia trưởng" khi các chính phủ đứng ra quyết định đâu là điều tốt nhất cho công dân của họ. Đối với các nhà kinh tế học - những người yêu thích tự do, đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi. 

Đo lường khả năng của mỗi người thậm chí còn khó khăn hơn rất nhiều so với tính toán GDP hay mức độ hạnh phúc. Dẫu vậy có thể nhìn vào một số biểu hiện để đoán biết. Một quốc gia có tuổi thọ trung bình cao sẽ cung cấp cho người dân những thứ như dịch vụ y tế tốt và bảo vệ họ trước nguy cơ ô nhiễm môi trường. Ở đất nước mà các bé gái không được đi học hay phụ nữ không được phép lái xe thường là những nước kém phát triển. 

Một số tổ chức đã sử dụng thành công phương pháp tiếp cận này. Chỉ số Phát triển con người (HDI) của Liên hợp quốc không chỉ tính đến thu nhập mà còn tính đến cả tuổi thọ trung bình và sự phát triển của hệ thống giáo dục. Xét theo GDP bình quân đầu người, Na Uy là quốc gia giàu thứ 6 thế giới nhưng nếu xét theo HDI, Na Uy đứng số 1. Ngày 10/12 vừa qua, UN công bố phiên bản mới nhất của "chỉ số giàu có", theo đó mỗi USD có giá trị ngang hàng với những thứ như giáo dục và y tế. 

Tuy nhiên, nâng cao khả năng là việc chẳng dễ dàng gì so với tăng thu nhập. Bhutan - quốc gia lấy quan niệm này làm trọng tâm khi đưa ra chính sách - vẫn không có thứ hạng cao theo chỉ số HDI. Đồng thời, phương pháp này cần đến quá nhiều thước đo phức tạp và như vậy GDP lại trở nên hấp dẫn.