Kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trần Thị Khánh Linh, Đặng Lê Thu Hiền, Phạm Thị Kiều Linh, Nguyễn Thị Hồng Đăng, Vũ Thị Phương Liên, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh

Kiểm soát nội bộ (KSNB) luôn được biết đến như một phương tiện hữu hiệu trong công tác quản trị doanh nghiệp (DN), đặc biệt là của các DN niêm yết (DNNY). Nhằm đánh giá vai trò của KSNB đến hiệu quả hoạt động của các DNNY trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, nghiên cứu sử dụng dữ liệu năm 2019 của 48 DNNY trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE và HNX. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các công ty chưa nhận thức đầy đủ vai trò quan trọng của KSNB; đồng thời, đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường vai trò của KSNB góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN.

Đặt vấn đề

Mục tiêu của mọi DN đó là tính hiệu quả hoạt động (HQHĐ) trong sản xuất kinh doanh. Với các DNNY trên TTCK, bên cạnh HQHĐ kinh doanh còn cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định về quy mô vốn điều lệ, thời gian và kết quả hoạt động, cơ cấu cổ đông, triển vọng phát triển… Trong quá trình hoạt động, nhiều DNNY không đạt được HQHĐ do những yếu kém trong kiểm soát tài sản, vốn và các nghĩa vụ đối với nhà nước, xã hội, môi trường theo luật định…

Các nghiên cứu của nhiều tác giả như: Đặng Thúy Anh (2017), Võ Thu Phụng (2017), Mr. Asiligwa, G. Rennox (2017), Từ Thanh Hoài (2019)… đã chỉ ra nhiều nhân tố dẫn đến sự yếu kém trong HQHĐ của các DNNY như quản trị DN yếu kém, hình thành lợi ích nhóm, công bố thông tin không minh bạch… Như vậy, sự yếu kém có phần nguyên nhân từ hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) trong DN còn sơ sài, chưa được chú trọng xây dựng và vận hành. Một hệ thống KSNB hữu hiệu sẽ giúp DN kiểm soát và điều chỉnh kịp thời chiến lược kinh doanh, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, quyền lợi cho các nhà đầu tư, cổ đông cũng như các bên liên quan.

Theo Luật Kế toán (2015), KSNB là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. Điều 39 Luật Kế toán nêu rõ, KSNB có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, kiến nghị biện pháp sửa đổi bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức, có quyền rà soát, kiểm tra và đánh giá hiệu lực của hệ thống KSNB. Vì vậy, KTNB là một kênh quan trọng hàng đầu trong đánh giá tính hữu hiệu của KSNB.

Tổng quan mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Đã có nhiều nghiên cứu khẳng định, KSNB có vai trò quan trọng trong việc nâng cao HQHĐ tài chính của DN. Kakucha (2009) đánh giá mức độ hiệu quả của KSNB tại các DN nhỏ hoạt động ở Nairobi và kiểm định mối quan hệ giữa KSNB và HQHĐ tài chính.

Ndembu Zipporah Njoki (2015) đã tiến hành nghiên cứu trên đối tượng là các DN sản xuất ở Nairobi, Kenya để xem xét ảnh hưởng của các nhân tố như là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, hoạt động kiểm soát và sự giám sát đến tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA). Kết quả cho thấy, môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, hoạt động kiểm soát tỷ lệ thuận với ROA; giám sát tỷ lệ nghịch với ROA. Jo Aduda (2013) dựa trên dữ liệu dữ liệu là 20 công ty sản xuất ở Kenya đã chỉ ra các công ty sản xuất chú trọng đến KSNB có hiệu quả tài chính cao hơn so với công ty sản xuất có hệ thống KSNB yếu kém.

Dựa trên dữ liệu của 41 ngân hàng thương mại giai đoạn 2010-2014 cho thấy, các ngân hàng thương mại thực hiện KSNB có HQHĐ tài chính tương đối tốt hơn, đồng thời có một mối quan hệ tích cực giữa KSNB và hiệu quả tài chính. Zhu Yongming, Sun Yini (2017) sử dụng dữ liệu của công ty sản xuất ở Thâm Quyến (Trung Quốc) niêm yết trên thị trường chứng khoán từ năm 2010 đến 2014 đã chỉ ra vai trò tích cực của KSNB đối với HQHĐ của DN cũng như các nhân tố khác như trách nhiệm của DN đối với cổ đông, đối với nhà nước, chủ nợ, khách hàng.

Bảng 1: Danh sách các biến trong mô hình

Tên biến

Định nghĩa

Đơn vị

Kỳ vọng dấu

Biến phụ thuộc

ROA

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

%

 

Biến độc lập

KSNB

Kiểm soát nội bộ

Biến giả

+

P

Phạt

Biến giả

+

X1

Trách nhiệm của DN với cổ đông

%

+

X2

Trách nhiệm của DN đối với nhà nước

%

+

X3

Trách nhiệm của DN với chủ nợ

%

+

X4

Trách nhiệm của DN với nhà cung cấp

%

+

X5

Trách nhiệm của DN với người lao động

%

-

X6

Trách nhiệm của DN với khách hàng

%

+

X7

Trách nhiệm của DN với môi trường

Biến giả

-

Biến kiểm soát

LEV

Đòn bẩy tài chính

%

-

SIZE

Quy mô công ty

%

+ / -

Nguồn: Nghiên cứu của nhóm tác giả

Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu ngẫu nhiên 52 DN trên Sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) để đánh giá vai trò KSNB đến HQHĐ của DN.

Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu:

ROA=β0+β1 KTNB+β2 P+β3 X1+β4 X2+β5 X3+β6 X4+β7 X5+β8 X6+β9 X7+β10 LEV+β11 SIZE+ε

Biến phụ thuộc - ROA

Biến ROA được sử dụng để đo lường HQHĐ của DN và cho biết hiệu quả của DN trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận.

Công thức tính:

ROA=(Lợi nhuận sau thế thu nhập doanh nghiệp)/(Tổng tài sản bình quân)

Kiểm soát nội bộ (KSNB)

KSNB là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. Còn KTNB có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, kiến nghị biện pháp sửa đổi bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức, có quyền rà soát, kiểm tra và đánh giá hiệu lực của hệ thống KSNB. Vì vậy, KTNB là một kênh quan trọng hàng đầu trong đánh giá tính hữu hiệu của KSNB của DN, thực hiện giám sát định kỳ nhằm phát hiện những thành phần nào của KSNB còn hữu hiệu cũng như các hoạt động không còn phù hợp, lỗi thời, hạn chế hiệu quả của DN. Do vậy, KTNB được lựa chọn để đo lường cho biến kiểm soát nội bộ. Nghiên cứu này sử dụng biến KTNB đại diện cho biến KSNB.

Phạt (P)

Một số vi phạm hành chính có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của DN niêm yết như sau: DN có hành vi kê khai sai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân; Không báo cáo về việc dự kiến thực hiện giao dịch mua bán cổ phiếu; Không công bố thông tin (CBTT) theo quy định (không CBTT giải trình biến động số dư, không công bố thông tin tài liệu họp đại hội đồng cổ đông thường niên hoặc bất thường)…

Bảng 2: Thống kê mô tả các biến

 

Mean

Std.Err

Std.Dev

Min

Max

Số quan sát

KSNB

0.057692

0.032649

0.235435

0

1

52

P

0.192308

0.055187

0.397959

0

1

52

X1

-0.000005

0.000005

0.000038

-0.00018

6.09E-05

52

X2

19.093846

7.854219

56.637576

-94.65

393.02

52

X3

178.744231

18.280676

131.823829

-16.02

659.02

52

X4

28.699038

23.389799

168.666239

-197.69

887.07

52

X5

13.933846

1.362909

9.828077

0.46

56.59

52

X6

16.859038

6.073848

43.799139

-98

133.21

52

X8

0.403846

0.068707

0.495454

0

1

52

LEV

37.598846

3.004598

21.666464

0.05

96.23

52

SIZE

2.865962

1.752510

12.637530

-64.81

35.63

52

ROA

7.899423

0.770551

5.556520

-1.32

25.21

52

Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện bằng phần mềm EViews

Nghiên cứu dựa trên lý thuyết các bên liên quan, trách nhiệm xã hội (TNXH) của DN tốt sẽ cải thiện lợi nhuận, có lợi cho cổ đông, nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp… Sự tương tác giữa DN và các bên liên quan của xã hội, và việc thực hiện tích cực trách nhiệm xã hội có lợi cho sự phát triển bền vững của DN và xã hội.

Trách nhiệm của DN đối với cổ đông (X1)

Xiaole Zhang (2011) sử dụng hệ số thu nhập trên cổ phần (EPS), phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường được lưu hành trên thị trường để phân tích TNXH đối với cổ đông. Zhu Yongming, Sun Yini (2016) đánh giá TNXH của DN đối với cổ đông thông qua tỉ lệ giữa mức tăng lợi nhuận sau thuế TNDN với lợi nhuận sau thuế TNDN năm trước và nghiên cứu sử dụng ý tưởng này.

X1=(Mức tăng lợi nhuận)/(Tổng số cổ phiếu bình quân)

Trách nhiệm của DN đối với nhà nước(X2)

Theo Zhu Yongming, Sun Yini (2017), Miao Qin (2018) trách nhiệm của DN đối với nhà nước được tính bằng tỷ lệ thuế phải nộp nhà nước trên lợi nhuận thuần của DN.

X2=(Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước)/(Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh)

Trách nhiệm của DN đối với chủ nợ (X3)

Zhu Yongming, Sun Yini (2017) sử dụng hệ số thanh toán nhanh; Miao Qin (2018) sử dụng tỷ lệ luồng tiền ròng trên nợ phải trả. Nghiên cứu sử dụng hệ số thanh toán nhanh để đo lường trách nhiệm với chủ nợ của DN.

X3=(Tài sản ngắn hạn-Hàng tồn kho)/(Nợ phải trả ngắn hạn)

Trách nhiệm của DN đối với nhà cung cấp (X4)

Chỉ số vòng quay phải trả người bán phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn của DN cho biết tốc độ mà DN thanh toán công nợ cho các nhà cung cấp. Dựa vào chỉ số vòng quay các khoản phải trả có thể biết được số lần mà DN trả hết các khoản nợ trong một thời gian xác định.

X4=(Doanh số mua hàng thường niên năm nay)/(phải trả bình quân năm nay) - (Doanh số mua hàng thường niên năm trước)/(phải trả bình quân năm trước)

Trách nhiệm của DN đối với người lao động (X5)

Zhu Yongming, Sun Yini (2017), Miao Qin (2018) dùng tỷ số tổng quỹ lương trên doanh thu thuần; Châu Thị Lệ Duyên, Nguyễn Phạm Tuyết Anh và Nguyễn Trường Anh Thi (2019) sử dụng hiệu suất đầu tư nhân sự. Nghiên cứu sử dụng tỷ số tổng quỹ lương trên doanh thu thuần.

X5=(Tổng quỹ lương phải trả cho người lao động)/(Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ)

Trách nhiệm của DN đối với khách hàng (X6)

Zhu Yongming, Sun Yini (2017) dùng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu: Châu Thị Lệ Duyên, Nguyễn Phạm Tuyết Anh và Nguyễn Trường Anh Thi( 2019) lấy tiêu chí chất lượng sản phẩm làm biến giả: Miao Qin (2018) dùng tỷ lệ chi phí hoạt động. Nghiên cứu sử dụng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu để tính toán.

X6=(Doanh thu thuần năm nay-Doanh thu thuần năm trước)/(Doanh thu thuần năm trước)

Trách nhiệm của DN đối với môi trường (X7)

Miao Qin (2018) xem xét đến chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, việc công bố đầu tư bảo vệ môi trường của DN. Nghiên cứu sử dụng biến giả đánh giá trách nhiệm của DN đối với môi trường như sau:

Đòn bẩy tài chính (LEV)

Al-Matari và cộng sự (2012); Aolin Liu (2017); Đặng Thúy Anh (2017) đã chỉ ra đòn bẩy tài chính có tác động tích cực đến HQHĐ của DN, khi DN sử dụng nhiều nguồn vốn đi vay hơn thì HQHĐ cao hơn. Trong khi đó, Zhu Yongming, Sun Yini (2017); Miao Qin (2018); Nguyễn Thúy Hạnh (2017); Đặng Thúy Anh (2017) lại đưa ra kết luận đòn bẩy tài chính và HQHĐ của DN có mối quan hệ ngược chiều nhau. Nghiên cứu sử dụng đòn bẩy tài chính:

LEV=(Nợ phải trả)/(Tổng tài sản)

Quy mô công ty (SIZE)

Zhu Yongming, Sun Yini (2017), Aolin Liu (2017), Miao Qin(2017), Ziyi Zeng, Xi Zhang(2021)... đều đo lường quy mô DN bằng cách sử dụng logarit tự nhiên của tổng tài sản DN và chỉ ra quy mô DN càng lớn thì càng hoạt động hiệu quả. Bài viết sử dụng biến quy mô DN:

Kết quả nghiên cứu và bình luận

Dữ liệu cho nghiên cứu được thu thập qua các kênh thông tin có sẵn: Số liệu thực trạng của các DN niêm yết trên Website của các DN, trên báo cáo kế toán (báo cáo tài chính, bản cáo bạch...) của các DN niêm yết từ trang web CafeF, Vietstock.

Trong 52 DN, có 3 DN có bộ phận KTNB, tương đương 5.7%; Có 9 DN bị phạt, tương đương với 19% DN; trong đó có 1 DN có bộ phận KTNB nhưng vẫn bị phạt. Điều này cho thấy, vai trò của KTNB chưa được đánh giá cao ở các DN. Đa phần bộ phận KTNB tại các DN chưa có hoặc có nhưng chưa đi vào hoạt động hiệu quả, do đó chức năng đánh giá, giám sát KSNB là chưa hỗ trợ được nhiều cho HQHĐ kinh doanh tại đơn vị. Bên cạnh đó một số DN như CTR có X5 vượt quá xa so với các DN khác, tương tự SGD có SIZE quá cao; AMV có SIZE quá thấp và VIE có X6 quá cao. Loại bỏ 4 DN còn lại dữ liệu của 48 DN và thực hiện hồi quy thu được báo cáo (Bảng 3):

Kiểm định các khuyết tật cho thấy mô hình không vi phạm các giả thiết của phương pháp OLS và Mô hình hồi quy là phù hợp.

Kết quả mô hình chỉ ra các biến KSNB; X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7 không tác động lên HQHĐ của DN, tức là trách nhiệm của DN đối với cổ đông, nhà nước, chủ nợ, nhà cung cấp, người lao động, khách hàng, môi trường chưa có tác động hiệu quả đến hoạt động của DN trong mẫu nghiên cứu này.

Hệ số ước lượng của β1 của biến Phạt (P) bằng 3.74 có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10% cho biết DN bị phạt có trung bình HQHĐ (ROA) cao hơn 3.74% so với DN không bị phạt, sử dụng ước lượng tối đa sự chênh lệch có thể lên đến hơn 7%. Điều này cho thấy, vai cho của KTNB nói riêng, KSNB nói chung chưa được DN đánh giá đúng, các DN e ngại việc đầu tư đến KSNB có thể làm tăng chí phí và đôi khi làm phiền toái đến hoạt động của DN. Vì vậy chỉ khi các sai phạm được phát hiện và bị xử phạt bởi cơ quan nhà nước thì DN mới nhận ra sự thiếu sót và thực hiện thay đổi, cải thiện bộ máy, khắc phục các yếu điểm để có chiến lược quản trị phù hợp hơn. Như vậy, nếu KSNB được thực thi sẽ giảm các vi phạm của DN, về lâu dài có thể thúc đẩy và nâng cao HQHĐ của DN.

Hệ số ước lượng của β2 của biến đòn bẩy tài chính LEV bằng -0.138, có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, cho biết nếu đòn bẩy tài chính của DN tăng 1% sẽ làm HQHĐ của DN giảm trung bình khoảng 0.138%. Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước, bởi có thể lý giải rằng khi DN sử dụng nguồn vốn vay để đầu tư thay vì vốn tự có sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt đối với DN thiếu định hướng và hoặc tính toán sai dẫn đến tình trạng ngưng đọng vốn.

Hệ số ước lượng của β3 của quy mô công ty SIZE bằng 0.203, có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, cho biết nếu quy mô DN tăng 1% thì HQHĐ của DN tăng trung bình khoảng 0.203%.

Như vậy, với các DN chưa thiết lập bộ máy KTNB hoặc bộ máy KTNB hoạt động chưa hiệu quả, kết quả kiểm định cho thấy, KSNB không tác động được đến HQHĐ kinh doanh của DN. Các vấn đề như bị phạt, sử dụng đòn bẩy tài chính hay thay đổi quy mô DN sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến HQHĐ kinh doanh của DN. Tuy nhiên, quy mô DN hay đòn bẩy tài chính là các công cụ mà DN chỉ có thể sử dụng đến một ngưỡng nhất định, trong khi KSNB nếu không được vận hành có hiệu quả, có thể sẽ làm gia tăng các khoản phạt trong tương lai, từ đó giảm hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Vì vậy, việc tăng cường nhận thức cũng như vận hành hệ thống KSNB trong các công ty niêm yết là hoàn toàn cần thiết.

Bảng 3: Báo cáo tóm tắt kết quả hồi quy

Dependent Variable: ROA

Method: Least Squares

Included observations: 48

Variable

Coefficient

Std. Error

t-Statistic

Prob.

KTNB

0.090252

2.839228

0.031787

0.9748

LEV

-0.138229

0.044155

-3.130524

0.0035

P

3.744368

1.945997

1.924139

0.0623

SIZE

0.202705

0.095709

2.117930

0.0412

X1

5703.656

18748.07

0.304226

0.7627

X2

-0.017447

0.035147

-0.496407

0.6226

X3

0.002227

0.006724

0.331136

0.7425

X4

6.67E-05

0.004582

0.014565

0.9885

X5

0.109212

0.096305

1.134024

0.2643

X6

-0.016905

0.017253

-0.979814

0.3337

X7

-1.153782

1.650899

-0.698881

0.4891

C

10.69122

3.097806

3.451222

0.0014

R-squared

0.482265

Mean dependent var

8.299375

Adjusted R-squared

0.324068

S.D. dependent var

5.539942

S.E. of regression

4.554667

Akaike info criterion

6.082500

Sum squared resid

746.8198

Schwarz criterion

6.550300

F-statistic

3.048513

Durbin-Watson stat

2.000672

Prob(F-statistic)

0.005618

     

Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện bằng phần mềm EVIEWS

Khuyến nghị

Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của KSNB tới hoạt động tài chính của các DNNY thông qua biến KSNB. Để đạt được mục tiêu HQHĐ, các DN cần nâng cao hiệu lực của KSNB thông qua các biện pháp đồng bộ như:

Thứ nhất, về môi trường kiểm soát: Các DNNY cần thiết kế cơ cấu tổ chức là nhằm tạo môi trường thuận lợi cho mỗi cá nhân làm việc với tinh thần trách nhiệm và hiệu quả cao, cũng như xây dựng một chính sách nhân sự hợp lý thông qua việc tập trung rà soát nhu cầu, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, viên chức làm việc tại đơn vị.

Thứ hai, về đánh giá rủi ro: Các DNNY cần xây dựng các mục tiêu hoạt động cụ thể và phổ biến rộng rãi trong DN. Mục tiêu nên được xây dựng từ các cuộc họp và là ý kiến đóng góp của nhiều cấp quản lý, từ mục tiêu tổng thể đến chi tiết cụ thể cho từng bộ phận để mọi nhân viên có thể lấy đó làm cơ sở tham chiếu khi triển khai công việc; Các DN nên sử dụng phương pháp khác nhau để nhận dạng và phân tích rủi ro của DN và xác định rõ ý thức chấp nhận rủi ro và đánh giá, phân tích những rủi ro khi đưa sản phẩm dược mới, cung cấp những dịch vụ công nghệ thông tin mới vào kinh doanh.

Thứ ba, về hoạt động kiểm soát: Các hoạt động kiểm soát là công cụ để nhà quản lý thực thi các chính sách và thủ tục nhằm kiểm soát tốt các hoạt động. Với mục tiêu tối ưu hóa chi phí, việc thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm đối với nhiều DN là khó thực hiện. Tuy nhiên, trong phân công nhiệm vụ, cần có sự tách biệt giữa các chức năng hay các quy định bảo mật thông tin lưu trữ thời điểm truy cập, sửa đổi và truy xuất dữ liệu...

Thứ tư, về hệ thống thông tin và truyền thông: Các DNNY cần xây dựng một quy trình nhận và giải quyết thông tin từ lãnh đạo đến nhân viên trực tiếp để mỗi người trong DN có thể dễ dàng trao đổi thông tin liên lạc với nhau một cách đơn giản, nhanh nhất và hiệu quả nhất, đáp ứng tốt các yêu cầu cho sản xuất, kinh doanh và các yêu cầu của khách hàng bên cạnh đó mỗi người trong DN có thể ý thức hơn trách nhiệm công việc của mình.

Thứ năm, về hoạt động giám sát: Các DNNY cần sử dụng nhân viên có đủ năng lực thực hiện hoạt động giám sát với sự tập trung cao độ và mang tính độc lập; thường xuyên xem xét, đánh giá lại các quy định, thủ tục kiểm soát để kiểm tra chúng có còn phù hợp và hiệu quả nữa hay không.

Như vậy, các DNNY cần đánh giá và chỉ rõ những điểm yếu của hệ thống KSNB của đơn vị một cách kịp thời tới các bên chịu trách nhiệm, từ đó phát hiện sớm những vấn đề thiếu sót trong hoạt động kiểm soát để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm tăng cường HQHĐ kinh doanh của đơn vị, đạt mục tiêu đã đề ra.

Tài liệu tham khảo:

  1. Quốc hội (2015), Luật số 88/2015/QH13;
  2. Châu Thị Lệ Duyên* (2019): Tác động của kết quả thực hành trách nhiệm xã hội đến thành tích kinh doanh của các DN niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần thơ;
  3. Trần Thị Giang Tân, Nguyễn Tiến Đạt, Võ Thu Phụng (2017), “Kiểm định thang đo các nhân tố thuộc hệ thống kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam”;
  4. Collins, O. O. (2014), Effect of Internal Control on Financial Performance of MicroFinance Institutions in Kisumu Central Constituency, Kenya. Kisumu, Kenya: Maseno University;
  5. Al-Thuneibat, Ali A., Awad S. Al-Rehaily, and Yousef A. Basodan (2015), ‘The Impact of Internal Control Requirements on Profitability of Saudi Shareholding Companies’. International Journal of Commerce and Management;
  6. Govedi Andrew Kisanyanya (2018), “Internal Control Systems and Financial Performance of public institutions of higher learning in Vihiga County, Kenya”.