Kiểm toán Nhà nước cần khắc phục chồng chéo trong thanh tra, kiểm toán
Để hoạt động kiểm toán mang lại hiệu quả tốt hơn chúng ta phải rà soát bổ sung vào luật, nâng cao vị trí vai trò chức năng nhiệm vụ của kiểm toán để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được Quốc hội giao.
Đó là ý kiến của đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị) khi góp ý về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước tại Kỳ họp thứ 7 lần này.
Theo đại biểu Nguyễn Văn Sinh, rõ ràng trong thời gian qua kể từ khi ban hành Luật kiểm toán thì đây là một định chế rất đặc thù do Quốc hội thành lập. Vì đặc thù nên yêu cầu luật cũng phải phù hợp với tổ chức và chức năng nhiệm vụ của kiểm toán Nhà nước.
“Chính vì vậy để hoạt động kiểm toán mang lại hiệu quả tốt hơn rõ ràng chúng ta phải rà soát bổ sung vào luật để nâng cao vị trí vai trò chức năng nhiệm vụ của kiểm toán, hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ chính trị được Quốc hội giao” - Đại biểu Sinh nói.
Đại biểu Sinh cho rằng, trong kỳ họp lần này đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước, có mấy vấn đề đặt ra:
Thứ nhất là đối tượng kiểm toán, theo Luật kiểm toán quy định đối tượng kiểm toán là nguồn tài sản liên quan đến tài sản công mà đã là tài sản công thì có mối liên hệ kinh tế đối với các cơ quan trực tiếp sử dụng tài sản này, như vậy rõ ràng phạm vi đối tượng trực tiếp đúng là sử dụng tài sản công, nguồn vốn công nhưng đối tượng này có quan hệ kinh tế với các đơn vị khác thì rõ ràng khi kiểm toán sẽ có quyền được kiểm tra các liên kết thông tin và khi đó kết quả kiểm toán mới hoàn chỉnh thông tin để có thể đưa ra kết luận.
“Do đó, tôi cho rằng chúng ta cần phải khoanh vào phạm vi đích thực để không tràn lan tránh chồng chéo với các đối tượng kiểm toán khác thực hiện. Ví dụ, cơ quan thuế, cơ quan thanh tra... đó chính là công việc thanh tra cần thực hiện trong thời gian tới", đại biểu Sinh nói.
Rõ ràng trong luật cũng đã khắc phục được việc đó, giúp tránh việc chồng chéo giữa TKNN với cơ quan thanh tra và cơ quan thuế bởi thanh tra cũng là một thiết chế, đồng thời tránh gây những phiền hà cho đối tượng cần kiểm toán” – Đại biểu Sinh nêu quan điểm.
Thứ hai, đối với kiểm toán là một thiết chế riêng không phải là cơ quan lập pháp không phải là cơ quan hành pháp cũng không phải cơ quan tư pháp nhưng cần ban hành các văn bản để hướng dẫn. Ví dụ, hướng dẫn luật kiểm toán, hướng dẫn các nghị quyết của Quốc hội hoặc hướng dẫn các nghiệp vụ trong hoạt động kiểm toán,… nên kiểm toán cũng có quyền được ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.
“Một số ý kiến cho rằng kiểm toán nhà nước không có quyền đó nhưng tôi cho rằng như vậy rất là vô lý bởi quyền đó là do luật quy định. Do đó, theo tôi cần sửa luật ban hành quy phạm pháp luật cho phép kiểm toán được ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện chức năng hoạt động của kiểm toán và đảm bảo hoạt động có hiệu quả hơn” – đại biểu Sinh nói thêm.
Trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, trong 18 nội dung mà Kiểm toán nhà nước đưa ra thì chỉ có 5 nội dung Ủy ban Tài chính - Ngân sách đồng tình với dự thảo Luật; 2 nội dung đề nghị chỉnh sửa lại; 11 nội dung là các vấn đề lớn thì đa số ý kiến trong Ủy ban không đồng tình vì chưa thực sự cần thiết, không đảm bảo công bằng và đề nghị giữ như Luật hiện hành. Hơn nữa, nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung chưa nhận được sự đồng tình của các bộ, ngành liên quan.
Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2015 mới có hiệu lực thi hành từ 1/1/2016. Tuy nhiên, Kiểm toán Nhà nước cho rằng cần thiết phải sửa, do nhiều vấn đề mới phát sinh cần phải giải quyết. Một số quy định bộc lộ những bất cập hợp lý cần phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, như phạm vi, đối tượng kiểm toán và đơn vị được kiểm toán chưa đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật, chưa đảm bảo sự tương thích giữa Luật Kiểm toán Nhà nước với các luật khác có liên quan.
Sửa luật còn để khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp trong công tác kiểm toán và thanh tra, kiểm tra, làm ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan, tổ chức liên quan..., ông Phớc cho biết.
Về nội dung sửa đổi, Tổng kiểm toán Nhà nước cho biết, để tạo cơ sở pháp lý cho tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân (là đơn vị được kiểm toán hoặc tổ chức có liên quan) đều có quyền khiếu nại, kiến nghị về kết quả kiểm toán, cần sửa đổi lại điều 7 theo hướng bổ sung quyền kiến nghị, khiếu nại đối với báo cáo kiểm toán cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị có ỉiên quan đến việc sử dụng, quản lý tài chính công, tài sản công.
Mặt khác, để bảo đảm sư thống nhất, đồng bộ với các luật liên quan khác, như: Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Quản lý thuế (sửa đổi) chuẩn bị trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2019), Luật Tố tụng hành chính, ông Sinh nói.