Kiểm toán Nhà nước đã có một nhiệm kỳ thành công


Sáng ngày 1/4/2021, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Kiểm toán Nhà nước. Theo Báo cáo của Tổng Kiểm toán Nhà nước trình Quốc hội, việc thực hiện Kế hoạch kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước trong nhiệm kỳ qua đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Báo cáo của Tổng Kiểm toán Nhà nước trình Quốc hội cho thấy, việc thực hiện Kế hoạch kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước trong nhiệm kỳ qua đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Báo cáo của Tổng Kiểm toán Nhà nước trình Quốc hội cho thấy, việc thực hiện Kế hoạch kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước trong nhiệm kỳ qua đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Hoạt động kiểm toán góp phần làm lành mạnh và minh bạch hóa nền tài chính công

Tại phiên thảo luận, các đại biểu đánh giá, qua Báo cáo của Tổng Kiểm toán Nhà nước về công tác của Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 trình Quốc hội, việc thực hiện Kế hoạch kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước trong nhiệm kỳ qua đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Kiểm toán Nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Chức năng này đã được quy định rất rõ trong Hiến pháp 2013.

Thực thi nhiệm vụ được giao, trong 5 năm qua Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện, chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng tài chính, tài sản công của các bộ, ngành, địa phương và đơn vị. Trên cơ sở đó có những kiến nghị chấn chỉnh kịp thời, góp phần quan trọng hoàn thiện cơ chế chính sách, phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng, lãng phí và siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Trong nhiệm kỳ này, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính 353.733 tỷ đồng, tăng 3,5 lần so với giai đoạn 2011-2015. Bên cạnh đó, Kiểm toán Nhà nước cũng kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ 786 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý sai quy định hoặc không phù hợp với quy định chung của Nhà nước và thực tiễn, kịp thời khắc phục “lỗ hổng” về cơ chế, chính sách, tránh thất thoát, lãng phí, siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính, góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia. Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với nhiều tập thể, cá nhân có sai phạm theo quy định của pháp luật.

Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc khẳng định, cơ quan kiểm toán luôn thực hiện các hình thức công khai kết quả kiểm toán tương đối nghiêm và sẽ nỗ lực hơn nữa trong thời gian sắp tới.
Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc khẳng định, cơ quan kiểm toán luôn thực hiện các hình thức công khai kết quả kiểm toán tương đối nghiêm và sẽ nỗ lực hơn nữa trong thời gian sắp tới.

Trên thực tế, kết quả kiểm toán đã cung cấp cho Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan chức năng và đơn vị được kiểm toán nhiều kiến nghị có giá trị thực tiễn; đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu về thông tin phục vụ hoạt động giám sát, hoàn thiện pháp luật và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Bên cạnh đó, thông qua hoạt động kiểm toán góp phần làm lành mạnh và minh bạch hóa nền tài chính công, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và quản trị doanh nghiệp của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Cũng trong nhiệm kỳ này, Kiểm toán Nhà nước đã chuyển 20 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan Cảnh sát điều tra để điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật; 2 vụ việc đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an điều tra xử lý theo quy định. So với nhiệm kỳ 2011 - 2015, số vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện chuyển sang cơ quan điều tra tăng 9 vụ việc, tương ứng tỷ lệ tăng 45%.

Kiểm toán Nhà nước cũng đã cung cấp 498 hồ sơ, báo cáo kiểm toán và các tài liệu liên quan cho cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan điều tra và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền, con số này tăng gần 5 lần so với nhiệm kỳ trước để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát.

Xem xét xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan không thực hiện kiến nghị kiểm toán

Bên cạnh những kết quả ấn tượng, theo đánh giá của các đại biểu, vẫn còn những điều băn khoăn. Đó là: tỷ lệ thực hiện kiến nghị về xử lý tài chính mặc dù tăng nhưng vẫn còn nhiều kiến nghị chưa được thực hiện, bình quân chỉ đạt 73,6%; Thực hiện kiến nghị liên quan đến hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung văn bản còn thấp, mới chỉ đạt 136/786 văn bản kiến nghị, tỷ lệ này còn thấp hơn so với nhiệm kỳ trước. Việc không thực hiện kiến nghị kiểm toán cho thấy việc tuân thủ quy định pháp luật của các cơ quan, đơn vị chưa nghiêm. 

Tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội đưa ra các giải pháp hữu hiệu để sớm chấm dứt tình trạng này. Theo đó, đã đến lúc cần phải công khai danh tính các đơn vị không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kịp thời các kiến nghị kiểm toán trên diễn đàn Quốc hội để các đại biểu Quốc hội, cử tri biết và giám sát. Cùng với đó, xem xét xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan không thực hiện kiến nghị kiểm toán. 

Theo Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội), những năm gần đây, chất lượng kiểm toán đã tăng lên rất nhiều, góp phần quan trọng vào công tác phòng, chống tham nhũng. Kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua đã khẳng định thành công của Kiểm toán Nhà nước, đồng thời thể hiện bản lĩnh của Tổng kiểm toán trong nhiệm kỳ vừa qua. 

Tuy nhiên, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho thấy, số kiến nghị về tài chính hàng năm đạt bình quân khoảng 73,6 %, nghĩa là trong 5 năm qua, mỗi năm còn tồn tại khoảng hơn 25% số kiến nghị của cơ quan Kiểm toán chưa được thực hiện. Theo ông Hoàng Văn Cường, Kiểm toán Nhà nước cần chỉ đạo quyết liệt hơn nữa để bảo đảm tính nghiêm minh về mặt hiệu lực kiểm toán và xem xét tại sao vẫn có một tỷ trọng không thực hiện như đã nêu trên.

Đại biểu Bùi Đặng Dũng (Đoàn Kiên Giang) nêu quan điểm, đối với những kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước trong thời gian dài không được triển khai thì cần quyết liệt xử lý, không để tình trạng “treo” kết luận kéo dài. Nếu kết luận kiểm toán chưa đúng, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị hoàn toàn có thể khởi kiện ra tòa và ngược lại phải kiên quyết xử lý dứt điểm.

Giải trình một số vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm, ông Hồ Đức Phớc Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết, lý do các kiến nghị kiểm toán chưa được thực hiện được một cách triệt để, là do có những khoản Kiểm toán Nhà nước đề nghị truy thu hoặc giảm quyết toán lại phụ thuộc vào nguồn vốn liên quan đến những khoản chi sai.

Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cũng khẳng định, cơ quan kiểm toán luôn thực hiện các hình thức công khai kết quả kiểm toán tương đối nghiêm và sẽ nỗ lực hơn nữa trong thời gian sắp tới.