Kiều hối toàn cầu năm 2020 ổn định bất ngờ bất chấp đại dịch Covid-19

Theo Trung Mến/nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn

Mức suy giảm của kiều hối toàn cầu trong năm 2020 thấp hơn so với năm khủng hoảng tài chính toàn cầu 2009 (4,8%).

Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Bất chấp đại dịch Covid-19, kiều hối toàn cầu vẫn vững vàng, mức suy giảm của kiều hối trong năm 2020 thấp hơn so với tính toán của các chuyên gia. 

Theo số liệu thống kê chính thức, tổng kiều hối đến các nước thu nhập trung bình và thấp trong năm 2020 ước tính 540 tỷ USD, chỉ thấp hơn chút so với con số 548 tỷ USD của năm 2019, theo báo cáo Di trú và Phát triển mới được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố. 

Mức suy giảm của kiều hối toàn cầu trong năm 2020 thấp hơn so với năm khủng hoảng tài chính toàn cầu 2009 (4,8%). Mức hạ này cũng thấp hơn so với mức đi xuống của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nhóm các nước thu nhập trung bình và thấp. 

Kiều hối vào Trung Quốc giảm sâu đến 30% trong năm 2020. Kết quả, kiều hối vào các nước thu nhập trung bình và thấp còn cao hơn cả tổng vốn FDI (259 tỷ USD) và hỗ trợ phát triển nước ngoài ODA (179 tỷ USD) vào nhóm nước trên trong năm 2020.

Yếu tố quan trọng giúp duy trì được kiều hối vào các nước trên chính là tăng trưởng kinh tế tại các nước mà người di dân sinh sống tốt hơn kỳ vọng, tiền được chuyển trực tuyến và chuyển từ kênh không chính thức sang chính thức nhiều hơn, ngoài ra phải kể đến các biến động chu kỳ của giá dầu và tỷ giá hối đoái. 

Quy mô kiều hối thực tế, trong đó bao gồm cả nguồn chính thức và không chính thức, được cho là lớn hơn rất nhiều so với số liệu thống kê chính thức, dù rằng mức độ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 lên kiều hối không chính thức không thể được tính toán đầy đủ.

Giám đốc phụ trách mảng an sinh xã hội và việc làm toàn cầu tại WB, ông Michal Rutkowski, nhận xét: “Khi mà đại dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục “tàn phá” các gia đình trên khắp thế giới, kiều hối vẫn mang đến “phao cứu sinh” quan trọng cho người nghèo và dễ chịu tổn thương. Các chính sách hỗ trợ cùng với các hệ thống an sinh xã hội sẽ cần phải tính đến tất cả các cộng đồng đang cùng sinh sống, trong đó có cả người di cư”.

Kiều hối vào các nước Mỹ Latinh và Caribbean tăng 6,5%; Nam Á tăng 5,2%; Trung Đông và Bắc Phi tăng 2,3%. Tuy nhiên, kiều hối vào nhóm nước Đông Á và Thái Bình Dương tăng 7,9%; châu Âu và Trung Á tăng 9,7%; tiểu Sahara tăng 12,5%. Kiều hối vào tiểu Sahara đi xuống chủ yếu do kiều hối vào Nigeria giảm đến 28%. Không tính kiều hối vào Nigeria, kiều hối vào tiểu Sahara ở châu Phi tăng 2,3%.

Tăng trưởng kiều hối vững vàng trong thời kỳ đại dịch Covid-19 cũng cho thấy tầm quan trọng của việc số liệu công bố đúng thời điểm. Xét đến tầm quan trọng của nguồn vốn bên ngoài với các nền kinh tế thu nhập thấp và trung bình, cần có các thu thập dữ liệu kiều hối tốt hơn trên tất cả các tiêu chí, từ tần suất, thời điểm thu thập thông tin, kênh chuyển kiều hối.

Tác giả quan trọng của báo cáo di trú và kiều hối thuộc World Bank, ông Dilip Ratha, nhận xét: “Việc kiều hối ổn định đáng quan tâm. Kiều hối giúp đáp ứng nhu cầu cần có hỗ trợ sinh kế của các gia đình. WB đã theo dõi hoạt động di trú và kiều hối trong gần 2 thập kỷ và chúng tôi đang hợp tác với chính phủ cũng như đối tác nhằm có được dữ liệu chuẩn xác cũng như làm cho kiều hối ngày một hiệu quả hơn”.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ hồi phục hơn nữa trong năm 2021 và 2022, kiều hối toàn cầu vào các nước thu nhập thấp và trung bình dự kiến tăng 2,6% lên 553 tỷ USD trong năm 2021 và tăng trưởng 2,2% lên 565 tỷ USD trong năm 2022.

Dù rằng nhiều nước thu nhập cao đã có nhiều tiến bộ trong tiêm vắc xin Covid-19, tỷ lệ lây nhiễm cao tại nhóm nước đang phát triển quy mô lớn và triển vọng kiều hối vẫn chưa chắc chắn.