Kinh tế Nga ngấp nghé bờ vực suy thoái
(Tài chính) Các lệnh trừng phạt của phương Tây đang đẩy kinh tế Nga rơi vào một cuộc suy thoái mới, Bloomberg bình luận.
Hãng tin tài chính trên cho biết, các tổ chức dự báo, trong đó có ngân hàng đầu tư quốc doanh VTB Capital của Nga, nói rằng, nền kinh tế lớn thứ 9 thế giới này sẽ suy giảm ít nhất hai quý.
Các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu áp lên Moscow sau khi Crimea sáp nhập Nga đang khiến thị trường tài chính nước này rúng động. Cùng với đó, các dòng vốn đầu tư vào Nga cũng giảm mạnh trong khi chi phí vay vốn của Moscow trên thị trường trái phiếu gia tăng.
Nguy cơ suy thoái hiện rõ
Cho tới hiện tại, các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp lên Nga mới chỉ nhằm vào các cá nhân. Các quan chức và doanh nhân Nga trong diện trừng phạt bị Mỹ và châu Âu cấm visa và đóng băng tài sản. Tuy nhiên, nếu cuộc khủng hoảng còn leo thang, rất có thể phương Tây sẽ áp lệnh trừng phạt nhằm vào một số lĩnh vực kinh tế cụ thể của Nga.
Việc Nga sáp nhập Crimea đã đưa tỷ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với Tổng thống Vladimir Putin lên mức cao nhất trong 5 năm. Tuy nhiên, cái giá của động thái này đã được thể hiện rõ, khi thị trường chứng khoán Nga đã trở thành thị trường có mức giảm điểm mạnh nhất thế giới trong năm nay.
“Chúng ta đang chứng kiến sự khởi đầu của một cuộc chiến tranh lạnh mới về địa chính trị và kinh tế. Tôi nghĩ rằng, sẽ phải mất ít nhất 2-3 năm để các bên thiết lập một trạng thái cân bằng”, ông Mircea Georna, đại diện của Chính phủ Romania về ngoại giao và các dự án kinh tế, đánh giá.
“Những người phải trả giá cho việc Nga chiếm Crimea, cho dù hành động này được lòng dân và mang tính yêu nước đến đâu, sẽ chính là người dân Nga, bởi có sự khác biệt lớn về sức mạnh giữa Mỹ và châu Âu với Nga”, ông Georna nói.
Chỉ số Micex của thị trường chứng khoán Nga năm nay đã giảm 13,1%, so với mức giảm 5,8% của chỉ số các thị trường mới nổi MSCI Emerging Markets Index. Với mức giảm 9,3%, đồng Rúp của Nga là đồng tiền giảm giá mạnh thứ nhì so với đồng USD, sau đồng tiền của Argentina, trong số 24 đồng tiền của các thị trường mới nổi được Bloomberg theo dõi.
Sau khi Nga đưa quân vào Crimea, Ngân hàng Trung ương nước này đã phải mạnh tay nâng lãi suất cơ bản đồng Rúp thêm 150 điểm cơ bản để ngăn đà lao dốc của đồng Rúp.
Ngay từ trước khi xảy ra cuộc đối đầu giữa Nga với phương Tây ở Ukraine, nền kinh tế nước này đã đối mặt với mức tăng trưởng thấp nhất kể từ cuộc suy thoái năm 2009. Nhu cầu của người tiêu dùng Nga không đủ sức để bù đắp cho sự suy giảm đầu tư.
Hôm 17/3, sau đợt trừng phạt đầu phạt đầu tiên của Mỹ và châu Âu, Thứ trưởng Nga Sergei Belyakov đã nói rằng, tình hình kinh tế Nga hiện tại “mang những hiệu rõ rệt của một cuộc khủng hoảng”.
Nga có thể sẽ rơi vào suy thoái trong quý 2 và 3 của năm nay, khi “nhu cầu nội địa ngừng trệ do cú sốc bất ổn và các điều kiện tài chính thắt chặt”, ngân hàng VTB nhận định.
Như “vết muỗi đốt”
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Anto Siluanov hôm 21/3 nói rằng, Nga có thể không vay vốn trên thị trường trái phiếu quốc tế trong năm nay vì lãi suất tăng. Tuần trước, hai tổ chức đánh giá tín nhiệm hàng đầu là Standard & Poor’s và Fitch Ratings đồng loạt cắt giảm triển vọng tín nhiệm của Nga từ “ổn định” về “tiêu cực”.
Ông Siluanov cũng bày tỏ sự không hài lòng khi hai hãng thẻ tín dụng lớn nhất của Mỹ là MasterCard và Visa ngừng dịch vụ với những ngân hàng Nga có tên trong danh sách trừng phạt hoặc có liên quan với những cá nhân Nga bị Mỹ trừng phạt.
“Một số người nói là các lệnh trừng phạt sẽ không ảnh hưởng đến hệ thống tài chính của Nga, nhưng ảnh hưởng đã xuất hiện”, ông Siluanov phát biểu.
Tuy nhiên, đa phần giới chức Nga cho rằng, các lệnh trừng phạt đã có sẽ không ảnh hưởng nhiều tới các cá nhân bị trừng phạt. Theo ông Konstantin Kostin, một cố vấn của điện Kremlin, lệnh trừng phạt của phương Tây giống như một “vết muỗi đốt” bởi vì hầu hết các cá nhân Nga bị trừng phạt đều không có kế hoạch ra nước ngoài và chủ yếu có hoạt động kinh doanh ở Nga.
Theo ông Ariel Cohen, thành viên cấp cao của quỹ Heritage Foundation ở Washington, để lay chuyển được Tổng thống Putin, phương Tây cần phải sử dụng những biện pháp “mạnh tay” hơn. Phương Tây “đang đối mặt với một con người không dễ bị dọa”, ông Cohen nhận xét. Theo ông Cohen, Nga sẽ không dễ lùi bước ở Crimea và Ukraine, bất chấp những lệnh trừng phạt gia tăng của Mỹ.
Trong khi đó, châu Âu đang trong thế tiến thoái lưỡng nan trong vấn đề trừng phạt Moscow. Bất kỳ biện pháp trừng phạt thương mại nào nhằm vào Nga cũng có thể khiến nền kinh tế châu Âu thiệt hại không nhỏ. Còn nếu trừng phạt ngân hàng Nga, chính các ngân hàng của Anh sẽ điêu đứng.
Nếu cấm vận vũ khí Nga, Pháp sẽ không thể bán tàu sân bay lớp Mistral cho điện Kremlin. Nếu dừng mua khí đốt của Nga, thì một phần lớn châu Âu sẽ thiếu năng lượng trầm trọng.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn đang thể hiện rõ sự quan ngại về sức khỏe của nền kinh tế Nga. Theo một báo cáo ra tuần trước của công ty nghiên cứu Capital Economics có trụ sở ở London, Anh, mức thoái vốn ròng khỏi Nga có thể đạt 70 tỷ USD trong quý 1 năm nay, và “điều này có thể đẩy kinh tế Nga vào suy thoái”. Cả năm 2013, mức thoái vốn ròng khỏi Nga là 63 tỷ USD.
Kinh tế Nga tăng 1,3% trong năm 2013, thấp nhất kể từ cuộc suy thoái 2009, từ mức tăng 3,4% đạt được trong năm 2012. Quỹ đầu tư Renaissance Capital - vốn dĩ rất lạc quan về kinh tế Nga - cách đây ít hôm cắt giảm dự báo tăng trưởng của nền kinh tế này trong năm 2014 từ 3,3% xuống còn 1,6%.
Các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu áp lên Moscow sau khi Crimea sáp nhập Nga đang khiến thị trường tài chính nước này rúng động. Cùng với đó, các dòng vốn đầu tư vào Nga cũng giảm mạnh trong khi chi phí vay vốn của Moscow trên thị trường trái phiếu gia tăng.
Nguy cơ suy thoái hiện rõ
Cho tới hiện tại, các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp lên Nga mới chỉ nhằm vào các cá nhân. Các quan chức và doanh nhân Nga trong diện trừng phạt bị Mỹ và châu Âu cấm visa và đóng băng tài sản. Tuy nhiên, nếu cuộc khủng hoảng còn leo thang, rất có thể phương Tây sẽ áp lệnh trừng phạt nhằm vào một số lĩnh vực kinh tế cụ thể của Nga.
Việc Nga sáp nhập Crimea đã đưa tỷ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với Tổng thống Vladimir Putin lên mức cao nhất trong 5 năm. Tuy nhiên, cái giá của động thái này đã được thể hiện rõ, khi thị trường chứng khoán Nga đã trở thành thị trường có mức giảm điểm mạnh nhất thế giới trong năm nay.
“Chúng ta đang chứng kiến sự khởi đầu của một cuộc chiến tranh lạnh mới về địa chính trị và kinh tế. Tôi nghĩ rằng, sẽ phải mất ít nhất 2-3 năm để các bên thiết lập một trạng thái cân bằng”, ông Mircea Georna, đại diện của Chính phủ Romania về ngoại giao và các dự án kinh tế, đánh giá.
“Những người phải trả giá cho việc Nga chiếm Crimea, cho dù hành động này được lòng dân và mang tính yêu nước đến đâu, sẽ chính là người dân Nga, bởi có sự khác biệt lớn về sức mạnh giữa Mỹ và châu Âu với Nga”, ông Georna nói.
Chỉ số Micex của thị trường chứng khoán Nga năm nay đã giảm 13,1%, so với mức giảm 5,8% của chỉ số các thị trường mới nổi MSCI Emerging Markets Index. Với mức giảm 9,3%, đồng Rúp của Nga là đồng tiền giảm giá mạnh thứ nhì so với đồng USD, sau đồng tiền của Argentina, trong số 24 đồng tiền của các thị trường mới nổi được Bloomberg theo dõi.
Sau khi Nga đưa quân vào Crimea, Ngân hàng Trung ương nước này đã phải mạnh tay nâng lãi suất cơ bản đồng Rúp thêm 150 điểm cơ bản để ngăn đà lao dốc của đồng Rúp.
Ngay từ trước khi xảy ra cuộc đối đầu giữa Nga với phương Tây ở Ukraine, nền kinh tế nước này đã đối mặt với mức tăng trưởng thấp nhất kể từ cuộc suy thoái năm 2009. Nhu cầu của người tiêu dùng Nga không đủ sức để bù đắp cho sự suy giảm đầu tư.
Hôm 17/3, sau đợt trừng phạt đầu phạt đầu tiên của Mỹ và châu Âu, Thứ trưởng Nga Sergei Belyakov đã nói rằng, tình hình kinh tế Nga hiện tại “mang những hiệu rõ rệt của một cuộc khủng hoảng”.
Nga có thể sẽ rơi vào suy thoái trong quý 2 và 3 của năm nay, khi “nhu cầu nội địa ngừng trệ do cú sốc bất ổn và các điều kiện tài chính thắt chặt”, ngân hàng VTB nhận định.
Như “vết muỗi đốt”
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Anto Siluanov hôm 21/3 nói rằng, Nga có thể không vay vốn trên thị trường trái phiếu quốc tế trong năm nay vì lãi suất tăng. Tuần trước, hai tổ chức đánh giá tín nhiệm hàng đầu là Standard & Poor’s và Fitch Ratings đồng loạt cắt giảm triển vọng tín nhiệm của Nga từ “ổn định” về “tiêu cực”.
Ông Siluanov cũng bày tỏ sự không hài lòng khi hai hãng thẻ tín dụng lớn nhất của Mỹ là MasterCard và Visa ngừng dịch vụ với những ngân hàng Nga có tên trong danh sách trừng phạt hoặc có liên quan với những cá nhân Nga bị Mỹ trừng phạt.
“Một số người nói là các lệnh trừng phạt sẽ không ảnh hưởng đến hệ thống tài chính của Nga, nhưng ảnh hưởng đã xuất hiện”, ông Siluanov phát biểu.
Tuy nhiên, đa phần giới chức Nga cho rằng, các lệnh trừng phạt đã có sẽ không ảnh hưởng nhiều tới các cá nhân bị trừng phạt. Theo ông Konstantin Kostin, một cố vấn của điện Kremlin, lệnh trừng phạt của phương Tây giống như một “vết muỗi đốt” bởi vì hầu hết các cá nhân Nga bị trừng phạt đều không có kế hoạch ra nước ngoài và chủ yếu có hoạt động kinh doanh ở Nga.
Theo ông Ariel Cohen, thành viên cấp cao của quỹ Heritage Foundation ở Washington, để lay chuyển được Tổng thống Putin, phương Tây cần phải sử dụng những biện pháp “mạnh tay” hơn. Phương Tây “đang đối mặt với một con người không dễ bị dọa”, ông Cohen nhận xét. Theo ông Cohen, Nga sẽ không dễ lùi bước ở Crimea và Ukraine, bất chấp những lệnh trừng phạt gia tăng của Mỹ.
Trong khi đó, châu Âu đang trong thế tiến thoái lưỡng nan trong vấn đề trừng phạt Moscow. Bất kỳ biện pháp trừng phạt thương mại nào nhằm vào Nga cũng có thể khiến nền kinh tế châu Âu thiệt hại không nhỏ. Còn nếu trừng phạt ngân hàng Nga, chính các ngân hàng của Anh sẽ điêu đứng.
Nếu cấm vận vũ khí Nga, Pháp sẽ không thể bán tàu sân bay lớp Mistral cho điện Kremlin. Nếu dừng mua khí đốt của Nga, thì một phần lớn châu Âu sẽ thiếu năng lượng trầm trọng.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn đang thể hiện rõ sự quan ngại về sức khỏe của nền kinh tế Nga. Theo một báo cáo ra tuần trước của công ty nghiên cứu Capital Economics có trụ sở ở London, Anh, mức thoái vốn ròng khỏi Nga có thể đạt 70 tỷ USD trong quý 1 năm nay, và “điều này có thể đẩy kinh tế Nga vào suy thoái”. Cả năm 2013, mức thoái vốn ròng khỏi Nga là 63 tỷ USD.
Kinh tế Nga tăng 1,3% trong năm 2013, thấp nhất kể từ cuộc suy thoái 2009, từ mức tăng 3,4% đạt được trong năm 2012. Quỹ đầu tư Renaissance Capital - vốn dĩ rất lạc quan về kinh tế Nga - cách đây ít hôm cắt giảm dự báo tăng trưởng của nền kinh tế này trong năm 2014 từ 3,3% xuống còn 1,6%.