Kinh tế - tài chính trong nước tuần từ 12-17/3/2018
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VIỆT NAM |
Nội dung |
Tổng cung |
|
Doanh nghiệp |
Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) thông báo kết quả đấu giá bán cổ phần của Công ty TNHH MTV - Tổng công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood II), theo đó, Vinafood II đã thực hiện đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) gần 115 triệu cổ phần, tương đương 22,97% vốn điều lệ, cho 41 nhà đầu tư, trong đó có một nhà đầu tư tổ chức và 40 nhà đầu tư cá nhân. Mức đấu giá thành công cao nhất là 12.000 đồng/cổ phần và thấp nhất là 10.100 đồng/cổ phần, bình quân là 10.101 đồng/cổ phần, tổng giá trị thu về sau đấu giá gần 1.160 tỷ đồng. Theo kế hoạch cổ phần hóa, Vinafood II sẽ có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng, trong đó, Nhà nước nắm 255 triệu cổ phần, chiếm 51% vốn điều lệ; cổ phần bán đấu giá công khai cho các nhà đầu tư thông thường 114.831.000 cổ phần, chiếm 22,97%; cổ phần bán ưu đãi cho người lao động 4.969.000 cổ phần, chiếm 0,99%; cổ phần bán cho Tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp 200.000 cổ phần, chiếm 0,04%; cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược 125 triệu cổ phần, chiếm 25%. (Theo HOSE ngày 14/3) |
Tính đến hết ngày 31/12/2017: - Tổng tài sản hệ thống ngân hàng Việt Nam đạt trên 10 triệu tỷ đồng, tăng 17,62% so với cuối năm 2016. Cụ thể: + Khối ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước bao gồm: Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV, CBbank, PGbank, Oceanbankcó tốc độ tăng trưởng 18,34%, đạt 4,57 triệu tỷ đồng, chiếm 45,69% tổng tài sản của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tại Việt Nam. + Nhóm ngân hàng liên doanh nước ngoài đạt 954.165 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 15,19%; nhóm công ty tài chính, cho thuê tài chính đạt 141.899 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 24,07%; nhóm ngân hàng hợp tác xã là 28.906 tỷ đồng, tăng 8,56%; nhóm quỹ tín dụng nhân dân là 102.584 tỷ đồng, tăng 13,84%. + Ngân hàng Chính sách xã hội là 175.641 tỷ đồng, tăng 10,04%. - Vốn tự có toàn hệ thống đạt trên 714 nghìn tỷ đồng, tăng 11,64%, vốn điều lệ đạt hơn 512 nghìn tỷ, tăng 4,91%.Cụ thể: + Nhóm NHTM cổ phần: Vốn tự có là 290.626 tỷ đồng, tăng 14,35%; vốn điều lệ đạt 214.791 tỷ đồng, tăng 6,94% (gần gấp rưỡi vốn điều lệ của NHTM Nhà nước). + Nhóm NHTM nhà nước: Vốn tự có là 254.655 tỷ đồng, tăng 10,96%; vốn điều lệ 147.771 tỷ đồng, không tăng. + Nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài có tổng vốn tự có là 141.838 tỷ đồng, tăng 8,31%; nhóm công ty tài chính, cho thuê tài chính 23.353 tỷ đồng, nhóm ngân hàng hợp tác xã 3.633 tỷ đồng. (Theo Ngân hàng Nhà nước ngày 14/3) |
|
Tính đến hết tháng 02/2018, có 372 công ty công bố báo cáo tài chính quý IV/2017, trong đó có 333 doanh nghiệp có kết quả hoạt động kinh doanh có lãi với tổng giá trị đạt 19.319 tỷ đồng, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2017, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt nhất thuộc các ngành xây dựng, bất động sản và tài chính, cụ thể: - Ngành xây dựng có tổng lợi nhuận là 3.455,3 tỷ đồng, tăng 102,6% so với cùng kỳ năm 2016 (1.705,3 tỷ đồng); tổng lãi 3.556,9 tỷ đồng, tăng 73,3%; tổng lỗ giảm mạnh từ -347 tỷ xuống -101,6 tỷ (tăng 241,5%). - Ngành bất động sản có 11/17 công ty có kết quả kinh doanh tăng so với năm 2016 với tổng lợi nhuận 1.607 tỷ đồng (tăng 48,2%); tổng lỗ tăng từ -30 tỷ đồng năm 2016 lên -157,2 tỷ đồng (tăng 424%); tổng lãi tăng từ 111,4 tỷ lên 1.764,2 tỷ (tăng 58%). - Ngành tài chính: 21 doanh nghiệp ngành tài chính có tổng giá trị lợi nhuận đạt 5.562,9 tỷ đồng, chiếm 31% tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính. Trong đó ACB và SHB chiếm tỷ trọng lợi nhuận lớn nhất lần lượt là 38% và 27%. (Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội - HNX ngày 14/3) |
|
Tăng trưởng |
Tăng trưởng kinh tế quý I/2018 là 6,23%, tăng mạnh so với mức 5,15% của cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,87%; dịch vụ đạt 6,74%. Tăng trưởng kinh tế năm 2018chuyển biến tích cực nhờ sự gia tăng hoạt động trong các lĩnh vực chế tạo, xây dựng, thương mại, bán buôn và bán lẻ, ngân hàng và du lịch. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2018 đạt 6,83%, cao hơn mức tăng 6,71% được đưa ra trong tháng 12/2017. (Theo dự báo của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia - NCIF, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 13/3) |
Tổng cầu |
|
Xuất - nhập khẩu |
- Trong tháng 02/2018, tổng doanh số bán hàng toàn thị trường ô tô (cả xe sản xuất lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu) đạt 12.394 chiếc, giảm 52% so với tháng 01/2018, do đây là tháng trùng với kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán.Cụ thể: (i) Xe du lịch đạt 8.660 xe, giảm 53%; (ii) Xe thương mại đạt 3.324 xe, giảm 55%; (iii) Xe chuyên dụng đạt 410 chiếc, tăng 35%.(Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam - VAMA ngày 12/3) - Trong tuần từ ngày 02 - 08/3, cả nước có tổng cộng 2.020 ô tô nguyên chiếc các loại được đăng ký làm thủ tục hải quan nhập khẩu, trị giá khoảng 44,42 triệu USD. Trong đó có 1.981 xe dưới 9 chỗ ngồi, với, trị giá hơn 42 triệu USD, chiếm 98,1% về lượng và 94,8% về giá trị; còn lại là xe tải và loại khác (xe chuyên dụng, xe kéo, xe cẩu), không có xe ô tô nguyên chiếc trên 9 chỗ ngồi. Tính đến hết tháng 02/2018, cả nước chỉ có 31 ô tô dưới 9 chỗ ngồi làm thủ tục. Như vậy, lượng ô tô dưới 9 chỗ ngồi nhập khẩu trong tuần đầu tháng 3 cao gần gấp 64 lần so với 2 tháng đầu năm (2 tháng đầu năm chỉ nhập 31 ô tô dưới 9 chỗ ngồi). (Theo Tổng cục Hải quan ngày 09/3) |
- Trong tháng 02/2018, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 267,2 triệu USD, giảm 30,4% so với tháng trước, tăng 42,8% so với tháng 02/2017. Tính chung 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 649,6 triệu USD, tăng 54,3% so với cùng kỳ năm 2017. - Trong 2 tháng đầu năm 2018, kim ngạch nhập khẩu xăng dầu là 1,4 tỷ USD, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, nhập khẩu từ Malaysia 415 triệu USD; từ Singapore, 235 triệu USD. Malaysia "soán" ngôi của Singapore, Hàn Quốc, trở thành nước cung cấp xăng dầu nhiều nhất cho Việt Nam trong 2 tháng đầu năm.; từ . (Theo Tổng cục Hải quan ngày 15/3) |
|
Cân đối vĩ mô |
|
Giá vàng |
Trong tuần qua, vàng có 1 ngày tăng giá, 3 ngày giảm giá và 2 ngày giá không đổi. Trong phiên giao dịch ngày 17/3, so với ngày 16/3, giá vàng miếng SJC được niêm yết tại một số doanh nghiệp kinh doanh vàng: - Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn: 36,55 - 36,75 triệu đồng/lượng, không thay đổi. - Doji: 36,65 - 36,73 triệu đồng/lượng, giảm 40 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều. - Bảo Tín Minh Châu: 36,10 - 36,80 triệu đồng/lượng, không thay đổi. |
Tỷ giá |
Tuần qua, tỷ giá trung tâm giảm 5 đồng so với tuần trước với 2 ngày tăng, 1 ngày giảm và 3 ngày không thay đổi. Trong phiên giao dịch ngày 17/3, tỷ giá trung tâm là 22.445 VND/USD không thay đổi so với tỷ giá ngày 16/3; tỷ giá USD tại một số ngân hàng thương mại tăng so với ngày 08/3 như sau: - Vietcombank và BIDV: 22.725 - 22.795 VND/USD, không thay đổi. - Viettinbank: 22.718 - 22.798 VND/USD, tăng 3 đồng. |
Tín dụng |
Tín dụng 2 tháng đầu năm 2018 tăng trưởng khoảng 1% so với cuối năm 2017. Đây là mức vừa phải và phù hợp với diễn biến của thị trường. Hiện tại, lĩnh vực bất động sản và chứng khoán đang là kênh đầu tư hấp dẫn. (Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia ngày 12/3) |
Lao động |
Trong quý IV/2017: - Thu nhập bình quân từ việc làm chính của lao động làm công hưởng lương là 5,41 triệu đồng/tháng, tăng 45 nghìn đồng so với quý III/2017 và tăng 329 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2016; thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn 4,73 triệu đồng/tháng, tăng 10,01%; thu nhập bình quân ở khu vực tập thể 4,19 triệu đồng/tháng. - Thu nhập của lao động có trình độ đại học cao nhất với 7,74 triệu đồng/tháng, thấp nhất là lao động có trình độ trung cấp (5,7 triệu đồng/tháng). Khoảng cách thu nhập giữa nhóm có thu nhập cao nhất (trình độ đại học trở lên) với thấp nhất (trình độ trung cấp) tăng từ 1,33 lần lên 1,36 lần so với quý III/2017. - Thu nhập của lao động ngành chế biến, chế tạo là 5,14 triệu đồng/tháng, tăng 1,18%. Chênh lệch giữa thu nhập của lao động ngành có mức cao nhất (hoạt động tài chính ngân hàng) so với ngành có mức thu nhập thấp nhất (nông - lâm - thủy sản) là 2,3 lần. (Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ngày 15/3) |
Thị trường tài sản |
|
Cổ phiếu |
Trong tuần từ 12/3 - 16/3/2018, thị trường chứng khoán có xu hướng tăng điểm.Tính chung cả tuần: - VN-Index có 5 ngày tăng điểm. Chốt tuần, VN-Index tăng 11,43 điểm (1%) lên 1.150,9 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 253,89 triệu đơn vị/ngày, tổng giá trị giao dịch đạt 7.786,07 tỷ đồng/ngày. - HNX-Index có 5 ngày tăng điểm. Chốt tuần, HNX-Index tăng 1,81 điểm (1,38%) lên 133,1 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 71,11triệu đơn vị/ngày, tổng giá trị giao dịch đạt 1.186,55 tỷ đồng/ngày. - Upcom-Index có 3 ngày tăng điểm và 2 ngày giảm điểm. Chốt tuần, Upcom-Index tăng 0,22 điểm (0,35%) lên 61,8 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 21,29triệu đơn vị/ngày, tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 609,4 tỷ đồng/ngày. |
Trong tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 12.900.573 đơn vị, trị giá 781,36 tỷ đồng. - HOSE: Khối ngoại thực hiện 3 ngày mua ròng và 2 ngày bán ròng. Tổng cộng khối ngoại bán ròng 12.653.441 đơn vị, trị giá 472,88 tỷ đồng. - HNX: Khối ngoại thực hiện 4 ngày bán ròng và 1 ngày mua ròng. Tổng cộng khối ngoại mua ròng 808.110 đơn vị, trị giá 23,83 tỷ đồng. - UPCoM: Khối ngoại thực hiện 3 ngày mua ròng và 2 ngày bán ròng. Tổng cộng khối ngoại bán ròng 1.055.242 đơn vị, tuy nhiên xét về giá trị họ mua ròng 4,09 tỷ đồng. |
|
Trong 2 tháng đầu năm 2018: - Tổng giá trị giao dịch thị trường chứng khoán bình quân đạt hơn 19.500 tỷ đồng/phiên, tăng 38% so với bình quân cả năm 2017. Trong đó, riêng giá trị giao dịch bình quân thị trường cổ phiếu đạt hơn 9.000 tỷ đồng/phiên, tăng 79% so với bình quân năm 2017. - Vốn hóa thị trường chứng khoán đạt 3.971.000 tỷ đồng, tăng 13% so với cuối năm 2017, tương đương 79,3% GDP. (Theo Bộ Tài chính ngày 13/3) |
|
Trái phiếu |
Trong 2 tháng đầu năm 2018, giá trị giao dịch trái phiếu chính phủ bình quân đạt 10.500 tỷ đồng/phiên, tăng gấp 350 lần trong vòng 13 năm qua. Tổng giá trị vốn hóa thị trường trái phiếu chính phủ tính đến hết tháng 02/2018 đạt 1 triệu tỷ đồng, tương đương 20% GDP năm 2017. Các giao dịch mua đi, bán lại trái phiếu, cổ phiếu chiếm hơn 50% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường.(Theo HNX ngày 12/3) |
Ngày 14/3, HNX tổ chức phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ do Kho bạc Nhà nước gọi thầu trị giá 4.000 tỷ đồng (đạt 12,5%). - 10 năm: Không trúng thầu. - 15 năm: Huy động được 50 tỷ đồng, với lãi suất trúng thầu là 4,4%. Từ đầu năm 2018 đến ngày 14/3, KBNN đã huy động thành công 34.516 tỷ đồng trái phiếu chính phủ thông qua đấu thầu tại HNX. (Theo HNX ngày 14/3) |
|
Chính sách |
Nghị định số 28/2018/NĐ-CP: Ngày 01/03/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 28/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương. Theo đó, nguồn kinh phí, nguyên tắc hỗ trợ và mức hỗ trợ kinh phí đối với các đề án xúc tiến thương mại trong Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại đã được quy định rõ, cụ thể: - Kinh phí thực hiện gồm các nguồn: Ngân sách nhà nước cấp hằng năm phù hợp với chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu do Quốc hội quyết định trong từng thời kỳ; đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia; tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. - Các nguồn hỗ trợ các đề án xúc tiến thương mại được thực hiện trên nguyên tắc: Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện đề án tham gia chương trình. Kinh phí hỗ trợ thực hiện chương trình được giao trong dự toán chi ngân sách hằng năm của Bộ Công Thương. - Mức hỗ trợ: Tối đa 100% kinh phí thực hiện cho các nội dung cụ thể được hỗ trợ trong các hoạt động xúc tiến thương mại được quy định tại Điều 15 Nghị định số 28/2018/NĐ-CP (Kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối ở nước ngoài và tại Việt Nam; Hỗ trợ phát triển, vận hành hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương; Hoạt động hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa...). Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/3/2018. Quyết định số 280/QĐ-TTg: Ngày 08/3/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 280/QĐ-TTg về việc điều chỉnh kế hoạch vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2012 - 2015 và giai đoạn 2014 - 2016; kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách trung ương sang năm 2018. Theo đó, vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2012 - 2015 và 2014 - 2016 được điều chỉnh giảm là 3.776,868 tỷ đồng. Trong đó: Tổng số vốn điều chỉnh giảm tại 4 Bộ: Giao thông Vận tải, Quốc phòng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế là 2.161,887 tỷ đồng; tổng số vốn điều chỉnh giảm tại 61 địa phương là 1.614,981 tỷ đồng. Định kỳ hằng tháng, quý và cả năm báo cáo tình hình giải ngân kế hoạch vốn ngân sách nhà nước kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2018 theo quy định; chịu trách nhiệm đối với tính chính xác về thông tin, số liệu của các dự án do bộ, địa phương quản lý. Trường hợp phát hiện các thông tin không chính xác, phải kịp thời gửi báo cáo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ. Các dự án bổ sung vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2012 - 2015 và giai đoạn 2014 - 2016 và dự án 991B của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được giải ngân đến hết ngày 31/12/2018. Quyết định có hiệu lực từ ngày 08/3/2018. Thông tư số 15/2018/TT-BTC: Ngày 07/02/2018, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 15/2018/TT-BTC quy định về chi phí phát hành, hoán đổi, mua lại, thanh toán gốc, lãi trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương. Các nội dung sửa đổi bao gồm: - Chi phí đấu thầu phát hành tín phiếu kho bạc tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và trả cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bằng 0,01% giá trị danh nghĩa tín phiếu phát hành theo phương thức đấu thầu. - Chi phí đấu thầu phát hành trái phiếu chính phủ trả cho Sở giao dịch chứng khoán bằng 0,025% giá trị danh nghĩa trái phiếu chính phủ phát hành theo phương thức đấu thầu, tối đa không quá 1 tỷ đồng/phiên đấu thầu. - Chi phí đấu thầu mua lại trái phiếu chính phủ trả cho Sở giao dịch chứng khoán bằng 0,0075% giá mua lại trái phiếu chính phủ theo phương thức đấu thầu, tối đa không quá 300 triệu đồng/phiên đấu thầu. - Chi phí hoạt động đại lý phát hành trả cho tổ chức cung cấp dịch vụ đại lý phát hành là 0,1% giá trị danh nghĩa trái phiếu chính phủ phát hành theo phương thức đại lý. - Chi phí phát hành, mua lại, hoán đổi trái phiếu của doanh nghiệp phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh được thỏa thuận giữa doanh nghiệp phát hành và tổ chức đấu thầu, tổ chức bảo lãnh, đại lý phát hành, đại lý bán lẻ trái phiếu được chính phủ bảo lãnh. - Trường hợp đấu thầu trái phiếu được chính phủ bảo lãnh tại Sở giao dịch chứng khoán, thì mức chi phí chi trả được áp dụng như đối với chi phí đấu thầu trái phiếu chính phủ quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều 3 thông tư này. - Chi phí trả cho dịch vụ đại lý thanh toán gốc, lãi trái phiếu chính phủ bảo lãnh được đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán áp dụng như đối với chi phí trả cho dịch vụ đại lý thanh toán gốc, lãi trái phiếu Chính phủ quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 3 thông tư này. Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/4/2018. Thông tư 04/2018/TT-NHNN: Ngày 12/3/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành Thông tư 04/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2017/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng. Các nội dung sửa đổi bao gồm: - Các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng: Khuyến nghị, cảnh báo; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; áp dụng can thiệp sớm; kiến nghị cấp có thẩm quyền các biện pháp xử lý giám sát ngân hàng khác theo quy định của pháp luật. - Bổ sung các quy định cụ thể về việc áp dụng can thiệp sớm đối với đối tượng giám sát ngân hàng. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Thống đốc NHNN xem xét, ban hành văn bản áp dụng can thiệp sớm đối với đối tượng giám sát ngân hàng lâm vào một trong các trường hợp theo quy định tại Khoản 1 Điều 130a Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung). Thông tư có hiệu lực thi hành từ 01/7/2018. |