Kinh tế thế giới dự kiến tăng trưởng 3,5%
Theo báo cáo đánh giá tình hình kinh tế thế giới vừa công bố của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), có trụ sở tại Basel (Thụy Sĩ), kinh tế thế giới đã “nhích lên” và triển vọng trong một vài tháng tới được kỳ vọng là sáng nhất.
Báo cáo trên cho hay: "Sự vận hành của nền kinh tế thế giới đã cải thiện đáng kể và triển vọng trong tương lai gần dường như là tốt nhất trong một giai đoạn dài.”
Kinh tế thế giới dự kiến tăng trưởng 3,5% trong năm 2017, không cao hơn giai đoạn trước thời kỳ suy thoái kinh tế song xấp xỉ với mức tăng trưởng trung bình trong dài hạn.
Những dự đoán của chính phủ các nước và tổ chức quốc tế cũng như giới phân tích tư nhân cho thấy “sự cải thiện từng bước đang tiếp diễn” của nền kinh tế thế giới trong những tháng tới.
Tuy vậy, theo BIS sự hồi phục này của kinh tế thế giới lại đối mặt với những rủi ro đến từ chủ nghĩa bảo hộ thương mại và mức nợ cao có thể gây gánh nặng cho người tiêu dùng và giới doanh nghiệp khi lãi suất tăng.
Hiện tại, các rủi ro chính đối với nền kinh tế thế giới bao gồm khả năng chi tiêu tiêu dùng suy giảm ở nhiều nền kinh tế khác nhau. Đến nay, sự hồi phục này chủ yếu nhờ người dân sẵn sàng và có thể tăng cường chi tiêu. Nhưng xu hướng trên có thể đẩy các nước đối mặt với tình trạng nợ cao hơn khi lãi suất tăng ở một số nước và người dân dành một phần lớn hơn trong tổng thu nhập để trả lãi vay.
Các nước chịu tác động tiêu cực từ sự sụp đổ của thị trường bất động sản trong thời kỳ suy thoái kinh tế dường như hiện ít bị “tổn thương hơn” như Mỹ, Vương quốc Anh và Tây Ban Nha. Tuy vậy, gánh nặng nợ đang ngày càng đáng lo ngại hơn ở một loạt quốc gia được nhắc tới trong báo cáo, trong đó có Trung Quốc, Australia và Na Uy.
Kinh tế thế giới dự kiến tăng trưởng 3,5% trong năm 2017, không cao hơn giai đoạn trước thời kỳ suy thoái kinh tế song xấp xỉ với mức tăng trưởng trung bình trong dài hạn.
Những dự đoán của chính phủ các nước và tổ chức quốc tế cũng như giới phân tích tư nhân cho thấy “sự cải thiện từng bước đang tiếp diễn” của nền kinh tế thế giới trong những tháng tới.
Tuy vậy, theo BIS sự hồi phục này của kinh tế thế giới lại đối mặt với những rủi ro đến từ chủ nghĩa bảo hộ thương mại và mức nợ cao có thể gây gánh nặng cho người tiêu dùng và giới doanh nghiệp khi lãi suất tăng.
Hiện tại, các rủi ro chính đối với nền kinh tế thế giới bao gồm khả năng chi tiêu tiêu dùng suy giảm ở nhiều nền kinh tế khác nhau. Đến nay, sự hồi phục này chủ yếu nhờ người dân sẵn sàng và có thể tăng cường chi tiêu. Nhưng xu hướng trên có thể đẩy các nước đối mặt với tình trạng nợ cao hơn khi lãi suất tăng ở một số nước và người dân dành một phần lớn hơn trong tổng thu nhập để trả lãi vay.
Các nước chịu tác động tiêu cực từ sự sụp đổ của thị trường bất động sản trong thời kỳ suy thoái kinh tế dường như hiện ít bị “tổn thương hơn” như Mỹ, Vương quốc Anh và Tây Ban Nha. Tuy vậy, gánh nặng nợ đang ngày càng đáng lo ngại hơn ở một loạt quốc gia được nhắc tới trong báo cáo, trong đó có Trung Quốc, Australia và Na Uy.