Lạm phát Mỹ tiềm ẩn rủi ro căng thẳng kéo dài khi cung cấp thực phẩm thiếu hụt
Các nhà điều hành ngành thực phẩm và các chuyên gia phân tích cảnh báo rằng tình hình này có thể kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng ngay cả nếu làn sóng lây nhiễm COVID-19 hiện tại dịu đi.
Hệ thống cung cấp thực phẩm Mỹ hiện đang chịu nhiều áp lực khi mà biến chủng Omicron đang gây căng thẳng đến lực lượng lao động tại các nhà máy chế biến cho đến các cửa hàng kinh doanh, chính vì vậy tại rất nhiều nơi trên nước Mỹ, các quầy hàng trống trơn.
Theo CNN, tại bang Arizona, gần đây, cứ 10 nhân viên tại các nhà máy chế biến hay doanh nghiệp phân phối thì có 1 nhân viên gặp vấn đề về sức khỏe trong thời gian. Tại bang Massachusetts, những người lao động bị ốm nhiều, chính vì vậy nguồn cung cá và thịt đến các siêu thị và nhà hàng chững lại đáng kể. Chuỗi kinh doanh thực phẩm lớn tại Đông Nam nước Mỹ đã buộc phải thuê lao động bán thời gian tại các trung tâm phân phối thực phẩm.
Các nhà điều hành ngành thực phẩm và các chuyên gia phân tích cảnh báo rằng tình hình này có thể kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng ngay cả nếu làn sóng lây nhiễm COVID-19 hiện tại dịu đi.
Tình trạng nhiều người lao động vắng mặt đã khiến cho chuỗi cung ứng trở nên khó khăn hơn cũng như các yếu tố gây gián đoạn hoạt động phân phối khiến cho thực phẩm khan hiếm.
Gần 2 năm trước, các biện pháp phong tỏa của thời kỳ COVID-19 đã khiến cho người dân đổ xô đi mua thực phẩm thiết yếu ví như thịt, nguyên liệu nấu ăn và giấy sinh hoạt.
Giờ đây, nhiều nhà điều hành doanh nghiệp cho rằng tình trạng hạn chế của chuỗi cung ứng đang ngày một tệ hại hơn. Tình trạng thiếu nhân lực khiến cho nhiều loại hàng hóa thiếu hụt.
Theo quản lý sản xuất tại chuỗi cửa hàng Stop & Shop ở New York, bà Eddie Quezada, biến chủng Omicron đã khiến cho chuỗi cung ứng hàng hóa của ông gặp căng thẳng nhiều hơn bất kỳ làn sóng lây nhiễm nào trong đại dịch COVID-19, cứ 5 nhân viên của ông thì có 1 người mắc COVID-19. Hoạt động vận chuyển hàng đương đầu với nhiều rắc rối.
Tại các chuỗi nhà máy đóng gói thực phẩm, thách thức tương tự đang tồn tại. Bộ Nông nghiệp công bố hoạt động giết mổ gia sức trong tuần kết thúc ngày 14/1/2022 giảm khoảng 5% so với cùng kỳ năm trước, hoạt động giết mổ lợn nói riêng giảm 9%. Hoạt động giết mổ gà ước tính thấp hơn khoảng 4%. Tình trạng thiếu lao động cũng đang tác động xấu đến công việc chế biến sữa cũng như pho mát.
Bởi sẽ mất vài tuần để thịt có thể đến được các cửa hàng, các vấn đề về lao động trong thời kỳ biến chủng Omicron hiện tại sẽ có thể khiến cho các nhà sản xuất gặp khó khăn, giám đốc điều hành bộ phận nghiên cứu tại ngân hàng nông nghiệp Rabobank – bà Christine McCracken khẳng định.
Nhà cung cấp khoai tây đông lạnh hàng đầu tại Bắc Mỹ, Lamb Weston Holdings, vào tháng 1/2021 công bố dự báo cho rằng tình trạng thiếu lao động sẽ vẫn tiếp diễn và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất tại khắp các nhà máy, tình trạng thiếu nhân lực tiếp tục gây gián đoạn đến sản xuất.
Tháng 12/2021, lạm phát tại Mỹ tăng mạnh nhất 12 tháng và lên mức cao nhất trong gần 40 năm, theo báo cáo mới nhất mà Bộ Lao động Mỹ công bố vào ngày thứ Tư.
Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số đo lường giá cả của nhiều loại mặt hàng, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính theo tháng, chỉ số CPI tăng 0,5%.
Các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Dow Jones đã dự báo chỉ số này tăng 7% so với cùng kỳ trong tháng 12/2021 và 0,4% so với tháng liền trước.
Mức tăng của lạm phát so với cùng kỳ như vậy cao nhất tính từ tháng 6/1982, lạm phát tăng trong bối cảnh thiếu nguồn cung hàng hóa và nhân lực khi mà kinh tế Mỹ đón lượng tiền khổng lồ từ Quốc hội và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Thị trường chứng khoán Mỹ vẫn tăng điểm sau thông tin trên còn lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm.
Trưởng bộ phận quản lý đầu tư tại mạng lưới Commonwealth Financial Network, ông Brian Price, nhận xét: “Thông tin chỉ số CPI tăng 7% trong 12 tháng gần nhất sẽ gây sốc với nhiều nhà đầu tư bởi chúng ta chưa từng chứng kiến con số đó trong gần 40 năm. Tuy nhiên, đây cũng là con số mà nhiều người đã dự đoán trước và chúng ta có thể chứng kiến điều đó trên thị trường trái phiếu bởi lợi suất trái phiếu loại dài hạn giảm đáng kể trong sáng nay”.
Loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng, chỉ số CPI lõi tăng 5,5% so với cùng kỳ năm và tăng 0,6% so với tháng liền trước. Tính toán của các chuyên gia đưa ra con số 5,4% và 0,5%. Với chỉ số lạm phát lõi, đây là mức tăng cao nhất tính từ tháng 2/1991.
Chỉ số giá nhà ở, vốn đóng góp khoảng gần 30% tổng các chi phí, tăng 0,4% trong tháng và 4,1% so với cùng kỳ năm, đây là mức tăng mạnh nhất tính từ thấng 2/2007.