Bộ trưởng Tài chính Mỹ tin lạm phát Mỹ sẽ về mức 2% ở cuối năm 2022
Vấn đề việc làm hiện vẫn đang thu hút sự quan tâm của Nhà Trắng và Bộ Tài chính Mỹ. Phục hồi mạnh mẽ tính từ sau đại dịch COVID-19, giới chủ Mỹ tuyển dụng thêm 6,4 triệu việc làm trong năm 2021.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen vào ngày thứ Năm bảo vệ thành tích kinh tế của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden trong năm đầu tiên ông tại vị và khẳng định bà tin lạm phát sẽ ở gần mức 2% ở thời điểm cuối năm 2022.
Bà nhấn mạnh đến sự tăng trưởng mạnh của thị trường lao động Mỹ trong 12 tháng gần nhất, trong đó có việc nước Mỹ có thêm 6 triệu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp dưới 4%.
“Một năm trước, nếu bạn nhìn vào những thách thức mà chúng tôi đang đối đầu, Fed đang đương đầu, thất nghiệp ở mức rất cao. Chúng tôi đều lo ngại rằng tất cả rồi sẽ đương đầu với tình huống như sau năm 2008, khi đó phải mất đến 1 thập kỷ để có thể đưa việc làm trở lại trạng thái bình thường”, bà Yellen phân tích.
“Tôi nghĩ khi mà thất nghiệp Mỹ đã giảm sâu nhất trong lịch sử nước Mỹ, cần phải nhìn nhận đó như một thành công rất lớn”, Bộ trưởng Tài chính Mỹ khẳng định.
Vấn đề việc làm hiện vẫn đang thu hút sự quan tâm của Nhà Trắng và Bộ Tài chính Mỹ. Phục hồi mạnh mẽ tính từ sau đại dịch COVID-19, giới chủ Mỹ tuyển dụng thêm 6,4 triệu việc làm trong năm 2021 còn tỷ lệ thất nghiệp duy trì dưới mốc 4%, theo số liệu mới nhất của Bộ Lao động Mỹ.
Được Tổng thống Mỹ Joe Biden lựa chọn để đứng đầu Bộ Tài chính Mỹ, bà Yellen mất phần lớn năm 2021 điều phối chính sách kinh tế của Nhà Trắng cũng như việc giải ngân các quỹ khẩn cấp cho người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ.
Bà Yellen thừa nhận rằng tình hình kinh tế Mỹ hiện nay chưa hoàn hảo và rằng lạm phát đang gây ra nhiều tác động xấu đến các hộ gia đình Mỹ chưa có mức lương tăng.
“Tôi nghĩ rằng lạm phát trong phần lớn năm nay, ước tính khoảng 12 tháng, dự kiến sẽ duy trì trên ngưỡng 2%. Tuy nhiên nếu chúng ta thành công trong kiềm chế đại dịch COVID-19, tôi tin lạm phát sẽ giảm dần trong khoảng thời gian còn lại của năm và dần trở lại ngưỡng bình thường trước thời điểm cuối năm nay”, bà nhấn mạnh.
Bà Yellen và nhiều quan chức trong chính quyền Mỹ vào những tháng gần đây đã cố gắng dẹp bro những lo lắng của công chúng liên quan đến việc giá cả tăng mạnh do gián đoạn chuỗi cung ứng và nhu cầu hàng hóa tăng mạnh. Vào đầu tháng 1/2022, Bộ Lao động Mỹ công bố giá cả tăng 7% trong tháng 12/2021 so với cùng kỳ năm trước và như vậy ghi nhận mức tăng cao nhất tính từ năm 1982.
Bà Yellen tái khẳng định lại những bình luận mà ông Biden đưa ra trong ngày thứ Tư, khi đó, Tổng thống Mỹ nói rằng đã đến lúc Fed và chủ tịch Jerome Powell điều chỉnh lại chính sách tiền tệ để hạn chế giá cả tăng nóng. Fed được giao nhiệm vụ duy trì lạm phát ở mức gần 2% đồng thời có quyền hạn nâng lãi suất để ngăn chặn giá cả tăng trong nền kinh tế.
Đã nhiều tháng nay, ông Powell và nhiều quan chức thuộc Fed đã phát đi thông điệp rằng ngân hàng trung ương lớn nhất toàn cầu sẽ nâng lãi suất cho vay. Dù rằng thời điểm nâng lãi suất hiện chưa rõ ràng, Wall Street đang kỳ vọng khả năng nâng lãi suất 0,25% trong tháng 3/2022 lên đến 90%.
Gần đây, cũng chính bà Yellen đã bảo vệ những nỗ lực của chính quyền Biden trong việc thông qua gói biến đổi khí hậu, chăm sóc trẻ em và dự luật xây dựng hạ tầng nước Mỹ quy mô lớn. Chính trị gia Đảng Cộng hòa đã đoàn kết với nhau trong việc phản đối dự luật, cái mà họ cho rằng sẽ chỉ khiến cho lạm phát trở nên tồi tệ hơn.
Nhà đầu tư đã chuẩn bị tâm lý cho việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu nâng lãi suất cơ bản đồng USD. Họ cũng biết rằng ngân hàng trung ương cũng đang giảm lượng trái phiếu mà cơ quan này mua vào mỗi tháng. Tính chung, việc siết chặt chương trình mua trái phiếu sẽ dẫn đến việc chương trình mua tài sản quy mô 9 nghìn tỷ USD cuối cùng cũng sẽ xảy ra.
Theo CNBC, nhìn vào biên bản cuộc họp tháng 12 của Fed, người ta còn thấy nhiều hơn thế nữa. Theo đó, các thành viên thuộc Fed không chỉ sẵn sàng nâng lãi suất cơ bản đồng USD hay giảm quy mô mua trái phiếu mà còn chuẩn bị có các cuộc đối thoại về việc giảm nắm giữ trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ và chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp.
Dù rằng các động thái chính sách được tính toán để kiềm chế lạm phát khi thị trường lao động nóng lên, kịch bản Fed đưa ra một lúc ba biện pháp siết chặt không khỏi khiến nhà đầu tư trên thị trường tài chính sợ hãi. Kết quả, thị trường để mất thành quả tăng điểm dịp Giáng sinh; kịch bản một Fed “diều hâu” không khỏi khiến cho cục diện đầu tư nói chung trở nên đầy bất ổn.