Lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội hay gửi tiết kiệm?
Chính sách bảo hiểm xã hội đảm bảo mọi công dân có quyền được hưởng an sinh xã hội. Người lao động khi làm việc được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội để hưởng đủ các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất; người đủ 15 tuổi mà không thuộc trường hợp được người sử dụng đóng bảo hiểm xã hội thì được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, nếu so sánh giữa tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) để hưởng lương hưu và gửi tiết kiệm thì có sự khác biệt rất lớn. BHXH là loại hình bảo hiểm phi lợi nhuận, còn hoạt động của ngân hàng là nhằm mục đích sinh lời, là nghề kinh doanh có lời nhất và cũng có thể bị phá sản. Như vậy, phần tiền lời đó cũng được lấy chính từ tiền gửi tiết kiệm của người gửi.
Khi gửi tiết kiệm, người tham gia được hưởng một khoản tiền lãi theo kỳ hạn của tiền gửi, sau thời gian khoảng 20 đến 30 năm thì giá trị của khoản tiền gốc còn lại rất ít. Đây là điều ngược lại với BHXH khi tiền đóng BHXH được trả lại bằng việc điều chỉnh tăng theo chỉ giá tiêu dùng (CPI) qua từng năm và trở thành căn cứ để tính lương hưu.
Để so sánh lợi ích từ việc đầu tư khi tham gia BHXH tự nguyện so với việc gửi tiết kiệm của một người tham gia BHXH và gửi tiền tiết kiệm, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã đưa ra các ví dụ với các giả định:
- Đóng BHXH và gửi tiết kiệm 20 năm tính từ năm 2008 (năm 2008 là năm đầu tiên thực hiện BHXH tự nguyện);
- Số tiền gửi tiết kiệm bằng số tiền đóng BHXH duy trì trong suốt 20 năm và số tiền đóng BHXH được tính bằng tỷ lệ % theo quy định của từng thời kỳ tính trên số tiền người tham gia lựa chọn làm căn cứ đóng BHXH là 5.000.000 đồng.
Cụ thể:
- Về mức đóng BHXH tự nguyện: Năm 2008-2009: 800.000đ (bằng 16%); Năm 2010-2011: 900.000đ (bằng 18%); Năm 2012-2013: 1.100.000đ (bằng 20%); Năm 2014 trở đi: 1.100.000đ (bằng 22%).
- Lãi suất tiết kiệm: 7%/năm; tính theo lãi gộp qua từng năm.
Chỉ số điều chỉnh tiền đóng BHXH theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 5%/năm tính từ năm thứ nhất (chỉ số CPI tăng bình quân 8,1%/năm tính từ năm 2008 đến nay);
- Người tham gia hưởng lương hưu từ năm 2028 khi đủ 55 tuổi đối với nữ tỷ lệ % hưởng lương hưu theo quy định là 55% (nam giới đủ 60 tuổi, tỷ lệ là 45%);
- Mức điều chỉnh lương hưu bình quân tăng: 7%/năm (lấy thấp hơn mức tăng thấp nhất kể từ năm 1993 đến năm 2017).
- Kỳ vọng sống sau tuổi nghỉ hưu là 20 năm.
- Mức lương cơ sở tại thời điểm năm 2048 là 10.000.000 đồng, tăng 8,27%/năm (từ năm 2008 đến tháng 6/2017 mức tăng lương cơ sở bình quân là 13,7%/năm).
- Trợ cấp tuất một lần bằng 3 tháng lương hưu tại thời điểm chết (mức thấp nhất theo quy định).
Kết quả có được như sau:
|
Đóng BHXH để hưởng lương hưu |
Gửi tiết kiệm |
|
Lao động nữ |
Lao động nam |
||
Tổng tiền đóng BHXH/gửi tiết kiệm |
249.600.000 |
249.600.000 |
249.600.000 |
Tổng tiền đóng BHXH sau khi điều chỉnh theo CPI; tiền gốc + lãi gửi tiết kiệm sau 20 năm |
1.713.000.000 |
1.713.000.000 |
494.881.815 |
Mức bình quân tiền lương làm căn cứ tính lương hưu sau khi đã điều chỉnh theo CPI |
7.137.500 |
7.137.500 |
|
Tỷ lệ % hưởng lương hưu |
55% |
45% |
|
Mức lương hưu năm đầu tiên, lãi tiết kiệm hàng tháng |
3.925.625 |
3.211.875 |
2.886.811 |
Tổng tiền lương hưu; Tổng tiền lãi tiết kiệm |
1.931.195.000 |
1.580.068.763 |
692.834.541 |
Tiền đóng bảo hiểm y tế |
86.903.784 |
71.103.094 |
0 |
Trợ cấp mai táng |
100.000.000 |
100.000.000 |
0 |
Trợ cấp tuất 1 lần |
42.591.393 |
34.847.503 |
0 |
Tổng quyền lợi |
2.160.690.329 |
1.786.019.000 |
1.187.717.000 |
Chênh lệch so với tiết kiệm |
973.333.000 |
598.303.000 |
|