Mối quan hệ giữa các nhân tố đến phát triển du lịch bền vững tại điểm đến

Ngô Đình Tâm - Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên các nền tảng lý thuyết phát triển du lịch bền vững. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là kết hợp giữa định tính và định lượng. Mẫu nghiên cứu đủ lớn để thực hiện phương pháp định lượng với mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Tác giả sử dụng 4 nhân tố tác động đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững gồm: Chính quyền địa phương; Cộng đồng địa phương; Doanh nghiệp du lịch – lữ hành và Du khách. Kết quả phân tích mô hình SEM và kiểm định giả thuyết cho thấy, các giả thuyết và nhân tố trên có tính tin cậy và được chấp nhận.

Rất nhiều địa phương trên cả nước rất chú trọng phát triển du lịch với mong muốn tạo ra nguồn thu lớn từ lĩnh vực này.
Rất nhiều địa phương trên cả nước rất chú trọng phát triển du lịch với mong muốn tạo ra nguồn thu lớn từ lĩnh vực này.

Giới thiệu

Tại Việt Nam, du lịch từ lâu đã được Chính phủ quan tâm, tạo điều kiện phát triển, và xem đây là ngành mũi nhọn so với những ngành kinh tế khác của quốc gia. Từ thực tế quan trọng của ngành Du lịch, rất nhiều địa phương trên cả nước rất chú trọng phát triển du lịch với mong muốn tạo ra nguồn thu lớn từ lĩnh vực này.

Tuy nhiên, việc phát triển du lịch ở các địa phương một cách mạnh mẽ có thể dẫn đến rất nhiều hệ lụy. Vì vậy việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố đến phát triển du lịch bền vững là cần thiết. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhẳm đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững cho các địa phương.

Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Khái niệm phát triển bền vững ra đời từ những năm 1980. WCED (1987) cho rằng, phát triển bền vững là sự phát triển lâu dài phù hợp với yêu cầu của thế hệ hiện tại, nhưng không gây ra những nguy hại đến các thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn nhu cầu riêng và trong việc lựa chọn ngưỡng sống của thế hệ hiện tại. Du lịch bền vững được Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) định nghĩa là du lịch có tính đến tác động đầy đủ của kinh tế, xã hội và môi trường hiện tại và tương lai, giải quyết các nhu cầu của du khách, ngành công ghiệp du lịch, môi trường và cộng đồng địa phương (ILO, 2012). Theo Sharpley (2006), mục tiêu của phát triển bền vững là đạt được sự cân bằng giữa môi trường du lịch, nhu cầu của cộng đồng địa phương và nhu cầu của du khách.

Từ những quan điểm trên tác giả cho rằng, phát triển du lịch bền vững là việc cân bằng, hoài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội với lợi ích cộng đồng nhưng phải đảm bảo về được môi trường và các tài nguyên du lịch.

Mô hình nghiên cứu

Có rất nhiều tác giả cả trong và ngoài nước nghiên cứu về du lịch bền vững. Tổng quan tài liệu cho thấy, có một số hướng nghiên cứu khác nhau. Dr. Bob McKercher (2003) cho rằng, phát triển du lịch bền vững phải dựa trên bốn trụ cột bền vững gồm bền vững kinh tế, bền vững sinh thái, bền vững văn hóa và bền vững đại phương.

Marinela Krstinic Nizic (2013) chỉ ra, phát triển du lịch bền vững mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có nhiều hệ lụy xảy ra từ việc phát triển du lịch này. Những tác động xấu từ việc phát triển du lịch như: ô nhiễm môi trường, xáo trộn cảnh qua do xây dựng không theo quy hoạch, các khu vực có giá trị được sử dụng cho du lịch, dân số tăng lên do dịch chuyển cơ học, các trường hợp nhạy cảm do du lịch kéo theo.

Mô hình nghiên cứu của Marinela Krstinic Nizic (2013) cho thấy, phát triển du lịch bền vững một điểm đến bị tác động bởi các yếu tố: Sự tham gia của cộng đồng vào du lịch, tăng cường sự đồng cảm của cộng đồng và khách du lịch, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, tăng cường công nhận của một điểm đến, tăng cường các nguồn vốn cho các dự án có trách nhiệm môi trường.

Quá trình tổng quan tài liệu từ các nghiên cứu và kinh nghiệm, quan sát, tác giả cho rằng, phát triển du lịch bền vững chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Tuy nhiên, với nghiên cứu này, tác giả đi tìm hiểu sự tương tác của các nhân tố chủ thể ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch bền vững, các chủ thể xem xét trong nghiên cứu gồm: Chính quyền địa phương; du khách; các công ty du lịch – lữ hành; cộng đồng địa phương. Từ quan điểm nghiên cứu tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu thể hiện mối liên hệ giữa các nhân tố như Hình 1.

Hình 1: Mô hình nghiên cứu mối quan hệ tác động đến du lịch bền vững

Nguồn: Tác giả xây dựng
Nguồn: Tác giả xây dựng

Phương pháp nghiên cứu và mẫu

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua khảo sát bằng bảng hỏi đối với 1.200 đối tượng (chính quyền địa phương, du khách, công ty du lịch và cộng đồng) thu lại 1085 phiếu, sau khi làm sạch dữ liệu còn lại 949 phiếu khảo sát hợp lệ đưa vào phần mềm SPSS và AMOS phân tích kết quả.

Kết quả nghiên cứu

Kết quả đánh giá thang đo sơ bộ

Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) tại Bảng 1 cho thấy, tất cả các biến đều đạt tin cậy và đưa vào sử dụng trong nghiên cứu tiếp theo.

Kết quả đánh giá thang đo chính thức

Bảng 1: Phân tích nhân tố khám phá thang đo

Thang đo

Số biến quan sát

Hệ số Cronbach’s Alpha

Trạng thái

DP

3

0,941

Tin cậy

CD

5

0,949

Tin cậy

DK

4

0,946

Tin cậy

DN

5

0,948

Tin cậy

DLBV

5

0,948

Tin cậy

Nguồn: Xử lý dữ liệu

Kết quả phân tích CFA cho thấy, Chi – Square = 397,490; df = 199; Chi – square/df = 1,997; GFI = 0,964; TLI = 0,989; CFI = 0,990 và RMSEA = 0,032. Kết quả các hệ số đã cho thấy, mô hình đo lường phù hợp với dữ liệu thị trường, không có sai số của tập biến quan sát tương quan với nhau nên kết luận các thang đo đạt tính đơn hướng.

Kết quả kiểm định thang đo đạt được tính tin cậy vì độ tin cậy tổng hợp (Pc) các thang đo đều lớn hơn 0,5; phương sai tổng hợp (Pvc) các thang đo lớn hơn 0,5; hệ số Cronbach’s Alpha các thang đo lớn hơn 0,8. Tất cả các biến quan sát có trọng số ước lượng chuẩn hóa lớn hơn 0,5, vì vậy các thang đo đạt giá trị hội tụ. Hệ số tương quan của các thang đo đều khác 1, vì vậy với mức ý nghĩa 5% (p = 0,05) thì các thang đo đạt giá trị phân biệt.

Kiểm định mô hình lý thuyết

Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết (Hình 2) cho thấy, các hệ số Chi – Square = 420,112; df = 201; Chi – square/df = 2,090; GFI = 0,962; TLI = 0,998; CFI = 0,989 và RMSEA = 0,034. Kết quả này đều nằm trong khoảng chấp nhận được. Vậy kết luận mô hình phù hợp khá tốt với dữ liệu thị trường.

Hình 2: Phân tích mô hình SEM

Nguồn: Xử lý dữ liệu
Nguồn: Xử lý dữ liệu

Kiểm định Bootstrap

Bảng 2: Phân tích Bootstrap            

Parameter

Estimate

SE

SE-SE

Mean

Bias

SE-Bias

CD <--- DP

0,310

0,053

0,001

0,309

-0,002

0,002

DN <--- DP

0,146

0,045

0,001

0,146

0

0,001

DK <--- DP

0,119

0,045

0,001

0,12

0

0,001

DK <--- DN

0,192

0,028

0,001

0,193

0,001

0,001

DK <--- CD

0,051

0,024

0

0,051

0

0,001

DLBV <--- CD

0,104

0,027

0,001

0,103

-0,001

0,001

DLBV <--- DK

0,102

0,038

0,001

0,101

-0,001

0,001

DLBV <--- DN

0,273

0,031

0,001

0,272

-0,001

0,001

 

Kết quả giá trị trung bình chuẩn hóa (Mean) của ước lượng phương pháp ML và giá trị trung bình chuẩn hóa theo phương pháp ước lượng Bootstrap xấp xỉ nhau. Trị tuyệt đối của hệ số CR (CR = Bias/(SE – Bias)) không lớn hơn 2, điều này cho thấy ước lượng mô hình tin cậy (Bảng 2).

Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Bảng 3: Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Mối tương tác

Estimate

S.E.

C.R.

P

Chấp nhận

CD <--- DP

0,310

0,055

5,651

***

Chấp nhận

DN <--- DP

0,146

0,048

3,061

0,002

Chấp nhận

DK <--- DP

0,119

0,038

3,127

0,002

Chấp nhận

DK <--- DN

0,192

0,027

7,112

***

Chấp nhận

DK <--- CD

0,051

0,023

2,198

0,028

Chấp nhận

DLBV <--- CD

0,104

0,026

3,918

***

Chấp nhận

DLBV <--- DK

0,102

0,04

2,572

0,01

Chấp nhận

DLBV <--- DN

0,273

0,032

8,428

***

Chấp nhận

Nguồn: Xử lý dữ liệu

Kết quả ước lượng chưa chuẩn hóa có giá trị P đều nhỏ hơn 0,05, giá trị trọng số ước lượng đều dương (+). Vậy kết luận tất cả các giả thuyết trong mô hình đều được chấp nhận.

Hàm ý quản trị

Phát triển du lịch bền vững là sự kết hợp hài hòa giữa việc phát triển du lịch, kinh tế, xã hội với những lợi ích chung của cộng đồng nhưng phải giữ được văn hóa, sinh thái, môi trường nơi địa phương phát triển. Mô hình nghiên cứu đã cho thấy, để thực hiện được sứ mệnh đó thì các đối tượng liên quan đến phát triển du lịch bền vững phải cùng chung tay thực hiện những nhiệm vụ phát triển chung sao cho vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ được môi trường hiện tại và tương lai.

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả xây dựng một số hàm ý để gợi ý đến những đối tượng liên quan phát triển du lịch bền vững xem xét áp dụng cho việc phát triển du lịch tại điểm đến như sau:

Thứ nhất, chính quyền địa phương nên xem xét lợi ích lâu dài làm kim chỉ nam phát triển, phát triển du lịch phải dựa trên nền tảng bền vững, bài bản có quy hoạch cụ thể với tầm nhìn tương lai, không vì phát triển một cách đột phá mà để lại hệ lụy lâu dài cho thế hệ sau.

Thứ hai, doanh nghiệp lĩnh vực du lịch - lữ hành thực hiện kinh doanh có văn minh, lấy cộng đồng và du khách làm gốc, biết gìn giữ những tài nguyên du lịch.

Thứ ba, cộng đồng địa phương nên tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch cộng đồng, khai thác những nét văn hóa riêng của cộng đồng và phải tuyệt đối bảo vệ môi trường và lợi ích lâu dài.

Thứ tư, du khách khi tham gia du lịch phải có trách nhiệm với cộng đồng, giữ gìn văn hóa, sinh thái và bảo vệ môi trường tại điểm đến.

Tài liệu tham khảo:

  1. Nguyễn Thị Tuyết Ngân và Nguyễn Thu Hiền (2020), Nghiên cứu các tiêu chí đánh giá và những nhân tố tác động đến phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam, Tạp chí Công thương;
  2. Mai Anh Vũ và Nguyễn Xuân Hiếu (2020), Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững, Tạp chí Công thương;
  3. Dr. Bob McKercher (2003), The National Seminar on Sustainable tourism Development Bishkek, Kyrgystan;
  4. Hardy et al (2002), Sustainable Tourism: An Overview of the Concept and its Position in Relation to Conceptualisations of Tourism, Journal of Sustainable Tourism, Vol. 10, No. 6;
  5. Marinela Krstinic Nizic (2013), More for sustainable Tourism development in Croatia’. Tourism in Southern and Eastern Europe, 159-173.
Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 6/2023