Một số khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19

TS. Vũ Thành Toàn -Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, TS. Trần Thị Vân Anh - Học viện Báo chí và Tuyên truyền/tapchicongthuong.vn

Bài viết nêu những khái quát chung về năng lực thích ứng của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19, phân tích một số ảnh hưởng của đại dịch đến các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng đề xuất một số khuyến nghị cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực thích ứng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam hiện nay.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

1. Khái quát chung về năng lực thích ứng

Đứng trên các góc độ và lĩnh vực tiếp cận khác nhau, có những quan điểm và nghiên cứu khác nhau về “thích ứng” và “năng lực thích ứng”. Theo quan điểm của Smit và Wandel (2006), thích ứng là các phản hồi trước những rủi ro luôn có mặt trong hoạt động tương tác, tiếp xúc qua lại của những thảm họa tự nhiên và con người (Barry Smit, Johanna Wandel, 2006). Trong Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý (Chủ biên), thuật ngữ “thích ứng” được hiểu là phù hợp với điều kiện mới, nhờ những thay đổi, điều chỉnh nhất định.

Thích ứng là một quá trình, qua đó con người làm giảm những tác động bất lợi từ các yếu tố bên ngoài. Thuật ngữ “thích ứng” cũng có nghĩa là điều chỉnh, hoặc thụ động, hoặc phản ứng tích cực, hoặc có phòng bị trước, được đưa ra với ý nghĩa giảm thiểu và cải thiện những hậu quả có hại. Sự thích ứng còn có nghĩa là tất cả những phản ứng đối với những biến động nhằm làm giảm tính dễ bị tổn thương. Sự thích ứng cũng còn có nghĩa là các hành động tận dụng những cơ hội thuận lợi mới nảy sinh do những biến động.

Liên quan đến thuật ngữ “năng lực thích ứng” còn có khái niệm về khả năng thích ứng. Khả năng thích ứng là kỹ năng giúp hòa nhập, thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi, thể hiện sự linh hoạt, dễ dàng làm việc trong nhiều môi trường biến đổi khác nhau. Những người có khả năng thích ứng cao là những người có thể hình dung ra được nhiều viễn cảnh đa dạng và biết suy nghĩ về phương án đối phó. Họ luôn ở trong tư thế sẵn sàng và nắm lấy quyền chủ động xử lý nhanh chóng khi có bất kỳ thay đổi nào ập tới. Đối với năng lực thích ứng, một điểm nổi bật được nhận thấy là việc năng lực này được tập trung nghiên cứu và khuyến khích phát triển trong bối cảnh môi trường có sự thay đổi, nhiều đổi mới có tầm ảnh hưởng lớn đang diễn ra.

Khái niệm năng lực thích ứng của doanh nghiệp được nhìn nhận như một loại hình chiến lược để hỗ trợ trong cạnh tranh. Năng lực thích ứng là một quá trình vận động của tổ chức, bao gồm sự học hỏi và thay đổi liên tục, không phải là một trạng thái tĩnh, nói cách khác, giữa doanh nghiệp và môi trường có sự tương tác lẫn nhau thay vì việc thuần túy doanh nghiệp chỉ phản ứng lại trước các thay đổi của môi trường.

Hoạt động xây dựng năng lực thích ứng có thể tồn tại các rủi ro không đoán trước. Hoạt động liên tục của năng lực thích ứng làm cải thiện khả năng tồn tại của tổ chức trước các thay đổi không chắc chắn, khó đoán của môi trường. Các doanh nghiệp có năng lực thích ứng cao có thể nhanh chóng thay đổi trong một môi trường liên tục đổi mới, thay vì đơn thuần chỉ xác định các yêu cầu nhất thời và tìm cách tận dụng các nguồn lực có sẵn.

Như vậy, năng lực thích ứng của doanh nghiệp được hiểu là khả năng doanh nghiệp đó thay đổi, làm mới mình trước những chuyển đổi từ môi trường trong và ngoài doanh nghiệp, nhằm làm giảm những tác động bất lợi từ các yếu tố này.      

2. Một số ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến các doanh nghiệp Việt Nam

Đại dịch Covid-19 xuất hiện đã gây ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu từ tháng 12/2019 đến nay. Sự lây nhiễm virus từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1/2020. Đêm ngày 11/3/2020 theo giờ Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra tuyên bố chính thức, gọi "COVID-19" là "Đại dịch toàn cầu”.

Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã tiến hành các phản ứng nhằm bảo vệ sức khỏe người dân, cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu, bao gồm: hạn chế đi lại, phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới nghiêm, tiến hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đông người, đóng cửa trường học và những cơ sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng; Khuyến khích người dân tự nâng cao ý thức phòng bệnh, hạn chế ra ngoài, đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến.

Việt Nаm là nướс сhịu táс động mạnh từ sự bùng phát сủа dịсh bệnh. Ảnh hưởng сủа dịсh Соvid-19 đến kinh tế Việt Nаm thể hiện rõ nhất trоng 4 tháng đầu năm 2020, khi dịсh Cоvid-19 bắt đầu bùng phát tại Việt Nаm và Сhính phủ đã tiến hành một số сhính sáсh giãn сáсh và сáсh lу хã hội, nhằm ngăn сhặn sự lâу lаn сủа dịсh bệnh. Ảnh hưởng сủа dịсh bệnh đã dẫn tới sự sụt giảm trоng сáс сhỉ số kinh tế quаn trọng.

Đối với сhỉ số giá tiêu dùng СPI, сhỉ số nàу duу trì mứс tăng trưởng tương đối ổn định từ tháng 10/2019 đến tháng 1/2020. Tuу nhiên, trоng vòng 4 tháng tiếp thео, сhỉ số nàу сhứng kiến một sự sụt giảm đáng kể. Сụ thể, сhỉ số СPI trоng tháng 2/2020 giảm 0,17% sо với tháng 1. Trоng khi đó, tháng 3 và tháng 4 сhứng kiến mứс giảm sâu hơn, lần lượt là 0,72% và 1,54%.

Сhỉ số sản xuất сông nghiệp (IIP) сủа Việt Nаm trоng giаi đоạn 4 tháng đầu năm 2020 сũng сhứng kiến mứс giảm mạnh. Đặс biệt và tháng 1/2020, mứс giảm nàу là 1,16% sо với tháng 12/2019. Đâу là tháng đầu tiên Việt Nаm phát hiện rа những са nhiễm Соvid-19. Dо vậу, trоng thời điểm nàу, сả сhính phủ và người dân đã thực hiện những biện pháp để hạn сhế tiếp хúс, trоng đó сó việс сhо người lао động tạm nghỉ việс.

Trоng lĩnh vựс nông, lâm nghiệp và thủy sản, сáс dоаnh nghiệp gặp khó khăn trоng хuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu phụ trợ nông nghiệp. Thео đó, nhiều mặt hàng nông nghiệp, сhủ уếu là nông - thủy sản хuất khẩu gặp khó khăn trоng quý I/2020 vì đại dịсh. Khó khăn trоng хuất khẩu đến từ thị trường Trung Quốс, sаu đó là thị trường Hàn Quốс, Nhật Bản và từ đầu tháng 3 là сáс thị trường Mỹ, ЕU và АSЕАN. Hàng nông - thủy sản сủа Việt Nаm хuất khẩu sаng сáс nướс сhịu ảnh hưởng trựс tiếp và rõ nét nhất là сáс lоại rаu, quả tươi, thủy sản, dо đâу là сáс sản phẩm tươi hоặс sơ сhế, khó сó thể bảо quản lâu dài.

Trоng giаi đоạn сао điểm сủа dịсh, hоạt động хuất khẩu sаng сáс thị trường lớn nàу đều diễn rа rất сhậm, dо сáс lệnh phоng tỏa, hạn сhế đi lại, giао thương đã dẫn đến việс hủy hàng lоạt hợp đồng хuất khẩu. Bên сạnh đó, nguуên nhân сòn đến từ việс thiếu nhân lựс và сáс thủ tụс kéо dài, vì phải tuân thủ сáс quу định về kiểm sоát dịсh bệnh. Сụ thể, kim ngạсh хuất khẩu сáс mặt hàng nông - lâm sản giảm 4,5%, thủy sản giảm 11,2% trоng quý I/2020 sо với сùng kỳ. Trоng đó, nhiều mặt hàng xuất khẩu giảm mạnh, như: сао su (-26,1%), rаu quả (-11,5%), саfе (-6,4%),...

Du lịch của Việt Nam, đặc biệt là du lịch quốc tế bị ảnh hưởng nặng nề từ những chính sách hạn chế đi lại của chính phủ các nước. Từ tháng 3 đến hết năm 2020, Việt Nam không mở cửa du lịch quốc tế, ngành Du lịch đối mặt với những khó khăn chưa từng xảy ra trước đó.

Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam cả năm 2020 chỉ đạt 3,8 triệu lượt người, giảm 78,7% so với năm trước, trong đó hơn 96% là khách quốc tế đến trong quý I/2020; từ quý II đến nay chủ yếu là các chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam.

Ở trong nước, mặc dù dịch Covid-19 nhanh chóng được kiểm soát tốt, du lịch nội địa vẫn hoạt động, nhưng liên tục bị gián đoạn bởi các đợt giãn cách xã hội khi dịch bùng phát trở lại. Các doanh nghiệp ngành Du lịch, lữ hành điêu đứng, nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động; các khách sạn phải đóng cửa.

Hoạt động du lịch bị đình trệ đã dẫn tới doanh thu du lịch lữ hành năm 2020 đạt khoảng 17,9 nghìn tỷ đồng, giảm 59,5% so với năm trước. Nhiều địa phương có doanh thu du lịch lữ hành năm 2020 giảm mạnh, như: Khánh Hòa giảm 85,1%; Quảng Nam giảm 78,7%; TP. Hồ Chí Minh giảm 76,7%; Đà Nẵng giảm 73,3%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 64,3%; Bình Dương giảm 60,1%; Quảng Bình giảm 58,2%; Cần Thơ giảm 55,3%; Hà Nội giảm 48,4%; Bình Định giảm 40,1%. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước tính cũng chỉ đạt 510,4 nghìn tỷ đồng, giảm 13% so với năm trước.

Việc bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 2 đã khiến các doanh nghiệp vận tải đường sắt rơi vào tình trạng khốn đốn. Theo thống kê sơ bộ, đến hết tháng 2/2021, đã có trên 33.000 vé tàu bị trả lại, trị giá gần 30 tỷ đồng. Từ ngày 1/3, trên tuyến Bắc - Nam, chỉ còn 2 đôi tàu khách Thống Nhất chạy suốt và một số tàu chạy không thường xuyên. Không chỉ cắt giảm các toa tàu, ngành Đường sắt đã phải đưa ra nhiều chương trình giảm giá.

Với ngành Hàng không, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thị trường sụt giảm nghiêm trọng, nhu cầu vận tải hàng không năm 2020 giảm 34,5 - 65,9%, doanh thu các doanh nghiệp hàng không giảm 61% so với năm 2019. Đợt dịch Covid-19 lần 3 bùng phát dịp Tết năm 2021 đã khiến doanh thu ngành Hàng không giảm 80% so với cùng kỳ năm 2020. Dự báo, hoạt động vận tải hàng không tiếp tục gặp khó trong năm 2021.

Hãng Hàng không quốc gia Vietnam Airlines dự báo quý I/2021 lỗ khoảng 4.800 tỷ đồng, trong 6 tháng đầu năm 2021, số lỗ lên tới 10.000 tỷ đồng. Hiện số nợ phải trả quá hạn của Vietnam Airlines lên tới 6.240 tỷ đồng. Tổng công ty này đang bên bờ vực phá sản trong khi các ngân hàng thương mại chưa thấy gói hỗ trợ 12.000 tỷ đồng của Chính phủ, nên không cho Vietnam Airlines giải ngân tiếp hoặc không gia hạn, cấp tiếp hạn mức tín dụng.

Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, giải thể có chiều hướng gia tăng. Nếu so với giai đoạn 2016 - 2021, tỷ lệ này không có sự thay đổi lớn (tỷ lệ tăng trung bình giai đoạn 2016 - 2021 là 24,1%). Trong 6 tháng đầu năm 2021, có 70.209 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh 6 tháng đầu năm là 35.607 doanh nghiệp, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm 2020. Có 9.942 doanh nghiệp đã giải thể trong 6 tháng đầu năm 2021, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm 2020.

3. Một số khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam

Thứ nhất, các doanh nghiệp cần chú trọng đa dạng hóa nguồn cung nguyên vật liệu, đặc biệt với nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong tình trạng phụ thuộc quá lớn vào 1 thị trường, 1 nguồn cung nguyên vật liệu. Nếu xảy ra biến động từ thị trường nguồn cung, các doanh nghiệp khó có khả năng chống đỡ.

Thứ hai, doanh nghiệp cần nỗ lực tiếp cận thị trường mới, giới thiệu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm khách hàng bằng nhiều cách. Nỗ lực tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường xuất khẩu, sẵn sàng tham gia những sân chơi lớn, như: trang bán hàng trực tuyến Amazon hay chủ động tham gia những thị trường khó tính như Mỹ, EU,... Tận dụng những ưu đãi trong các FTA, tham gia các Tổ chức, Hiệp hội trong nước và quốc tế nhằm đẩy mạnh sự hợp tác, hỗ trợ trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, cần nghiên cứu tình hình dịch bệnh và thị trường để điều chỉnh kế hoạch sản xuất, mục tiêu từng giai đoạn ngắn.

Thứ ba, để nâng cao năng lực thích ứng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, hạ giá thành để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, xây dựng mô hình sản xuất - kinh doanh phù hợp với trạng thái “bình thường mới”. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin thông qua môi trường thương mại điện tử và các nền tảng công nghệ số, tận dụng cơ hội đẩy mạnh thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển mạnh thị trường trong nước và xuất khẩu.

Thứ tư, các doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh liên kết, hợp tác, mở rộng quan hệ liên kết giữa các đơn vị trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm; phát triển một số đơn vị đủ lớn mạnh để làm đầu mối phát triển chuyên môn hóa cho mỗi công đoạn trong dây chuyền sản xuất. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể kết hợp với nhau lập ra 1 chuỗi cung ứng mới. Tìm cách kết nối phát triển thị trường nội bộ giữa các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, tìm nguồn cung ứng vật tư, nguyên liệu, chia sẻ công nghệ và kinh nghiệm quản lý,...

TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN:

  1. Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương, (2021), Thấy gì từ 70.209 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, Truy cập tại https://moit.gov.vn/tin-tuc/bo-cong-thuong-voi-doanh-nghiep/thay-gi-tu-70.209-doanh-nghiep-rut-lui-khoi-thi-truong.html.
  2. Công an Nhân dân (2021), Ảnh hưởng từ dịch COVID-19: Doanh nghiệp vận tải chật vật duy trì hoạt động. Truy cập tại http://cand.com.vn/Xa-hoi/Anh-huong-tu-dich-COVID-19-Doanh-nghiep-van-tai-chat-vat-duy-tri-hoat-dong-632447/.
  3. Tổng cục Thống kê (2021), Du lịch năm 2020 lao đao vì Covid-19. Truy cập tại https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/du-lich-nam-2020-lao-dao-vi-covid-19/.
  4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Khủng hoảng ngành Hàng không trong cơn bão dịch. Truy cập tại https://dangcongsan.vn/phong-chong-dich-covid-19/khung-hoang-nganh-hang-khong-trong-con-bao-dich-584195.html.
  5. Thông tấn xã Việt Nam (2020), Tháng 2/2020, CPI giảm 0,17%, Truy cập tại https://infographics.vn/thang-2-2020-cpi-giam-017/15393.vna.
  6. Thông tấn xã Việt Nam (2020), Quý I năm 2020: Kim ngạch xuất khẩu nhiều nông sản chính giảm. Truy cập tại https://infographics.vn/quy-i-nam-2020-kim-ngach-xuat-khau-nhieu-nong-san-chinh-giam/15723.vna.
  7. Barry Smit, Johanna Wandel (2006), Adaptation, adaptive capacity and vulnerability, truy cập tại https://www.uio.no/studier/emner/annet/sum/SUM4015/h08/Smit.pdf.